Trình bày phương pháp ghép chữ T

  • Dao con sắc.

  • Kéo cắt cành.

  • Cây làm gốc ghép.

  • Cành để lấy mắt ghép.

  • Dây buộc bằng nilon...

Chọn và cắt cành ghép → Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép → Ghép đoạn cành → Kiểm tra sau khi ghép

Bước 1: Chọn và cắt cành ghép

  • Chọn cành bánh tẻ, có lá, mầm ngủ to, không sâu bệnh.

  • Đường kính của cành ghép phải tương đương với gốc ghép.

  • Cắt vát đầu gốc của cành ghép [có 2 - 3 mầm ngủ] một vết dài từ 1,5 - 2cm.

Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép

  • Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm.

  • Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép.

  • Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.

Bước 3: Ghép đoạn cành

  • Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau.

  • Buộc dây ni lông cố định vết ghép.

  • Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.

Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép

  • Sau khi ghép từ 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.

2. Ghép mắt nhỏ có gỗ 

Chọn vị trí ghép và tạo miếng ghép → Cắt mắt ghép → Ghép mắt → Kiểm tra sau khi ghép

Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép.

  • Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất khoảng 15 đến 20 cm.

  • Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm rồi rạch 1 đường vuông góc với đường đã rạch tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa đủ để đưa mắt ghép vào

Bước 2: Cắt mắt ghép.

  • Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 đến 2cm có một ít gỗ và mầm ngủ.

Bước 3: Ghép mắt.

  • Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.

  • Quấn nilon cố định vết ghép

  • Chú ý khi quấn dây nilon không đè lên mắt ghép và cuống lá

Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép.

  • Sau khi ghép từ 15 đến 20 ngày, mở dây buộc kiểm tra thấy mắt ghép xanh tươi là được.

  • Tháo dây buộc được 7 đến 10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép phía trên mát ghép khoảng 1,5 đến 2cm. 

 3. Ghép chữ T

Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Cắt mắt ghép → Ghép mắt → Kiểm tra sau khi ghép

Bước 1. Chọn vị tri ghép và tạo miệng ghép 

  • Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất 15 - 20cm.

  • Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm, rồi rạch tiếp một đường [vuông góc với đường rạch trên] dài 2cm ở giữa, tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa vừa đủ để đưa mắt ghép vào.

Bước 2. Cắt mắt ghép 

  • Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 - 2cm, có một ít gỗ và mầm ngủ.

Bước 3. Ghép mắt 

  • Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.

  • Quấn dây ni lông cố định vết ghép.

  • Chú ý : Dây quấn không đè lên mắt ghép và cuống lá.

Bước 4. Kiểm tra sau khi ghép

  • Sau khi ghép 15-20 ngày, mở dây buộc kiếm tra, thấy mắt ghép xanh tươi là được.

  • Tháo dây buộc được 7-10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép ở phía trên mắt ghép khoảng 1,5 - 2cm.

III. Ứng dụng 

  • Dùng nhân giống cây ăn quả:  Ghép cây cùng họ.

    • Cam ngọt làm gốc ghép cho cam voi Quảng Bình.

    • Táo nhỏ quả, táo dai làm gốc ghép cho táo Gia Lộc táo Biên Hoà, táo Thiện Phiến.

    • Mít mật làm gốc ghép cho mít dai, mít Tố Nữ.

Giáo án nghề làm vườn lớp 11 - Tiết 31,32,33. Thực hành ghép mắt chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Thực hiện được các thao tác ghép mắt chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật 2. Kỹ năng. Rèn luyện kỹ năng thực hành. Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, linh hoạt, sáng tạo trong công việc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ - Dao ghép chuyên dụng, kéo cắt cành - Dây niloong để buộc, rộng 1 – 1,5cm hoặc dây nilông tự huỷ. - Các gốc cây ghép trên luống hoặc trong bầu - Các giống cây ăn quả có trong vườn trường hoặc của các hộ dân ở gần trường để chọn cành lấy mắt ghép [cây cùng loài với cây gốc ghép] III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểu tra sự chuẩn bị giống cây của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khi lấy mắt ghép cần chú ý điều gì? I. Ghép mắt chữ T. * Bước 1. Chọn cành, xử lý cành để lấy mắt ghép. - Chọn cành nhỏ 6 – 8 tháng tuổi còn đầy lá. Khi mở gốc ghép chúng ta phải tiến hành như thế nào cho đúng? Những điều gì cần chú ý - Dùng kéo cắt hết phiến lá, để lại cuống lá, bọc vải ẩm để dem đi ghép. * Bước 2. Cách mở gốc ghép Trên gốc ghép cách mặt bầu 15 – 20cm dùng mũi dao rạch 1 đường thẳng xuống phía dưới dài 2cm tạo chữ T, lấy dao mở hai môi hình chữ T ra. * Bước 3. Lấy mắt ghép Trên cành đã chọn dùng dao cắt lấy một miếng mắt ghép mỏng dài 1,5 – 2cm còn cuống lá và phía trong có 1 lớp gỗ mỏng. khi lấy mắt ghép? Chú ý khi đặt mắt ghép là gì? * Bước 4. Luồn mắt ghép vào gốc ghép Luồn mắt ghép vào vết mở hình chữ T trên gốc ghép, luồn từ trên xuống cho ngập mắt chữ T, vuốt hai môi hình chữ T sao cho mắt ghép áp chặt với gốc ghép. * Bước 5. Buộc dây Dùng dây nilông buộc chặt vết ghép cho tượng tầng mắt ghép và gốc áp sát vào nhau, buộc chặt quấn dây từ dưới gốc lên trên, trừ phần mắt lá. II. Ghép mắt nhỏ có gỗ Khi buộc dây cần tiến hành như thế nào? Các em hãy tiến hành làm thực hành cho đúng quy trình nói trên? * Bước 1. Chọn cành để lấy mắt ghép - Chọn giống như cách ghép trên - Dùng kéo cắt lá, cắt bớt phần non và phần già ở gốc cành. Bọc vải ẩm sạch mang đi ghép * Bước 2. Mở gốc ghép Trên gốc ghép cách mặt đất 15 - 20cm, dùng dao ấn sâu vào thân gỗ một góc 300, dao đặt trên xuống lấy một lát vỏ có dính gỗ hình lưỡi gà dài 2 – 3cm * Bước 3. Cắt mắt ghép Trên mắt lá cách 1cm đặt dao nghiêng 300 . Đặt dao ấn vào thân lấy mắt ghép ra có dính 1 ít gỗ, dài 2cm. * Bước 4. Đưa mắt ghép vào gốc ghép Đưa mắt ghép vào vết mở trên gốc ghép, chỉnh hai mặt cắt khít nhau * Bước 5. Buộc dây Buộc chặt vết ghép, buộc từ dưới lên trên ** Học sinh tiến hành làm thực hành. 4. CỦNG CỐ - Học sinh tự đánh giá kết quả của nhau theo tiêu chí sách giáo khoa và viết bản tường trình. - Giáo viên đánh giá giờ học - Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho bài “Ghép áp cành” …………………………………………………………

Phương pháp ghép mắt 1.Khái niệm Ghép mắt: lấy 1 mắt[chồi] của cây khác mang ghép vào mắt[chồi] hoặc thân của cây cần ghép.Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào.Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.2.Ưu nhược điểm của ghép mắt * Ưu điểm -Giúp cho việc chọn lọc và duy trì các dòng vô tính -Lợi dụng các đặc tính tốt của giống làm gốc ghép -Ghép đơn giản rất phổ biến -Dễ làm dễ sống -hệ số nhân giống cao ít bị nhiễm bệnh -Nghiên cứu bệnh vius bằng việc ghép mắt cây bị nghi ngờ lên cây chỉ thị *Nhược điểm -Khi sản xuất giống bằng ghép yêu cầu người sản xuất phải trình độ kĩ thuật cao -Chu kì tạo ra một cây mới lâu hơn so với các phương pháp chiết giâm cành .3.Các bước thao tác kĩ thuật- Mắt ghép là chồi non nhú lên trên nách lá.- Cành lấy mắt ghép là những cành " bánh tẻ", đường kính gốc cành từ 6- 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Chú ý chọn những cành ngoài bìa tán, không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Vệ sinh chăm sóc và chuẩn bị gốc ghép như ở phương pháp ghép đoạn cành.- Có 3 phương pháp ghép mắt chủ yếu là: ghép chữ T , ghép cửa sổ và ghép mắt nhỏ có gỗ.a. Ghép chữ T: Thường áp dụng cho những cây non, vỏ mỏng, gốc ghép phải đang lên nhựa mới thực hiện được. Mở miệng gốc ghép như sau: Dùng dao ghép rạch một đường ngang 1cm cách mặt đất từ 10-20cm. Sau đó từ điểm giữa rạch một đường vuông góc với đường rạch trên dài 2 cm làm thành hình chữ T; dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép. +Cắt mắt ghép tay trái cầm cành ngọn quay ra ngoài tay phải cầm dao đặt vào phần chuẩn bị cắt kéo lưỡi dao vào trong lòng mắt ghép dài 2.2cm.Sau đó tách rời lõi gỗ với phần vỏ mắt có kèm theo cuống lá vết cắt ngọt tránh dập nát +. Tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống. Dùng nilông mỏng và bền buộc chặt và kín vết ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt.1: lấy mắt ghép - 2: tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép - 3: đặt mắt ghép vào gốc ghép- 4: Quần lại bằng dây nilon - 5: kết quả sau khi mắt ghép phát triển tốt Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ 7-10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép.b. Ghép cửa sổ: Thường áp dụng đối với những cây to, vỏ dày và già. Dùng dao ghép mở "cửa sổ" trên thân gốc ghép, cách mặt đất từ 10-20cm. Nếu đất ẩm thì mở cửa sổ cao, đất khô cần ghép thấp hơn. Kích thước miệng ghép " cửa sổ" 1 x 2 cm. Bóc một miếng vỏ trên cành ghép đã mở. Đặt mắt ghép vào " cửa sổ" đã mở của gốc ghép, đậy cửa sổ lại và quấn dây nilông mỏng cho thật chặt. Trong vài ngày dầu không nên tưới vì có thể làm úng và hỏng mắt ghép. Sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc và cắt miếng vỏ đậy ngoài của gốc ghép, nếu có nhựa hàn kín, chứng tỏ việc ghép dã thành công. Cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 2cm và nghiêng một góc 450 về phía ngược chiều với mắt ghép. Ghép cửa sổ là một trong những phương pháp ghép có tỷ lệ sống cao nhất.1: Cắt vỏ trên gốc ghép - 2: Lấy mắt ghép - 3: Đặt mắt ghép vào gốc ghép- 4: Quấn chặt lại bằng dây nilon [chừa đỉnh sinh trưởng của mắt ghép]C.Ghép mắt nhỏ có gỗ Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp. Sau ghép 20 - 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép mắt.

Video liên quan

Chủ Đề