Nhận định về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân [1910 – 1987], ông xuất thân trong một gia đình nhà nho ở Hà Nội trong bối cảnh nền Hán học bước vào giai đoạn suy thoái. Nguyễn Tuân được gia đình tạo điều kiện cho học tập đến cuối bậc Thành chung thì bị đuổi học bởi vì bị phát hiện tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam vào năm 1929. Nguyễn Tuân cũng từng trải qua cảnh sống trong nhà giam vì ông “xê dịch” qua biên giới mà không có giấy phép.

Nguyễn Tuân bắt đầu với sự nghiệp viết văn làm báo vào khoảng năm 1930 và bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình thông qua một số tác phẩm như “Một chuyến đi”, “Vang bóng một thời” vào năm 1938. Khi cầm bút sáng tác, Nguyễn Du đã tự nguyện dùng chính ngòi bút của mình để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ông trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới, đặc biệt là với thể loại tùy bút và bút kí từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

Trong quá trình sáng tác của nhà văn, mốc thời gian cách mạng tháng Tám là dấu ấn quan trọng. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn lãng mạn. Trong thời gian này, ông đặc biệt nổi tiếng và thành công với thể loại truyện ngắn và chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa “xê dịch”, “vang bóng một thời”, và đời sống trụy lạc.

Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám của ta giành được thắng lợi to lớn thì cũng là Nguyễn Tuân có sự chuyển hướng trong sáng tác. Ông dùng ngòi bút của mình hướng về nhân dân lao động và những người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Xuất hiện trên trang viết của Nguyễn Tuân, họ không chỉ là những người công dân dũng cảm mà còn là những con người rất mực nghệ sĩ, tài hoa.

Với tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm có giá trị có thể kể đến như: “Một chuyến đi” [năm 1938], “Vang bóng một thời” [năm 1940], “Thiếu quê hương” [năm 1940], “Chiếc lư đồng mắt cua” [năm 1941]… Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và hình ảnh về nhà văn

Top 10 Bài văn phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong "Người lái đò sông Đà"

11-02-2022 10 23446 0 0

Giới thiệu về Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông

Xuất bản ngày 27/08/2018 - Tác giả: Tâm Phương

Tham khảo tuyển chọn những bài văn mẫu hay đề tài Giới thiệu một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.

Mục lục nội dung

  • 1. Dàn ý chi tiết
  • 2. Văn mẫu hay nhất tuyển chọn từ kì thi tốt nghiệp THPT

Mục lục bài viết

Đề bài:Giới thiệu một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.

Bài làm:

Dàn ý chi tiết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước Cách mạng tháng Tám phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông". Thể hiện phong cách này mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá mĩ thuật.

- Trước Cách mạng tháng Tám ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng ông không đối lập giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy vừa đĩnh đạc, cổ kính vừa trẻ trung hiện đại.

- Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường của những tình cảm cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt mĩ của gió bão núi cao rừng thiêng thác ghềnh dữ dội...

- Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.

- Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật nghệ sĩ nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dânđại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.

a]Trước Cách mạng Tháng Tám: có thể nói phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong giao đoạn nàycô đúc trong một chữ"ngông": Ngông là thái độ khinh đời làm khác đời dựa trên cái tài hoa sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.

- Nguyễn Tuânlà mộtngười tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau:

+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.

+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực sáng tạo hình tượng.

+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường phàm tục.

+ Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.

- Nguyễn Tuânlà một con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chỗdựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức trong ônglà lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ của phong tục tập quán của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.

b]Sau Cách mạng Tháng Tám:phong cách của Nguyễn Tuân có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa. Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu.

- Nếu trước Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuânluôn bi quan đối với hiện tại và tương lai, ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ,người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng,cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau Cách mạng tháng Támông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phẩm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân trên mọi lĩnh vực

- Tuy nhiên trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời:anh bộ đội, ông lái đò thậm chí chị hàng cốm người bán phở... cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

c] Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của Nguyễn Tuân: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của Nguyễn Tuân. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khikhó hiểu.

- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu

- Với Nguyễn Tuân,văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì phải độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.

- Văn của ông đôi lúc khó theo dõi nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành nặng nề.

Văn mẫu hay nhất tuyển chọn từ kì thi tốt nghiệp THPT của học sinh lớp 12

Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân "là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ" như có người đã nói thế. Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trên những kiệt tác văn chương như "Vang bóng một thời" [1940], "Sông Đà" [1960], "Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi" [1972], "Tờ hoa" [1966], v.v...

Về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sách Văn 12 có viết: "Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ phóng túng, tài hoa và uyên bác". Cái nhìn của Nguyễn Tuân mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật:Cách uống trà, thưởng lan, cách thả thơ của người xưa ["Vang bóng một thời"], con sông Đà và người lái đò "tay lái ra hoa" [Sông Đà], cái độn tóc chị Hoài "đổ tung xuống như một trận mưa rào đen nhánh",v.v... đã được ông nói đến một cách tài hoa, hấp dẫn.

Người ta hay nói "chủ nghĩa xê dịch" của Nguyễn Tuân. Thật ra đó là cách sống sáng tạo của riêng ông mà ông gọi là đi và viết, để "thay đổi thực đơn cho giác quan". Quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian và thời gian đã liên kết thành tuyến, thành mảng trên trang văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp thẩm mĩ, đem đến nhiều liên tưởng, ấn tượng kì thú cho người đọc. Những tính cách phi thường [Huấn Cao, người lái đò sông Đà], những tình cảm, cảm giác mãnh liệt của những phong cách tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao, rừng thiêng, ghềnh thác dữ dội [cảnh mặt trời mọc ở ngoài đảo Cô Tô, đỉnh núi Phan-xi-păng với hoa đỗ quyên năm sắc rực rỡ, với cây trúc như cái phất trần, là con sông tuyến Hiền Lương, là con Sông Đà "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình...", là tiếng thác rống lên như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn trong rừng cháy,...].

Văn Nguyễn Tuân rất uyên bác, độc đáo. Các kiến thức về văn hoá, địa lí, lịch sử, phong tục, những miền quê, những vùng đất... được ông kể rất đậm đà, duyên dáng. Ông là bậc thầy về ngôn ngữ văn chương: giàu có, sáng tạo.

Nói đến phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nói đến tuỳ bút, những trang văn xuôi đầy chất thơ của một tâm hồn nghệ sĩ, của một cây bút tài hoa, uyẻn bác, phóng túng, độc đáo hiếm có.

Với những thông tin trên chắc chắc các em sẽ làm được đầy đủ bài phân tích tác giả Nguyễn Tuân cũng như về phong cách nghệ thuật của ông, ngoài ra các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu tham khảo về tác phâm Chữ người tử tù của ông để có những bài văn hay nhé:

  • Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Dàn ý phân tích cảnh cho chữ

Nhận xét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Anh Đức viết "Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế... tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng". Qua việc phân tích đặc sắc nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân trong Người lái đò Sông Đ

Posted On Monday, May 27, 2019

Hơn mười năm đã trôi qua, kể từ khi Nguyễn Tuân vào cõi vĩnh hằng; có lẽ con người "suốt đời đi tìm cái Đẹp" ấy không phải băn khoăn hối tiếc điều gì nữa. Bởi những gì ông đã công hiến cho nền văn học Việt Nam hiện đại không ai thay thế được. Đọc tuỳ bút Người lái đò Sông Đà của ông, ta càng thấm thía lời nhận xét của Anh Đức: "Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng; một nhà văn độc đáo, vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng".

Có thể nói Nguyễn Tuân là người viết tuỳ bút nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam hiện đại. Với các tập Tuỳ bút I [1941], Tuỳ bút II [1943], ông đã làm sông lại khái niệm tuỳ bút trong văn học, đồng thời "định nghĩa" lại thể tuỳ bút. Phạm Đình Hổ [1768 - 1839] đã từng nêu lên khái niệm về thể loại này trong Vũ trung tuỳ bút. Theo ông, tuỳ bút đề cập đến những vấn đề rất đa dạng, không theo một trình tự nào, từ chuyện thân thế, gia đình đến chuyện xã hội, thời cuộc, lịch sử... Tuỳ theo hứng thú, sự quan tâm của người viết mà thể hiện các đề tài ấy. Trong văn học hiện đại, tuỳ bút là khái niệm được dùng để chỉ những tác phẩm viết một cách phóng khoáng, tự do, theo dòng suy nghĩ liên tưởng của người viết. Tuỳ bút cũng là kí, là ghi chép, nhưng không chỉ ghi chép sự việc mà trong đó có cả suy nghĩ, cảm xúc người viết khi tiếp xúc với thực tế. Theo "định nghĩa" mới của Nguyễn Tuân, phần trình bày suy nghĩ, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng của người viết chiếm một tỉ trọng lớn, do đó chất trữ tình thường khá đậm nét. Người lái đò Sông Đà thể hiện đầy đủ những điểm đặc sắc nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân. Có thể nói thể tuỳ bút đã tạo đất cho nhà văn dụng võ, ngược lại, với Nguyễn Tuân, thể tuỳ bút cũng đã có một bước phát triển mới. Trước hết phong cách nghệ thuật tuỳ bút của ông thể hiện những trang viết tài hoa và uyên bác. Tài hoa và uyên bác trong kể và tả. Ở Nguyễn Tuân, kể và tả đều kĩ càng, tỉ mỉ, có ngọn ngành, thông kim bác cổ. Mỗi liên tưởng, liên hệ trong tư duy, tư tưởng rất rộng, rất sâu. Cho nên những trang viết của ông đưa lại cho người đọc nhiều kiến thức văn hoá. Chính vì thế, đến với thiên tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, ta như được chứng kiến một công trình khảo cứu công phu, một áng văn trữ tình giàu tính thẩm mĩ về sông Đà và những gì sinh sông trên con sông đó. [...] Sông Đà, như tôi biết qua sự miêu tả của Nguyễn Tuân, có một vẻ đẹp vừa hung bạo vừa trữ tình, được thể hiện qua cái nhìn từ nhiều góc độ của tác giả. Đặc biệt là bằng vốn từ vựng phong phú và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của ông. Nói như nhà văn Anh Đức: "mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút như có đóng một dấu triện riêng". Tại sao khi ta gọi Nguyễn Tuân là "một bậc thầy của ngôn từ, ta không hề thấy ngại miệng"? Bởi lẽ đọc Người lái đò Sông Đà của ông ta nhận thấy văn Nguyễn Tuân là thứ ngôn từ nóng rẫy sự sống. Sức nóng trong ngôn ngữ của ông phát ra từ mọi hướng. Nhà nghệ sĩ "độc đáo vô song" ấy đã sáng tạo ra hàng loạt từ ngữ mới cho từ điển tiếng Việt. Chỉ trong vài trang kí, mà có biết bao động từ trong đó. Tả tiếng thác nước, Nguyễn Tuân đem lại cho người đọc cả một hệ thông động từ được xếp cạnh nhau theo cấp tăng tiến: Lúc đầu là "tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên" rồi "nghe như là oán trách"; "van xin", "khiêu khích"; "giọng gằn mà chế nhạo". Thế rồi nó "rông lên", "lồng lộn", "gầm thét". Ngôn ngữ sinh động lại được kết hợp một cách tài tình khiến ta như cảm nhận cái hồn thác đang gầm lên giận dữ. Hết thác rồi đến đá, đội quân đá đang mai phục, sẵn sàng dưới sự chỉ huy của thác. Chúng đang chờ "có chiếc thuyền nào xuất hiện" là "nhổm cả dậy để vồ lấy". Thật thú vị khi chứng kiến sự bài binh bô' trận của những hòn đá "nhăn nhúm méo mó" kia. "Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền". Trận địa đá gồm "hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở" để dụ đôì phương đi vào sâu nữa" rồi "đánh khuýp quật vu hồi lại". Nếu chọc thủng được tuyến hai thì nhiệm vụ của những boong ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên". Hấp dẫn nhất phải kể đến cuộc chiến đâu một mất một còn giữa người lái đò và thác sông Đà. Bằng cái nhìn chứa đựng đầy tính điện ảnh cũng như hiểu biết uyên bác của mình, Nguyễn Tuân đã cho người đọc xem một đoạn phim bằng ngôn từ có một không hai: "Phôi hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện" và "hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt" trông "y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến". "Một hòn khác" thì "thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào". Trí tưởng tượng sinh động của tác giả khiến người đọc vô cùng ngỡ ngàng và thú vị. Trận chiến đã bắt đầu "Trùng vì thạch trận vòng thứ nhất" có "mặt nước hò la vang dậy quanh mình", "sóng nước như thế quân liều mạng" "có lúc chúng đội cả thuyền lên". Nào là "đòn độc hiểm nhất, đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm"... Trùng vì thạch trận thứ hai không kém phần ác liệt. Có nhiều "cửa tử" để hòng đánh lừa con thuyền. Dòng nước cuồn cuộn của sông Đà được Nguyễn Tuân ví như "hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá". Ta có thể thấy sự biến hoá khôn lường trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Đoạn trên, ông tả tiếng thác như tiếng "một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn" thì đến đoạn sau dòng thác hiện lên như "hùm beo". Cuộc chiến ở cửa ải thứ hai với ưu thế nghiêng hẳn về người lái đò. Dường như Nguyễn Tuân ưa dùng những động từ sắc lạnh. Ông lái đò hiện hình như một dũng tướng hiên ngang xông pha trận mạc "nắm chắc lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái", "bám chắc", "phóng nhanh", "lái miết"... Niềm vui hân hoan của tác giả khi ông lái vượt qua được vòng chiến thứ hai như lan toả trong những câu văn tiếp theo: "Chỉ còn vẳng lại tiếng hò của sóng thác. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng". Tâm hồn của người đọc như bị cuốn theo lối kể và tả đầy hấp dẫn của người viết. Chi tiết "tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng" của "cái thằng đá tướng" khiến người đọc như cùng cảm nhận sự khoái chí của tác giả. Trùng vi thứ ba diễn ra nhanh hơn". Con thuyền vút qua cổng đá mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được". Cuộc chiến kết thúc "thế là hết thác". Đòng sông đột ngột hiện lên thanh bình, hiền hoà với sự bắt đầu bằng một hình ảnh vừa chân thực, vừa lãng mạn: "Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ". Câu văn miêu tả rất sinh động những đám bọt trắng xoá của dòng thác rơi từ trên cao và khi chạm đến cái đích cuối cùng là dòng sông thì vỡ ra, tạo thành âm thanh "xèo xèo tan". Nó có thể tan trong trí nhớ người lái đò bởi "cuộc sống của họ ngày nào cũng chiến đấu với sóng nước Sông Đà dữ dội", ngày nào cũng biết đến cảm giác "xèo xèo tan" của sóng thác. Nhưng âm thanh ấy in sâu vào tâm trí người đọc. Dòng thác đổ qua miền nhớ và để lại những nét chạm khắc không thể nào quên. Sức nóng trong ngôn ngữ Nguyễn Tuân còn phát ra từ màu sắc con sông Đà mà ông miêu tả. Tất cả đều là gam màu nóng chói, và thể hiện một óc quan sát, liên tưởng, so sánh vô cùng tinh tế. Con sông Tây Bắc khi thì được miêu tả như "một cái mặt giếng mà thành giếng xây bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khôi đúc dày, khôi pha lê xanh như sắp vỡ tan"; khi thì "xanh ngọc bích" vào mùa xuân, "lừ lừ chín đỏ" vào mùa thu. Có lúc sông như "miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi". Cái "dấu triện riêng" mà mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi câu văn Nguyễn Tuân đều được in vào đấy, phải chăng chính là kho ngôn ngữ vô cùng phong phú và đặc sắc của ông? Bởi có ai nhìn thấy "cái mặt xanh lè, tiu nghỉu" của đá; cái màu "lừ lừ chín đỏ" của sông, nghe thấy âm thanh "xèo xèo tan" của bọt thác? Gọi Nguyễn Tuân là "bậc thầy ngôn ngữ" quả là không sai. Chỉ nói về con sông Đà mà ông đã sử dụng bao nhiêu từ đồng nghĩa. Khi thì gọi sông Đà là "con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình", khi thì bảo "cái dây thừng ngoằn ngoèo", lúc lại như "áng tóc trữ tình"... ồng còn gọi sông Đà là "cố nhân", là "cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi", rồi "một áng tóc trên mảng đầu Tây Bắc", "một con cá bị chúa đất tùng vùng đem cắt ra từng khúc nhỏ"... Chỉ riêng điều đó thôi cũng cho ta thấy vòn từ vựng của Nguyễn Tuân vô cùng phong phú. Nguyễn Tuân viết như lấy chữ từ trong túi ra, thổi vào mỗi chữ một linh hồn sông và tạo nên những trang viết tài hoa.

Nổi đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ đến chủ nghĩa xê dịch. Con người thích "chơi ngông" ấy "đi không cần mục đích, không cần đến nơi, cốt là cứ được lăn cái vỏ mình mãi mãi trên mặt đất này" [Nguyễn Đăng Mạnh]. Mặc dù thế, văn chương là tâm huyết thực sự của đời ông. Và điều làm nên linh hồn của những áng văn xê dịch ấy là tấm lòng gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước của ông. Tôi chưa đọc được nhiều những trang văn của Nguyền Tuân, nhưng ấn tượng của tôi về ông gói trọn trong chữ "ngông" độc đáo, vô song ấy. Dù trước hay sau cách mạng thì vẫn là con người ấy. Đằng sau sự uyên bác về kiến thức, sự cầu kì, tỉ mỉ trong từng câu chữ, là một tấm lòng tha thiết yêu quê hương xứ sở. Không có tấm lòng ấy, không thể nhìn thấy con sông Đà như "một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai". Không yêu quê hương, làm sao ông có được nhận xét: "người cố nhân ấy biết mình lắm bệnh, lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy". Ồng đâu chỉ miêu tả sông Đà, với ông "áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải" ấy như một cố nhân. Từ lòng yêu nước tha thiết cùng với tài hoa độc đáo của mình, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời những trang văn tuyệt bút.

Trở lại nhận xét của Anh Đức về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, người đọc tự hỏi thế nào là phong cách nghệ thuật? Đó hẳn phải là một cái nhìn mới mẻ, một sự khám phá độc đáo, có tính phát hiện đối với đời sông. Cái nhìn mới mẻ ấy được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn riêng, vẻ đẹp riêng của mỗi nhà văn. Những nhà văn thực tài mới có phong cách. Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách sâu sắc và độc đáo. Sự độc đáo của phong cách Nguyễn Tuân thể hiện ở những tư tưởng mới lạ được nhìn nhận và khám phá từ những gì rất bình thường, giản dị, thậm chí ngay cả ở những gì người đời coi là "tầm thường", thấp kém. Những tư tưởng mới mẻ ấy lại được thể hiện và diễn đạt bằng một kho tàng ngôn ngữ hết sức phong phú và linh hoạt với nhiều sáng tạo trong dùng từ, đặt câu. Cũng như Nguyễn Du đã làm giàu và làm sang cho ngôn ngữ dân tộc bằng Truyện Kiều, Nguyễn Tuân cũng thế. Những trang văn của ông không chỉ thấm đượm linh hồn quê hương mà còn thể hiện sự giàu có của tiếng nói dân tộc Việt. Có nhà nghiên cứu nhận xét rất đúng về ngôn ngữ Nguyễn Tuân, đó là "sự giàu có và giá trị tạo hình cao", "như muốn ganh đua cùng tạo hoá".

Nhà văn Mắc-xim Goóc-ki đã từng nói: "con người, tiếng ấy thật tuyệt điệu, nó vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao". Sự uyên bác, tài hoa, đầy sáng tạo bất ngờ trong những trang văn của Nguyễn Tuân nồng ấm một tình yêu và lòng tự hào về con người. Từ hình tượng Huân Cao "Vang bóng một thời" đến người lái đò trên sông Đà có một sự chuyển biến trong tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Song cả hai nhân vật đều có điểm chung: họ đều là những người có phẩm chất nghệ sĩ, chiến sĩ, vẻ đẹp thăng hoa của con người. Họ đều là sản phẩm của sự kết hợp cái Tâm và cái Tài của người viết. Nhà nghệ sĩ lớn ấy đi săn tìm cái đẹp suổt cả cuộc đời để rồi mang lại cho ta "chất vàng mười" của nghệ thuật. Đọc Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, chúng ta thực sự bị cuốn hút vào dòng thác cuồn cuộn của sông chữ, sông đời; thực sự như bị lạc vào "bờ sông hoang dại như một nỗi niềm cổ tích" ngày xưa. Từng câu, từng chữ mà ông đặt lên trang giấy là cả một quá trình sáng tạo công phu, cẩn trọng và thiêng liêng. Nguyễn Tuân thích sáng tạo, độc đáo cả trong đời thực lẫn trong văn chương. Ông thích Đốt-xtôi-ép-xki và dường như chính ông là một minh hoạ cho cái định nghĩa nổi tiếng của Đốt: "Tài nghệ vĩ đại nhất của nhà văn là ở chỗ biết xoá bỏ". Phải chăng trong suốt cuộc đời lao động nghệ thuật cần cù, miệt mài, trau chuốt từng câu, từng chữ, Nguyễn Tuân đã biết tự "xoá bỏ" để tồn tại và trở thành một nghệ sĩ lớn.

Nguyễn Tuân đã ra đi vào ngày 28 tháng 7 năm 1987. Biết bao nhớ tiếc, ngẩn ngơ đã để lại trong lòng người đọc. "Không biết chừng nào lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ như có đóng một dấu triện riêng". Đến bao giờ mới có một nhà văn như thế?

Bài viết liên quan

  • Phân tích bố cục, nghệ thuật lập luận, hình tượng tác giả, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của...
  • Giới thiệu về chương Đất Nước [Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm]
  • Hiểu và nghĩ về bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca [Thanh Thảo]
  • Giới thiệu về Sô-lô-khốp và truyện ngắn Số phận con người
  • Phân tích đoạn trích kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
  • Cảm nhận văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn...

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân - Bài mẫu 1

Có thể nói, Nguyễn Tuân là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt nam thế kỉ XX.Tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện sự chuyển biến từ nhà văn lãng mạn thành nghệ sĩ công dân gắn bó với sự nghiệp Cách mạng. Thành công lớn nhất của Nguyễn Tuân là thể loại tùy bút, bút ký – đây cũng là sự đóng góp lem nhất của Nguyễn Tuân cho văn học hiện đại.

Nguyễn Tuân có một quan điểm, phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. trước hết có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Phong cách ấyvừa kế thừa truyền thống “ngông” của các nhà nho tài hoa bất đắc chí, vừa tiếp nhận tư tưởng ảnh hưởng cá nhân chủ nghĩa có văn hóa phương Tây hiện đại. Vì vậy, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏa sự độc đáo, tài hoa, uyên bác.

Nguyễn Tuân tài hoa trong việc dựng người, dựng cảnh, trong những hiện tượng so sánh táo bạo, bất ngờ. Sự uyên bác của ông thể hiện trong việc vận dụng sự hiểu biết thuộc nhiều ngành khác nhau để quan sát hiện thực cuộc sống. Từ sự quan sát tinh tế, kĩ lưỡng và vốn sống phong phú, ông sáng tạo hình tượng, mang đến cho người đọc một khối lượng tri thức đa dạng, phong phú. Bởi thế, văn Nguyễn Tuân vừa đĩnh đạc, cổ kính, vừa trẻ trung, hiện đại.

Nguyễn Tuân thường tiếp cận, phát hiện, miêu tả sự vật ở phương diện văn hỏa thẩm mỹ, tài hoa, uyên bác. Nhà văn không những phân loại nhân vật của mình không chi theo tiêu chí đạo đức, xã hội mà còn theo tiêu chí thẩm mỹ. Vì vậy, nhiều nhân vật được thể hiện như những người tài hoa nghệ sĩ. Cái gì trong văn nguyễn Tuân cũng trở nên sáng rực, hoặc là tài hoa, điêu luyện, hoặc là lớn lao, kì vĩ.

Nguyễn Tuân là người có một tình yêu thiên nhiên tha thiêt. Thiên nhiên đối với ông là nguồn tư liệu phong phú, ẩn chứa trong đó là cái đẹp, cái cao cả, thiêng liêng. Từ tình yêu thiên nhiên tha thiết áy, ông có nhiêu phát hiện tinh tế và độc đáo về thiên nhiên của đất nước, có cảm hứng đặc biệt trước những phong cảnh tuyệt mĩ, những gió bão thác ghềnh dữ dội.

Nguyễn Tuân có đóng góp lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Ông có kho từ vựng phong phú; có khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, giàu nhạc điệu và có đóng góp lớn cho thể loại tùy bút.

Văn Nguyễn Tuân là kiểu văn đa giọng điệu.Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ. Ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng và biểu đạt nó với giọng văn tự hào, trân trọng và kính phục. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. Bởi thế, nhiều bài viết của ông có mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề.

Với nét phong cách tài hoa và độc đáo ấy, Nguyễn Tuân xứng đáng là nghệ sỹ công dân, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.

Video liên quan

Chủ Đề