Nguyễn nhân trí là ai

Phân tích vị trí, vai trò học thuyết đức trị

  • 1. Thuyết nhân trị
  • 2. Cách hiểu "Lễ" và "nhân"
  • 3. Vai trò của lễ nhân trị
  • 4. "Pháp trị" và "nhân trị"
  • 5. Vai trò của "nhân trị" và "pháp trị"

1. Thuyết nhân trị

Thuyết nhân trị là học thuyết chủ trương dùng đức nhân để trị quốc.

Nhân trị là quan niệm đạo đức - chính trị của Nho giáo, chủ trương việc trị quốc căn bản phải dựa vào đức nhân của người cầm quyền mà không phải dựa vào pháp luật như phái pháp gia chủ trương để cai trị xã hội. Xét về mặt đó, nhân trị và đức trị có nội hàm tương tự.

Nhân là gốc, là điểm trung tâm trong quan điểm chính trị của đạo Khổng mà chính trị lại là lĩnh vực đời sống xã hội mà Khổng Tử và các môn sinh của ông quan tâm nhất vì nho gia tu thân, chính tâm, thành ý là để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ và điều đó đối với nho gia là như làm việc nghĩa, làm một cách “vô dật - không biết mệt, không biết nghỉ và trong hành đạo, thực hành chính trị, điều cốt lõi đối với Khổng Tử, đối với nho gia là thực hành điều nhân: Yêu người; cái gì mình không muốn thì không làm cho người khác [kỉ sỏ bất dục vật thư ư nhân]; cái gì mình muốn thì cũng làm cho người [mm TT muốn tự lập thì cũng giúp người tự lập, mình muốn thành công thì cũng giúp người thành công].

Đức nhân cần cho mọi người nhưng người thường thì chỉ giúp được một số người, còn người cầm quyền, nhất là vua chúa thì có thể giúp cho nhiều người, cho cả một địa phương, có khi cả một nước, một quốc gia. Cho nên nhân phải là đức căn bản của người cầm quyền và chức vụ người ấy càng cao, phạm vi trách nhiệm càng lớn thì đức nhân phải càng lớn.

2. Cách hiểu "Lễ" và "nhân"

Thực hành nhân phải theo lễ. Lễ được hiểu là những quy phạm đạo đức lễ nghi được xác lập có hệ thống và khá chỉ tiết, cụ thể nhằm duy trì, ổn định các mối quan hệ giữa các đẳng cấp, thành phần dân cư trong xã hội đương thời.

Lễ có giá trị như một phương thức thực hành nhân, đi tới được với nhân. Khổng Tử trong lần trả lời một học trò của mình, đã giải thích: "Ghừm nén cá nhân mình để quay về với lễ đó là nhân. Hàng ngày ghìm nón cá nhân mình để quay về với lễ, cả thiên hạ sẽ noi gương mà quay về với điều nhân.

Thực hành điều nhân là do mình chứ phải đâu do người khác”.

Lễ giúp người ta đạt tới điều nhân và nhân chính là nội dung của lễ. Trong tinh thần đó, có lần Khổng Tử đã nói: "Người mà không có đức nhân thì thực hành lễ sao được”, đồng thời, ông cũng nói “Không đúng lễ thì đừng nhìn, không đúng lễ thì đừng nghe, không đúng lễ thì đứng nói, không đúng lễ thì đừng làm”. Như thế, nhân và lễ giáo gắn bó với nhau và đó cũng là chuẩn đích tối cao trên con đường hoàn thiện phẩm cách của một nho sĩ - quân tử.

Trong thực hành lễ, Khổng Tử chủ trương phải "chính danh" và đây được Khổng Tử xem là một quy tắc chính của ông và nó được mọi người thừa nhận là một phát triển lớn của Khổng Tử - Thuyết chính danh: làm cho danh phù hợp với thực, làm việc gì cũng phải đúng danh xưng, danh phận, khiến cho danh và thực phù hợp với nhau và được khái quát bằng công thức: “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử' - vua phải ra vua, đã là vua thì giữ đúng đạo vua; quan phải ra quan, đã là quan thì phải giữ đúng đạo làm quan; cha phải ra cha; con phải ra con; cũng vậy, cần tuân thủ chính danh để duy trì trật tự thống trị.

Thuyết nhân trị khi được giải mã, cùng với đức nhân, chính danh, lễ giáo còn bao hàm nội dung: "nặng đức, nhẹ hinh”, thượng hiền, thân nhân. Có lần Khổng Tử lưu ý: “cai trị dân bằng chính lệnh, đưa dân vào khuôn phép bằng hình phạt, khiến dân sợ mà tránh điều tội lỗi nhưng trỏ nên vô sỉ. Dắt dẫn dân bằng đức độ, đưa dân vào khuôn phép bằng lễ, người dân sẽ biết xấu hổ mà không làm bậy và lại có chí hướng vươn lên đến chỗ hoàn thiện”. Về mặt dùng người, bên cạnh truyền thống thân thân [thân yêu, tin cẩn, trọng dụng người có quan hệ huyết thống, cùng dòng họ], Khổng Tử chủ trương tôn hiển [tôn trọng người có đức độ], nhiệm năng [giao nhiệm vụ cho người có đầy đủ khả năng], cử trực [tiến cử, cất nhắc người ngay thẳng] và điều rất cơ bản thuộc nội dung thuyết nhân trị là kẻ cầm quyền phải biết làm cho dân đông lên, làm cho dân trở nên giàu có và giáo hóa được họ.

Trong thực tế lịch sử các nước, ở một chừng mực nhất định, vào những thời điểm nhất định, thuyết nhân trị cùng với chính danh, đức trị, lễ giáo, cử trực, tôn hiền, nhiệm năng của Khổng Tử giúp tạo được một môi trường tâm lí xã hội và một định hướng chính trị cho những lực lượng xã hội tiến bộ tiến hành các cuộc vận động ở những quy mô thích hợp đấu tranh vì những cải cách, thay đối, cải thiện được tình trạng bế tắc của một xã hội đã lâm vào tình trạng khủng khoảng.

3. Vai trò của lễ nhân trị

Xét về ý nghĩa lịch sử, thuyết nhân trị trong kho tàng trí tuệ của loài người, có rất nhiều hạt nhân duy. lí có thể khai thác, phát huy.

Nhân trị, như vậy, vắn tắt có thể nói là học thuyết về vai trò của con người trong trị quốc, quản lí xã hội.

Để quản lí, điều hành một xã hội được tốt, đưa đến hưng thịnh, rất cần đến con người nhưng không phải là con người bất kì, không tính đến phẩm chất, đức hạnh của họ mà phải là con người có lòng nhân; đức, nhân như là một phẩm hạnh không thể thiếu được [“nhân" là một từ gốc Hán và trong vốn từ vựng tiếng Hán, ít nhất có hai từ “nhân”: nhân là người, loài người và “nhân" là lòng thương người, thân yêu [theo Đào Duy Anh trong Hán - Việt từ điển], tức đều là “nhân” cả nhưng nghĩa khác nhau, tuy có quan hệ khăng khít với nhau và “nhân" trong thuyết đức trị là lòng thương người, đức nhân ở con người, chứ không phải bản thân con người. Và lòng thương người, đức nhân đó có nhân tố khách quan như là sản phẩm của sự giáo dục, ảnh hưởng của môi trường xã hội, nhưng nhân tố chủ quan ở đây có vai trò rất lớn đưa đến sự khác nhau rất lớn ở tính cách, phẩm hạnh; đức nhân ở những người cùng thời có khi rất khác nhau và. quyền lực không phải bao giờ cũng tìm đúng người có đức nhân lớn nhất để trao, đó là chưa nói đến trường hợp quyền lực ngẫu nhiên hoặc hoàn toàn theo đúng quy trình rơi vào tay những kẻ không có nhân, người vô nhân đạo, ranh ma, quỷ quái.

Vì vậy, xã hội nào cũng vậy, dù kẻ cầm quyền là ai, là người có nhân hay là không có nhân hoặc chỉ có ở mức tầm thường thì nhà nước vẫn phải ban hành những quy định, chế độ, thể lệ... làm chuẩn mực, khuôn khổ có tính đo lường để phân xét, đánh giá hành ví thực hành quyền lực của người cầm quyền và trong các xã hội dân chủ lại càng phải làm như vậy. Thực tế cuộc sống vẫn nhắc bảo phải kết hợp pháp luật với đạo đức và đó mới là phương thức tối ưu trong trị quốc, an dân.

4. "Pháp trị" và "nhân trị"

“Pháp trị” hay “Nhân trị” là những khái niệm thường được các nhà nghiên cứu, luật gia, chính trị gia.

Dù là Pháp trị hay Nhân trị thì đó cũng chỉ là phương thức quản trị xã hội, ngôn ngữ thông dụng ngày xưa là “cai trị”.

Có những sự khác biệt giữa các quốc gia, các thể chế chính trị trong việc vận hành Pháp trị theo một trong hai khuynh hướng.

Một số quốc gia coi Pháp trị là “Cai trị bằng pháp luật” [Rule by law], theo đó pháp luật được xem là công cụ cai trị [quản lý] xã hội [của giới cầm quyền] thông qua nhà nước.

Nhà nước - mà cụ thể là giới lãnh đạo - trong trường hợp này thường đứng trên pháp luật.

Một số khác coi Pháp trị là sự “Cai trị của pháp luật” [Rule of law], trong trường hợp này pháp luật là tối thượng, không ai có quyền đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước.

Khi pháp luật “cai trị” đất nước thì mọi cá nhân và tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật, các cá nhân, các tổ chức chính trị, xã hội và chính quyền phạm pháp đều bị pháp luật trừng trị.

Khác biệt giữa “dụng pháp trị” và “pháp trị” thật quan trọng. Sống dưới “dụng pháp trị,” luật pháp là một công cụ của chính quyền, và nhà cầm quyền ở trên pháp luật. Trái hẳn lại, sống dưới “pháp trị,” không một ai vượt qua luật pháp, kể cả chính quyền. Cốt lõi của “pháp trị” là một cơ chế luật pháp độc lập. Theo pháp trị, quyền hạn của luật pháp không lệ thuộc quá nhiều vào tính chất phương tiện của luật, mà vào mức độ độc lập của luật, tức là tùy vào mức độ khác biệt và biệt lập giữa pháp luật với những cơ cấu tiêu chuẩn khác như chính trị và tôn giáo. Là một trật tự luật pháp độc lập, pháp trị có ít nhất ba ý nghĩa. Thứ nhất, pháp trị là công cụ điều chỉnh quyền lực của chính phủ. Thứ hai, pháp trị là sự bình đẳng trước pháp luật. Thứ ba, pháp trị là thẩm quyền tài phán phải tuân theo thủ tục tố tụng đã được ấn định trước. Chúng ta sẽ bàn về từng ý nghĩa này của pháp trị.

Song hành và đối lập với “Pháp trị” là “Nhân trị” [Rule of person].

Cũng có hai cách vận hành Nhân trị để quản lý xã hội dựa vào cách lý giải chữ “Nhân” trong Nhân trị.

Một phía cho rằng “Nhân” là nhân đức, nhân từ, nhân đạo, “Nhân trị” là lấy nhân đức để cai trị dân chúng.

Phía còn lại cho rằng “Nhân” là người, “Nhân trị” được hiểu là sự cai trị [quản lý] xã hội bởi con người, cách hiểu này được các học giả phương tây nói đến nhiều.

Nhân trị theo hướng thứ hai, nếu một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ nắm toàn quyền quản lý thì sự cai trị được xem là “độc quyền thiểu số”, ngược lại là “độc quyền đa số”. Một trong những “xuất hiện” của “độc quyền đa số” được gọi là “làm chủ tập thể”.

Khái niệm “xuất hiện” được dùng trong một số ngành khoa học tự nhiên, mỗi “xuất hiện” được nhận dạng sẽ giúp con người nhận biết được sự tồn tại của một tập hợp [các phần tử] qua các đặc trưng của “xuất hiện” đó.

Chẳng hạn một “xuất hiện” sếu đầu đỏ tại một địa danh giúp người ta nhận biết có một loài chim [tập hợp chim] đã được đặt tên là “Sếu đầu đỏ” và là loài nằm trong “sách đỏ”.

5. Vai trò của "nhân trị" và "pháp trị"

Thứ nhất,nhân trị sẽ tạo ra sự thoả mãn, sự hài lòng trong công việc thúc đẩy công việc phát triển. Chính sách nhân sự hướng tới nhân trị sẽ bao gồm:

- Xây dựng chính sách đánh giá công việc theo mục tiêu.

- Xây dựng lộ trình công danh [ Career path ]

- Xây dựng hệ thống tiêu chí và tuyển trọn cán bộ nguồn

- Xây dựng lộ trình đào tạo [ training roadmap ]

...

Thứ hai, pháp trị sẽ tạo ra sự không bất mãn của nhân viên trong công việc tại một tổ chức và sẽ duy trì công việc hiệu quả. Các công việc hướng tới pháp trị bao gồm:

- Xây dựng các chế độ, chính sách.

- Chấm công.

- Nội quy quy chế.

- Lương bổng và các khoản thù lao công bằng...

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề