Tiểu luận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ rất đáng lạc quan theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó thì các quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng nhà nước [NHNN] và giữa các tổ chức tín dụng với người đi vay ngày càng trở nên cấp thiết bởi sự đa dạng và phức tạp của nó. Các quan hệ này không chỉ mang tính cấp thiết giữa các tổ chức tính dụng trong nước mà nó còn mở rộng tới các tổ chức tín dụng nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế. Chính vì vậy việc cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng để giữ chân khách hàng là không thể tránh khỏi và cần phải được quan tâm kịp thời để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các Tổ chức tín dụng dẫn đến rủi ro của các Tổ chức tín dụng. Do đó với vị trí độc tôn trong hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần phải tiến hành những hoạt động thanh tra, giám sát nhằm kịp thời cứu cánh cho các Tổ chức tín dụng có nguy cơ đổ vở [ phá sản], mặt khác kịp thời xử lý các Tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN ngày càng có những bước phát triển mới và bước đầu khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHNN. Thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật, tài liệu chuyên ngành luật điều chỉ ngày một hoàn thiện để đáp ứng hoạt động thực tiễn. Luật NHNN Việt Nam 1997 ra đời đã đánh dấu bước phát triển trong hệ thống pháp Luật NHNN, là tiền đề để phát triển cơ chế Thanh tra, giám sát trong hoạt động Ngân hàng. Cho đến nay khi Luật NHNN Việt Nam 2010 đã được Quốc Hội thông qua ngày 29/06/2010 đã đánh dấu qúa trình hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động Thanh tra, giám sát trong hệ thống NHNN. Bên cạnh đó Luật thanh tra 2010 được ban hành thay thế Luật thanh tra 2004 cũng đã góp một phần nào đó trong hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. Tuy nhiên Luật NHNN 2010 khi nói đến vấn đề Thanh tra, giám sát chủ yếu điều chỉ các quan hệ pháp luật về nội dung còn về luật hình thức không được đề cập mà chủ yếu viện dẫn đến các văn bản pháp luật khác đây là một khó khăn trong việc xử lý vi phạm khi Thanh tra, giám sát phát hiện ra hành vi vi phạm. Thực tế thời gian qua cơ sở pháp lý quy định về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN còn hạn chế, các quy định của pháp luật về Thanh tra, giám sát của NHNN thiếu đồng bộ. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể trong hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN mà ở đây là cơ quan Thanh tra, giám sát có như thế mới tạo được tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHNN. Bên cạnh đó việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN hiện nay là một yêu cầu chính đáng nhằm mục đích nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. Xuất phát từ lý do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Niên luận đề cấp đến những nét chính về chức năng, nhiệm vụ của NHNN, Thanh tra NHNN và những quy định của pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. Thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật Thanh tra, giám sát NHNN. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có mục đích tìm hiểu về pháp luật hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN và tìm hiểu thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. 3. Phương pháp nghiên cứu. Niên luận sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, Phương pháp tổng hợp, phân tích để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực Thanh tra, giám sát NHNN; và phương pháp so sánh thống kê để vừa đối chiếu các quy định của pháp luật vừa thu thập dử liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày trong niên luận. 4. Cơ cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục chính của bài niên luận bao gồm 2 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. - Chương II: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện đối với Thanh tra, giám sát của NHNN.

Tiểu luận Pháp luật ngân hàng về Mô hình hoạt động Ngân Hàng

Download Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Môn Học Tiểu luận Pháp Luật Ngân Hàng Đánh Giá Mô Hình Và Hoạt Động Ngân Hàng Trung Ương Trên Thế Giới  Và Liên Hệ Với Việt Nam Theo Luật Ngân Hàng Nhà Nước Năm 2010

Nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn về viết bài tiểu luận có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận, chát qua zalo bài làm chất lượng cao nhé.

Lời mở đầu Tiểu luận Pháp luật ngân hàng về Mô hình hoạt động Ngân Hàng

Hiện nay trên thế giới Ngân hàng chiếm vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt là Ngân hàng trung ương, bởi vì trên cơ sở đánh giá của các nhà khoa học, quản lý nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì có thể coi Ngân hàng trung ương là trái tim của nền kinh tế. Như vậy, để có thể hiểu được Ngân hàng trung ương có tầm quan trọng như thế nào trong nền kinh tế; một nền kinh tế có thể phát triển lành mạnh khi và chỉ khi có một Ngân hàng trung ương hoàn chỉnh, đảm bảo chức năng điều tiết và thực hiện tốt hệ thống tiền tệ. Ngược lại, nếu Ngân hàng trung ương gặp khó khăn hay trục trặc trong điều tiết quá trình hoạt động chức năng của ngân hàng thì cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả nền kinh tế đất nước. Tiểu luận Pháp Luật Ngân Hàng

Chính vì vậy, việc đánh giá đúng, đầy đủ và chính xác về các mô hình và hoạt động của ngân hàng trung ương là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới. Điều đó đặt ra những thách thức và cơ hội khác nhau cho chính mỗi nước trong việc đưa ra những chính sách đúng đắn nhằm từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống ngân hàng trung ương. Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, căn cứ vào tình hình lịch sử hình thành cũng như nền văn hóa riêng, hay tiến trình phát triển của dân tộc mà mỗi nước xây dựng và tổ chức hoạt động một hệ thống ngân hàng trung ương khác nhau. Nhưng nhìn chung ngân hàng trung ương của các nước đều có nhiệm vụ chung trong việc phát hành tiền, là cơ quan xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời là tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ.

XEM THÊM===> Đề tài Pháp Luật Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại

XEM THÊM===> [Mẹo Hay] Cách làm báo cáo thực tập ngành Luật Điểm Cao

XEM THÊM===> Trọn bộ 984 Đề tài Tiểu Luận Ngành Luật [Khoa Luật] từ A-Z

Trên cơ sở đó các nước trên thế giới cũng có những quan điểm khác nhau trong quá trình xây dựng mô hình và đưa ra chính sách hoạt động đối với ngân hàng trung ương. Trên thế giới từng tồn tại ba mô hình đó là mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc quốc hội, mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ và mô hình Ngân hàng Trung ương thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các mô hình trên đã thể hiện những ưu điểm vượt trội, có tác dụng trong việc phát huy hiệu quả, mang lại ý nghĩa và giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế riêng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được các mô hình này cũng có những hạn chế nhất định, những nhược điểm này ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như cơ cấu ngân hàng của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, với mong muốn phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, cũng như làm rõ những khó khăn, hạn chế trong xây dựng, hoạt động của các mô hình ngân hàng trung ương trên thế giới, qua đó liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam từ pháp luật ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do nêu trên, em chọn đề tài: “Đánh giá mô hình và hoạt động ngân hàng trung ương trên thế giới và liên hệ với Việt Nam theo Luật ngân hàng Nhà nước năm 2010” làm tiểu luận kết thúc môn học pháp luật ngân hàng của mình.

Nội dung Tiểu luận Pháp luật ngân hàng về Mô hình hoạt động Ngân Hàng

Đánh giá mô hình và hoạt động ngân hàng trung ương trên thế giới

Hiện nay, ở mỗi quốc gia khác nhau đều có hệ thống ngân hàng trung ương khác nhau về mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng điều kiện cũng như phù hợp với nền kinh tế của nước mình. Khi xem xét mô hình thì các nhà kinh tế thường xem xét nó dưới góc độ tính độc lập đối với chính phủ, trên cơ sở đó quỹ tiền tệ thế giới IMF nghiên cứu tính tự chủ của ngân hàng trung ương qua 4 cấp độ: Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động; Độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động; Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành và độc lập tự chủ hạn chế. Tiểu luận Pháp Luật Ngân Hàng

Trải qua quá trình phát triển trên thế giới đã từng tồn tại ba loại mô hình ngân hàng trung ương đó là ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ, Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ và Ngân hàng trung ương trực thuộc Bộ tài chính.

Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ

Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ là ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội, chịu sự quản lý trực tiếp của quốc hội, trong đó quan hệ giữa ngân hàng trung ương và chính phủ là mối quan hệ hợp tác. Mô hình này hình thành xuất phát từ quan điểm cho rằng mọi vấn đề quan trọng có ảnh hưởng và tác động đến đời sống của nhân dân phải do nghị viện hoặc quốc hội quyết định. Với quan điểm trên làm rõ sự cần thiết của việc độc lập giữa Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính của nhà nước, bởi vì nếu Ngân hàng trung ương phải phụ thuộc và chạy theo những chính sách mà Bộ Tài chính đưa ra thì chính sách tiền tệ của ngân hàng có thể sẽ được sử dụng trong việc phục vụ công tác hỗ trợ của chính phủ, với lý do đó cái giá mà ngân hàng nhà nước có thể gặp phải là tình trạng lạm phát và bất ổn nền kinh tế vĩ mô.

Mặt khác, vẫn còn mối lo ngại và nghi ngờ khi cho rằng chính phủ chịu nhiều áp lực, phải lo cho các lợi ích trước mắt, có tính ngắn hạn nên rất khó và không phải lúc nào cũng phân bổ nguồn lực một cách tối ưu. Nhưng ngược lại, khi ít chịu tác động từ các nhóm lợi ích chung Ngân hàng trung ương thường sẽ có cách thức, chính sách thận trọng để nhằm xây dựng và theo đuổi các mục tiêu dài hạn của mình. Ngoài ra, khi đứng độc lập thì Ngân hàng trung ương có đủ điều kiện và vị thế tốt hơn trong việc giải quyết tranh chấp nếu như có mâu thuẫn xảy ra giữa chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho tổng thể nền kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế nền lạm phát ở mức thấp nhất. Trên thế giới hiện nay tiêu biểu cho mô hình này đó chính là hệ thống dự trữ liên bang Hoa kỳ [FED] và Ngân hàng dự trữ Liên bang Đức trực thuộc Nghị viện; Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và gần đây là Ngân hàng trung ương Châu Âu [ECB].

Qua nghiên cứu có thể thấy rằng trong quá trình xây dựng và hoạt động mô hình Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ đã thể hiện được những kết quả ưu việt, có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở việc Ngân hàng trung ương được toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất của mình mà không bị áp lực hay ảnh hưởng bởi chính sách chi tiêu của Chính phủ hoặc những áp lực khác về chính trị. Tiểu luận Pháp Luật Ngân Hàng

Mặt khác, qua nghiên cứu cũng thấy rõ tính khả thi trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính, đồng thời tăng tính hiệu quả trong mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, không bị ràng buộc hay chịu sự chỉ đạo, can thiệp từ Chính phủ hoặc bất kỳ cơ quan nào khác nên Ngân hàng trung ương có quyền lựa chọn mục tiêu cho mình một cách cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Đồng thời thông qua mô hình này Ngân hàng trung ương có quyền quyết định trong việc thi hành các chính sách tiền tệ nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ của chính sách. Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương cũng có quyền tự chủ trong việc đưa ra quyết định của mình về cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự. Vì không phụ thuộc vào chính phủ nên Ngân hàng trung ương cũng có trách nhiệm độc lập trong việc giải trình đầy đủ và minh bạch các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ mang lại, trong quá trình hoạt động vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như có tác động xấu đến nền kinh tế của các nước có hệ thống Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ. Một trong những điểm hạn chế đó có thể kể đến là: Trong quá trình phát triển vì không chịu sự chi phối của Chính phủ nên gặp nhiều khó khăn trong việc kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ương thực hiện và chính sách tài khóa do chính phủ chi phối để quản lí nền kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, vì không bị ràng buộc lẫn nhau nên không có sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội giữa chính phủ và Ngân hàng trung ương. Mặt khác, do mức độ độc lập của mỗi ngân hàng trung ương phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu nhà nước, vào cơ chế lập pháp và nhân sự nên ít nhiều Ngân hàng trung ương chịu sự chi phối về chính trị là điều khó tránh khỏi.

  • Ngân hàng trung ương thuộc chính phủ

Đây là mô hình trong đó ngân hàng trung ương thuộc nội các chính phủ, là cơ quan chức năng, là bộ máy của chính phủ, chịu sự chi phối và kiểm soát trực tiếp, toàn diện của chính phủ về tài chính, nhân sự và đặc biệt là các quyết định liên quan đến việc xây dựng cũng như thực hiện chính sách tiền tệ.

Mô hình này xuất hiện từ quan điểm coi chính sách tín dụng, tiền tệ là một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính; tiền tệ là phương tiện của chính quyền giúp phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Chính vì vậy Ngân hàng trung ương không thể tách ra độc lập khỏi chính phủ mà phụ thuộc vào Chính phủ, đồng thời phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm đạt hiệu quả vĩ mô cao nhất.

Qua nghiên cứu mô hình này thấy rõ những ưu điểm nổi bật đó là Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô với chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương trong việc đảm bảo cấp độ và liều lượng, nhằm tác động hiệu quả vào tổng thể chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kì. Qua đó giúp chính phủ thống nhất, phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội chung. Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kì tiền phát triển. Với sự giám sát thường xuyên, kịp thời của chính phủ nhằm đảm bảo can thiệp kịp thời cũng như góp phần tạo sự hài hòa giữa các lợi ích trong xã hội, hạn chế mức thấp nhất tình trạng lạm dụng vị trí, vai trò của mình hay thiếu sự hợp tác của chính phủ, qua đó giúp chính phủ thực hiện các mục tiêu đặt ra. Tiểu luận Pháp Luật Ngân Hàng

Bên cạnh những ưu điểm, mô hình này cũng có điểm hạn chế bởi vì phụ thuộc vào chính phủ cho nên ngân hàng trung ương không được toàn quyền quyết định chính sách tiền tệ mà phải thông qua Chính phủ. Đồng thời với sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho ngân hàng trung ương khó có thể thực hiện mục tiêu dài hạn của mình trong việc ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế.

  • Ngân hàng Trung ương thuộc Bộ Tài chính

Mô hình này ra đời trên cơ sở kế thừa các truyền thống cũ, với sự xuất hiện đầu tiên ở một số nước trên thế giới như ở Anh, Pháp, Thái Lan, Indonesia hay Malaysia… khi quy định Bộ tài chính còn làm nhiệm vụ phát hành tiền quốc gia. Tuy nhiên, trải qua quá trình hình thành và triển khai, mô hình này thể hiện nhiều hạn chế trong việc quy định cơ quan phát hành tiền trực thuộc Bộ Tài chính, điều này dẫn đến khả năng sử dụng công cụ phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt ngân sách càng trở nên dễ dàng. Quy định này tự bản thân nó tạo ra mâu thuẫn giữa một cơ quan thực hiện nhiệm vụ của ngân sách “lấy thu để thực hiện chi tiêu” với một cơ quan quản lý phát hành tiền và điều khiển lượng tiền cung ứng. Với những hạn chế và rũi ro cao dần dần các nước trên thế giới lần lượt từ bỏ mô hình này trong hệ thống ngân hàng trung ương của nước mình và thay thế bởi mô hình ngân hàng trung ương phù hợp hơn.

Liên hệ với Việt Nam theo Luật ngân hàng Nhà nước năm 2010

Tại Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định vị trí và chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, theo đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là pháp nhân có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại hối, tiền tệ và hoạt động của ngân hàng; thực hiện chức năng của Ngân hàng  trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng các dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ[1].Tiểu luận Pháp Luật Ngân Hàng

Trên cơ sở quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 có thể thấy được việc xây dựng và triển khai thực hiện mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ là lựa chọn hoàn toàn phù hợp và đúng đắn. Bởi vì theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thể hiện tính độc lập của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó Thống đốc Ngân hàng nhà nước có quyền quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp nhằm điều hành và thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, tại Điều 10 trong Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 cũng quy định việc sử dụng công cụ thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định nhằm tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái, lãi suất, dự trữ bắt buộc hay nghiệp vụ thị trường mở và các cách thức, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

Với quy định này đã thể hiện sự linh hoạt và độc lập nhất định của Ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chính sách tiền tệ. Nhờ vậy, giá trị đồng tiền và thị trường tiền tệ được kỳ vọng sẽ ổn định hơn, vai trò của Ngân hàng trung ương cũng được thể hiện rõ hơn và uy tín của Ngân hàng nhà nước được nâng cao hơn. Qua quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện mô hình Ngân hàng trung ương ở nước ta đã thể hiện những ưu điểm trong việc tạo ra sự đồng bộ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Mặt khác, việc sử dụng mô hình này chính là cơ sở, nền tảng cho những thay đổi mang tính độc lập hơn của Ngân hàng trung ương trong tương lai. Chính vì vậy, việc nâng cao tính độc lập của Ngân hàng trung ương là hết sức cần thiết giúp Nhà nước trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, giảm thâm hụt ngân sách cho chính phủ, từ đó tạo được niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.

Với cách hiểu như vậy, Ngân hàng trung ương phải có tính độc lập về vị trí pháp lý của mình. Tuy nhiên trong thực tiễn khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ thì mọi hoạt động của Ngân hàng đều phải phụ thuộc vào sự quản lý, điều hành của Chính phủ và vị trí pháp lý của Ngân hàng trung ương không cụ thể và bị ảnh hưởng đến vai trò của ngân hàng. Trên thực tế Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng giống như các cơ quan khác, chỉ được coi là cơ quan quản lý hành chính nhà nước chứ không phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia. Trong khi đó, cần phải khẳng định rằng, một Ngân hàng trung ương muốn phát triển lớn mạnh trước hết phải có tính độc lập về vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức, lực lượng nhân sự, chính sách điều hành quản lý và mục tiêu hoạt động của mình, trong đó sự độc lập về vị trí pháp lý luôn đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, khi xây dựng mục tiêu hoạt động phải được xác định rõ ràng, thể hiện tính độc lập về mục tiêu của Ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, các mục tiêu được quy định quá nhiều ví dụ như việc phải đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, nhằm mục tiêu góp phần bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng, qua đó nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa[2]. Ngoài những mục tiêu đã đề ra ở trên còn mục tiêu phải đảm bảo sự vận hành được an toàn, hiệu quả trong các hệ thống thanh toán. Với việc quy định quá nhiều mục tiêu sẽ làm giảm hiệu quả quá trình thực hiện chính sách cũng như không đảm bảo các yêu cầu xây dựng đề ra. Chính vì vậy, mục tiêu càng rõ ràng, càng cụ thể thì Ngân hàng trung ương mới có thể kiểm soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý của mình. Tiểu luận Pháp Luật Ngân Hàng

Nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, chính vì vậy mặc dù Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ không phải là lựa chọn tối ưu nhất trong quá trình xây dựng và hoạt động nhưng Việt Nam vẫn đang và sẽ áp dụng trong thời gian tới vì trên thực tế sẽ rất mạo hiểm khi Ngân hàng trung ương, một cơ quan tổ chức có ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của hệ thống ngân hàng cũng như chính sách tiền tệ quốc gia được hoạt động một cách độc lập mà không có sự quản lý, chi phối nào từ Chính phủ; việc quy định chịu sự quản lý của Chính phủ giúp kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền nhằm tạo tính ổn định về kinh tế xã hội; bên cạnh đó nước ta là nước đang phát triển cho nên nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn diện do đó đây được xem là mô hình phù hợp nhằm đảm bảo quyền lực trong việc sử dụng để khai thác tối đa tiềm năng của đất nước trong phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, do nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đưa ra những dự báo, thống kê cũng như quyết sách nhằm ứng phó với các rũi ro xảy đến cho nền kinh tế từ sự tác động bên ngoài; cũng như quá trình theo dõi, quản lý các thông số kinh tế của chúng ta còn hạn chế và chưa đi vào ổn định nên trong thời gian tới ngân hàng trung ương vẫn cần đến sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của cơ cấu nền kinh tế và ổn định đời sống xã hội.

Tiểu luận Pháp luật ngân hàng về Mô hình hoạt động Ngân Hàng

Kết luận Tiểu luận Pháp luật ngân hàng về Mô hình hoạt động Ngân Hàng

Như vậy, qua quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống các mô hình Ngân hàng trung ương khác nhau, mỗi Ngân hàng trung ương cũng đã thể hiện những nét ưu việt trong việc hoạch định chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh và góp phần phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, không có mô hình nào là tuyệt đối, ưu việt mãi mãi mà bên cạnh những ưu điểm thì các mô hình cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, việc lựa chọn xây dựng và hoạt động mô hình nào là tùy thuộc vào điều kiện, khả năng cũng như chế độ chính trị, nền kinh tế xã hội của đất nước đó. Đối với nước ta trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, nền kinh tế không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ bởi những yếu tố bên ngoài làm chi phối lớn đến chính sách tiền tệ và những vấn đề kinh tế khác.

Do vậy để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần được trao quyền độc lập, tự chủ hơn trong việc đưa ra các quyết định của mình về các chính sách do ngân hàng quản lý; đồng thời được quyền kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhất là về vấn đề chống lạm phát, hạn chế việc tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Bên cạnh đó, cũng cần trao cho Ngân hàng Nhà nước quyền chủ động trong việc đưa ra các quyết định về tài chính, tức là ngân hàng có quyền tự chủ về ngân sách. Có như vậy thì Ngân hàng Nhà nước mới có đủ kinh phí để đào tạo cán bộ, công chức nhằm đảm bảo đầy đủ về năng lực, trình độ góp phần thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Chính phủ [2013], Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013, Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Nguyễn Duệ [2005]. Giáo trình Ngân hàgn trung ương, Nhà xuất bản Thống kê 2005.
  3. Quốc hội [2010], Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
  4. Lê Minh Hưng [2006], Ngân hàng trung ương hiện đại – Mô hình kiềng ba chân, Tạp chí Ngân hàng 2006.
  5. Lê Xuân Nghĩa [2006]. Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương – một nền tảng quan trọng cho hoạt động Ngân hàng Trung ương hiện đại. Tạp chí Ngân hàng, số Chuyên đề năm 2006.
  6. Trương Văn Phước [2006], Các mục tiêu của Ngân hàng trung ương trong nền kinh tế thị trường.
  7. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương [CIEM] và Viện NIAS, 2004. Từ ngân hàng một cấp đến ngân hàng thương mại: Cải cách khu vực tài chính ở Việt Nam, 1988-2003. Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

 [1] Điều 2 – Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối [sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng]; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”. Tiểu luận Pháp Luật Ngân Hàng

[2] Khoản 3, Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối [sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng]; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”.

Video liên quan

Chủ Đề