Nhà nước Việt Nam ra đời khi nào

Mục lục bài viết

  • 1.Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước
  • 2. Nguồn gốc nhà nước
  • 2.1. Chế độ cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc – bộ lạc và quyền lực xã hội
  • 2.2. Sự tan rã của công xã nguyên thuỷ và sự xuất hiện nhà nước
  • 3. Bản chất nhà nước
  • 3.1. Tính giai cấp của nhà nước
  • 3.2. Tính xã hội của nhà nước

1.Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước

Thời kỳ cổ, trung đại có hai học thuyết tiêu biểu là Thuyết Thần quyền và Thuyết Gia trưởng. Thuyết Thần quyền cho rằng Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, sáng tạo ra nhà nước. Trong thuyết Thần quyền được chia thành ba phái đó là phái Quân chủ [phái Quân chủ cho rằng Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho một ông vua], phái Giáo quyền [phái này cho rằng Thượng đế trao quyền cho Giáo hội và Giáo hoàng chỉ giữ lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thống trị về thể xác thì trao cho nhà vua] và phái Dân quyền [phái này cho rằng Thượng đế trao quyền cho nhân dân và nhân dân uỷ thác cho nhà vua, chấp nhận phục tùng nhà vua nhưng nhà vua phải cai trị một cách công bằng nếu không sẽ bị nhân dân lật đổ và thay thế bằng một ông vua khác]. Thuyết Gia trưởng cho rằng nhà nước là kết quả của gia đình phát triển, quyền lực nhà nước giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình

Đến khoảng thế kỷ XVI, XVII, XVIII xuất hiện hàng loạt quan niệm mới về nguồn gốc nhà nước mà điển hình là thuyết Khế ước xã hội cho rằng nhà nước ra đời là sản phẩm của một khế ước được kí kết giữa mọi người. Ngoài ra thời kỳ này còn có các quan niệm khác như thuyết Bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc chiến thắng để nô dịch thị tộc chiến bại, thuyết Tâm lý cho rằng con người có nhu cầu phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ… Thuyết Nhà nước siêu trái đất cho rằng đây là sự du nhập của nền văn minh ngoài trái đất…

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhà nước và pháp luật không phải là những hiện tượng vĩnh cữu, bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Chúng luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điêù kiện khách quan cho sự tồn taị và phát triển của chúng không còn nữa.Nhà nước xuất hiệnmột cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.Nhà nước chỉ xuất hiệnkhi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

2. Nguồn gốc nhà nước

2.1. Chế độ cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc – bộ lạc và quyền lực xã hội

Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên của xã hội loài người, trong đó không tồn tại giai cấp và nhà nước

>> Xem thêm: Phân tích bản chất, đặc trưng, chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam

Bầy người nguyên thuỷ là hình thức tập hợp đầu tiên, tự nhiên và hết sức đơn giản của con người

Trải qua hàng triệu năm sống thành bầy, con người nguyên thuỷ bước vào giai đoạn xã hội có tổ chức cao hơn là giai đoạn công xã nguyên thuỷ. Đơn vị tế bào của công xã nguyên thuỷ là tổ chức thị tộc gồm những người cùng huyết thống. Các thị tộc có quan hệ hôn nhân tạo thành các bào tộc. Nhiều bào tộc có quan hệ kinh tế - địa vực hợp thành bộ lạc. Vì vậy, tổ chức thị tộc – bộ lạc là hình thái biểu hiện cơ bản của công xã nguyên thuỷ

Nền tảng vật chất của công xã nguyên thuỷ là lao động sản xuất tập thể và quyền sở hữu chung đối với tài sản của thị tộc. Nguyên tắc phân phối bình quân là nguyên tắc đặc trưng của thị tộc. Trong thị tộc có sự phân công lao động nhưng đó là sự phân công tự nhiên để thực hiện các loại công việc cho thích hợp chứ không xuất phát từ địa vị khác nhau của con người

Để tổ chức và điều hành hoạt động xã hội, thị tộc cũng cần đến quyền lực và một hệ thống quản lý thực hiện quyền lực đó là: Hội đồng thị tộc [bao gồm tất cả những thành viên đã trưởng thành của thị tộc, có quyền bàn bạc dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng], Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự [là những người đứng đầu thị tộc do hội nghị toàn thể thị tộc bầu ra. Họ không có đặc quyền riêng và họ điều hành công việc của thị tộc theo quyết nghị của Hội đồng thị tộc và sự điều hành của họ không dựa trên một cơ quan cưỡng chế nào mà dựa trên uy tín của họ đối với cộng đồng]

Như vậy, trong xã hội thị tộc – bộ lạc đã xuất hiện quyền lực xã hội với những đặc điểm là: không tách rời khỏi xã hội; phục vụ lợi ích của cả cộng đồng và không có bộ máy cưỡng chế.

2.2. Sự tan rã của công xã nguyên thuỷ và sự xuất hiện nhà nước

Công cụ lao động mới [kim loại thay thế gỗ, đá] xuất hiện làm tăng năng xuất lao động và xuất hiện sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá [3 lần phân công lao động lớn đó là chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; thủ công nghiệp tách khỏi công nghiệp; buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện]. Điều này đã dẫn đến quá trình phân hoá tài sản và xuất hiện chế độ tư hữuCác con đường hình thành chế độ tư hữu: những người có địa vị trong cộng đồng thị tộc – bộ lạc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ… lợi dụng ưu thế của mình chiếm đoạt sản phẩm dư thừa của tập thể; Do chiến tranh giữa các bộ lạc khiến cho lượng của cải và tù binh rơi vào tay bộ lạc chiến thắng; Do lao động sản xuất, các gia đình nhỏ tách khỏi gia đình phụ hệ lớn và trở thành một đơn vị kinh tế độc lập tự tích luỹ tài sản qua các thế hệ

Công xã nông thôn xuất hiện thay thế cho công xã nguyên thuỷ đang dần dần tan rã. Quá trình chuyển cư mạnh mẽ do những hoạt động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp… đã xuất hiện những công xã láng giềng và xã hội hình thành những tập đoàn người có địa vị kinh tế – xã hội khác hẳn nhau: tập đoàn thứ nhất bao gồm các quý tộc thị tộc – bộ lạc, các tăng lữ, thương nhân giàu có và một số ít thợ thủ công, nông dân tích luỹ được nhiều của cải. Họ không đông về số lượng nhưng nắm giữ phần lớn tài sản của xã hội. Đó là giai cấp chủ nô; tập đoàn thứ hai bao gồm đông đảo nông dân và thợ thủ công. Họ có chút ít tài sản và luôn bị chèn ép, chịu sự chi phối của tập đoàn thứ nhất. Đó là giai cấp bình dân; Tập đoàn thứ ba gồm các tù binh, người phạm tội, người bị phá sản. Họ không có tài sản và quyền tự do, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ sở hữu họ. Đó là giai cấp nô lệ.

Sự hình thành các giai cấp trên đòi hỏi xuất hiện một thứ quyền lực công cộng đặc biệt không còn hoà nhập với xã hội mà chỉ thuộc về giai cấp thống trị. Đó chính là nhà nước

>> Xem thêm: Bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan từ sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ. Tiền đề kinh tế cho sự ra đời của nhà nước là chế độ tư hữu tài sản. Tiền đề xã hội cho sự ra đời của nhà nước là sự phân chia xã hội thành các giai cấp.

Ph.Ăngghen đưa ra ba hình thức cơ bản và điển hình của sự xuất hiện nhà nước ở Châu u như sau: Nhà nước Aten ra đời từ sự phát triển và đối lập giai cấp nội bộ xã hội thị tộc; nhà nước Giecmanh ra đời do chiến thắng của người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại và nhà nước Rôma ra đời do tác động thúc đẩy của cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống lại giới quý tộc

Các nhà nước phương Đông ra đời sớm hơn cả về thời gian và mức độ chín muồi của các điều kiện kinh tế – xã hội do những yêu cầu thường trực về tự vệ và bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng

3. Bản chất nhà nước

Bản chất nhà nước là một thể thống nhất bao gồm hai phương diện: giai cấp và xã hội.

3.1. Tính giai cấp của nhà nước

Nhà nướclà bộ máy chuyên chínhgiai cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trịcủa giai cấpthống trị haycủaquyền lực cầm quyền trongxã hội về các mặt kinh tế, chính trị và sự tác động về tư tưởng.

>> Xem thêm: Nguồn gốc của nhà nước là gì ? Nguyên nhân, điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước ?

Ngay từ khi ra đời, nhà nước đã thể hiện là công cụ bảo vệ quyền lợi chủ yếu cho giai cấp thống trị xã hội mặc dù sự xuất hiện của nhà nước còn là do nhu cầu thiết lập ổn định, trật tự của xã hội.

Tính giai cấp nhà nước được thể hiện: nhà nước đó do giai cấp nào tổ chức thành, quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp nào; bảo vệ lợi ích của giai cấp nào là chủ yếu. Tính chất giai cấp của nhà nước quy định nội dung hoạt động của nhà nước.

Sự thống trị của giai cấp được thể hiện trên ba mặt: thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng.

Phụ thuộc vào những yếu tố khách quan và chủ quan, mức độ thể hiện, thực hiện tính giai cấp không hoàn toàn như nhau. Các yếu tố này bao gồm: tương quan lực lượng giai cấp, lực lượng xã hội, bối cảnh quốc tế, truyền thống, phong tục, tâm lý dân tộc, hoàn cảnh lịch sử, quan điểm chính trị, đạo đức của nhà cầm quyền, ý thức giác ngộ của nhân dân…

3.2. Tính xã hội của nhà nước

Tính xã hội của nhà nước được thể hiện, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước còn phải quan tâm đến việc bảo đảm, bảo vệ, giải quyết lợi ích ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội và các vấn đề chung của toàn xã hội

tính xã hội là một thuộc tính tất yếu khách quan của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước sẽ không tồn tại được nếu không quan tâm đến quyền lợi của giai tầng khác, không giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh

Mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội không hoàn toàn giống nhau ở các nhà nước và ngay cả trong một nhà nước nhưng vào những giai đoạn lịch sử khác nhau do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội, bối cảnh quốc tế, trình độ nhận thức và quan điểm đạo đức chính trị của nhà cầm quyền, trình độ và nhu cầu của các cá nhân, xã hội… Theo quy luật chung, tính xã hội, tính nhân loại của các nhà nước ngày càng được thể hiện rõ cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống hiện đại.

>> Xem thêm: Dịch vụ là gì ? Bản chất và đặc điểm chung về dịch vụ

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến:1900.6162để được giải đáp thêm.

Công ty luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề