Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên còn sông nào

Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc.[1]

Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, phát điện tổ máy số 1 ngày 30/4/1988 và khánh thành 1991.

Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh.

Hồ thủy điện Trị An là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường [HBT] 62 m, mực nước chết [HC] 50 m, mực nước gia cường 63,9 m.

Lưu lượng chạy máy ở công suất định mức là 880 m3/s, tương ứng 220 m3/s cho mỗi tổ máy, cột nước tinh là 53m. Nhà máy thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 4 tổ × 100 MW = 400 MW, sản lượng điện hằng năm 1,76 tỉ kWh.

Lưu lượng nước xả lũ qua đập tràn cao nhất theo thiết kế là 18.450 m3/s.

Tuyến áp lực chính gồm đập ngăn sông và đập tràn. Đập ngăn sông được đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Đập tràn xả lũ dài 150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m với 8 cửa van cung được đóng mở bằng cẩu chân dê 2×125 tấn.

Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng 2,76 tỉ m3, dung tích hữu ích là 2,54 tỉ m3, dung tích chết 0,218.109 m3.

Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ.

Vai trò của hồ thủy điện Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai.

Những câu hỏi liên quan

Trường ca chinh phục sông Đà Sông Đà bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào nước ta qua huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Do chảy trên vùng núi cao, có độ dốc lớn của miền Tây Bắc, nên Sông Đà được xếp vào loại “sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương” với trữ năng thủy điện dồi dào. Con người đã viết lên bản trường ca chinh phục sông Đà và ba nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu. Công trình huyền thoại Thủy điện Hòa Bình được hoàn thành 20-12-1994 sau 10 năm thiết kế, 15 năm xây dựng. Tham gia công trình có gần 40.000 cán bộ, kĩ sư, công nhân lao động, trong đó có gần 900 chuyên gia Liên Xô. Thủy điện Sơn La-bậc thang thứ hai trên dòng sông Đà, là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La [Sơn La]. Công trình này thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ làm thủy điện Việt Nam. Thủy điện Lai Châu đặt tại xã Nậm Hàng [Mường Tè, Lai Châu], là bậc thang cao nhất và cũng là nốt nhạc cuối cùng của bạn trường ca chinh phục sông Đà. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Một chuyên gia người Nga sau nhiều năm gắn bó với dòng sông Đà đã chia sẻ rằng ông bị ba công trình thủy điện trên dòng sông Đà “mê hoặc” vì chúng như ba nốt nhạc kỳ diệu đã và đang tiếp tục được viết nên bởi những người làm điện Việt Nam. [Theo Ngọc Loan]

a] Vì sao con người lại xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Đà? ……………………………………………………………………………

b] Công trình thủy điện nào là công trình được xây dựng đầu tiên? ………………………………………………………………………………………………………..

c] Em có suy nghĩ gì về khả năng chinh phục thiên nhiên của con người được thể hiện qua việc xây dựng những công trình thủy điện vĩ đại? ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

1] Trước đây đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim, Đrây H'ling trên sông Xrê Pôk.

3] Theo thời gian các bậc thang thuỷ điện sẽ hình thành trên các hệ thống sông của Tây Nguyên.

4] Một hệ thống các nhà máy thuỷ điện sẽ làm cho bộ mặt của Tây Nguyên khởi sắc, kinh tế có điều kiện phát triển nhanh

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Nhà máy thủy điện Tam Hiệp lớn nhất Trung Quốc hiện nay được xây dựng trên sông nào?

A. Sông Trường Giang.

B. Sông Hoàng Hà.

C. Sông Tây Giang.

D. Sông Liên Hà.

Căn cứ vào AtLat trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông nào?

A. Sông Chảy.

B. Sông Đà.

C. Sông Lô.

D. Sông Hồng.

A. sông Hồng, sông Chảy, sông Lô.          

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Dòng chảy của sông Đồng Nai tại thác Trị An trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu được chặn dòng bắt đầu hình thành nên hồ Trị An vào thập niên 80 của thế kỷ XX. Đây là một định hướng phát triển thủy điện của Việt Nam để có một nhà máy thuỷ điện Trị An lớn nhất, cung cấp điện cho miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Công trình thuỷ điện Trị An được khởi công ngày 22 tháng 2 năm 1982.

Đập ngăn hồ Trị  An được xây dựng bằng đá hỗn hợp, có chiều dài 420 m, chiều cao 40 m, đỉnh đập rộng 10 m. Phần đập tràn chịu lực bằng bê tông dài 150 m, có 8 khoang tràn với mỗi khoang rộng 15 m và 08 cửa van được đóng mở bằng cần cẩu chân đế tải trọng 2 x125 tấn. Bên cạnh đó có đập Suối Rộp dài 2.750 m, cao 45 m và hệ thống đập đất phụ có chiều dài tổng cộng 6.263 m. 10 giờ ngày 12-01-1987, hàng vạn người trên công trường chứng kiến giờ phút ngăn sông Đồng Nai hàng ngàn mét khối đá hộc, bê tông.  

Tham gia xây dựng thuỷ điện Trị An có hàng triệu lượt người ở miền Nam được huy động, tham gia trên một công trình rộng lớn kéo dài nhiều năm. Công trình thuỷ điện Trị An mang tầm vóc quốc tế  và thắm đượm tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô. Một đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư luôn bám trụ, kiên trì và đem công sức, tài trí của mình cùng đội ngũ kỹ sư, lao động người Việt Nam hoàn thành công trình. Sau 7 năm 8 tháng 10 ngày, 4 tổ máy của của nhà máy này đã hoà vào điện lưới quốc gia ngày 31 tháng 10 năm 1989. Công trình thuỷ điện Trị An vừa sản xuất điện năng của miền Nam vừa làm thực hiện chức năng thủy nông cho vùng miền Đông Nam Bộ.

          Hồ Trị An được hình thành do việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, một trong những hạng mục chính của công trình thuỷ điện Trị An. Hồ Trị An trở thành nguồn tài nguyên về nhiều mặt, được khai thác phục vụ cho đời sống của người dân miền Nam. Hiện nay, với diện tích mặt nước hồ 323 km2, hồ Trị An có gần 40 đảo lớn nhỏ.

Công suất tổng cộng của 4 tổ máy thuỷ điện Trị An là 400MW. Trung bình hàng năm nhà máy cung cấp cho các tỉnh thành phía Nam 1.760x106kw/h điện, đứng thứ hai trong cả nước, chỉ sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ở miền Bắc [công suất 1.920MW, sản lượng điện hàng năm 8.448 x 106kw/h]. Công suất của nhà máy thuỷ điện Trị An còn được phát huy cao hơn vào những năm nước lớn, sản lượng điện có thể lên tới 2.290 x 106kw/h.

Công trình thuỷ điện Trị An được xây dựng trong 7 năm và hoàn thành vào năm 1991. Các mốc thời gian chính xây dựng công trình thủy điện Trị An:

Ngày 22-02-1982, khởi công các công trình phụ trợ.

Ngày 24-04-1984, khởi công các hạng mục công trình chính.

Ngày 28-04-1985, đổ khối bê tông đầu tiên ở đập tràn.

Ngày 12-01-1987, ngăn sông Đồng Nai.

Ngày 01-01-1988, tiến hành chạy thử không tải tổ máy.

Ngày 07-11-1988, tiến hành chạy thử không tải tổ máy 2.

Ngày 07-04-1989, tiến hành chạy thử không tải tổ máy 4.

Ngày 05-09-1989, tiến hành chạy thử không tải tổ máy 4.

Ngày 31-10-1989, các tổ máy hòa lưới điện quốc gia

Công trình thuỷ điện Trị An bảo đảm cung cấp điện cho các tỉnh thành phía Nam, cung cấp nước canh tác cho các tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và một phần của thành phố Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề