Nhau bám mặt trước nhóm 1 độ 1 là gì

Nhau thai là một trong những bộ phận quan trọng góp phần nuôi dưỡng bào thai. Nhiệm vụ chính của nhau thai là vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, đồng thời giúp đào thải các chất thải từ thai nhi.

Ngoài ra, nhau thai còn có vai trò bảo vệ bào thai khỏi các nguy cơ bị nhiễm trùng và tiết ra lượng lớn các hormone nữ để giúp ngăn chặn những cơn co thắt tử cung diễn ra khi chưa đến ngày dự sinh.

Ở mỗi mẹ bầu, vị trí nằm của nhau thai sẽ khác nhau. Một số vị trí thường gặp ở nhau thai là: nhau bám phía trên thành tử cung, nhau bám bên phải hoặc bên trái tử cung, nhau bám mặt sau và nhau bám mặt trước.

Nhau bám mặt trước là gì?

Thông thường, nhau thai sẽ được hình thành ở phần trên của tử cung ngay khi trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, gần với bụng gọi là nhau bám thấp. Nhau bám mặt trước được hiểu là nhau thai nằm “ngay phía trước” đầu em bé. Điều đó có nghĩa là nhau thai nằm phía trước bụng và bào thai nằm ngay phía sau nó.

Tình trạng nhau bám mặt trước tử cung có thể khiến thai phụ gặp phải một số vấn đề sau

  • Gây khó khăn trong việc cảm nhận những cử động của bé: Khi bánh nhau bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa bé với tử cung, từ đó khiến mẹ không thể cảm nhận được những cử động của em bé. Thậm chí, khi bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ, mẹ bầu cũng không cảm nhận được những cú đạp của bé.

  • Khó nghe được nhịp tim của bé: Vị trí bám của nhau thai không thuận lợi sẽ gây nhiều khó khăn cho bác sĩ trong việc lắng nghe nhịp tim thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng nhau bám mặt trước sẽ không gây trở ngại đối với việc siêu âm xác định giới tính của bé.

  • Cản trở các thủ thuật y khoa: Mang thai nhau thai bám mặt trước sẽ cản trở những thủ thuật y khoa. Nếu bé bị ngôi ngược [mông ra trước] thì tình trạng nhau thai bám mặt trước sẽ trở ngại trong việc đưa bé ra ngoài.

  • Khi nào mẹ cảm nhận được cử động của con: những trường hợp nhau bám mặt trước, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cử động của bé chậm hơn so với những trường hợp mang thai bình thường. Các bác sĩ cho biết, thai phụ mang thai nhau bám mặt trước tử cung sẽ cảm nhận được rõ ràng các cử động của thai nhi ở tuần thứ 24. Nếu sau tuần 24 mẹ bầu vẫn không cảm nhận được những chuyển động của bé yêu thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.

Nhau bám mặt trước có nguy hiểm không?

Thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm từ tuần 32 đến tuần 36 để kiểm tra vị trí bám của nhau thai. Nhau bám mặt trước được cho là an toàn nếu nhau thai trở lại đúng vị trí vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Nếu trong tuần 33 và 34, nhau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám khá thấp ở tử cung sẽ dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo. Trường hợp bị nhau tiền đạo, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định vị trí của thai nhi, nhau thai và chỉ định cho thai phụ sinh mổ. Do đó, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên để giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng thai sản.

Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng chuyển dạ chậm với những đau đớn và khó chịu ở phần thắt lưng khi sinh.

Nếu đã từng sinh mổ ở lần mang thai trước thì lần mang thai sau nhau thai có thể phát triển ở vùng sẹo và thành tử cung. Để nhận biết tình trạng này, thai phụ cần phải thực hiện siêu âm và MRI [chụp hình cộng hưởng từ trường].

Nhau bám mặt trước có thể gây ra một số biến chứng về sức khỏe như bị cao huyết áp, tiểu đường, bé tăng trưởng chậm và thai chết lưu.

  • Nhau bám mặt trước có sinh thường được không?

Tùy vào sức khỏe của mẹ và vị trí của nhau thai trong giai đoạn cuối thai kỳ mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Sinh mổ không phải là lựa chọn duy nhất khi nhau thai bám mặt trước. Mẹ bầu vẫn có thể sinh thường được.

Tuy nhiên, nếu nhau thai chặn ngay cổ tử cung của người mẹ, làm cản đường ra của bé thì việc sinh thường là hoàn toàn không có khả năng, lúc này mẹ bắt buộc phải mổ lấy thai.

  • Nhau bám mặt trước sinh con trai hay con gái

Quan niệm dân gian cho rằng nhau bám mặt trước sẽ sinh con gái, thế nhưng thực chất đây chỉ là lời truyền miệng. Các bác sĩ sản khoa khẳng định, việc dựa vào tình trạng nhau thai bám mặt trước hay sau để xác định giới tính thai nhi là không có cơ sở.

Thực tế, giới tính thai nhi được xác định ngay sau khi thụ thai, thậm chí là khi bé chưa là một bào thai. Cặp nhiễm sắc thể 23 sẽ làm nhiệm vụ xác định giới tính em bé.  Do đó, việc nhau bám mặt trước khi mang thai hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến giới tính thai nhi.

Chăm sóc nhau thai như thế nào tốt nhất?

Để chăm sóc nhau thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Tránh những cơn dằn xóc mạnh, tránh hút thuốc lá hoặc ngửi mùi thuốc lá vì sẽ gây ảnh hưởng cho nhau thai và thai nhi.

  • Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca... thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, sữa...

  • Chỉ tập thể dục khi được bác sĩ cho phép. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập các bài tập kegel, yoga, đi bộ trước khi sinh.

  • Nếu gặp tình trạng đau bụng hoặc chảy máu âm đạo trong thai kỳ, cần đến bệnh viện để xác định nguyên nhân, tránh những hậu quả không mong muốn.

Nhìn chung, những biến chứng của nhau thai bám mặt trước hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm. Do đó, thai phụ cũng không cần quá lo lắng chỉ cần ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ là mẹ bầu sẽ có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Hỏi - 12/01/2011

Xin chao Bac sy.

Em nam nay 30 tuoi, mang thai lan dau, thai duoc 13 tuan tuoi.  Vua roi e co di sieu am, ket qua sieu am em thay ghi "Nhau: bam mat truoc do II" , em khong hieu nhau bam nhu vay la the nao, co anh huong gi den thai nhi khong.Em khong do duoc do mo da gay cua thai nhi vi qua 12  tuan. Thi thoang em thay dau that lung kinh khung, co khi dang ngoi,dung len la bi buot khong dung duoc, nhu vay e co bi lam sao khong.

Sap toi, em duoc bac sy cho pkdk, yeu cau em den BV Tu du de lam xet nghiem mau va tam soat Down.Vay em se chuan bi nhung gi.

Em cam on Bac sy.

Trả lời

Chào bạn,

Siêu âm đo độ mờ gáy thực hiện ở tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Với thai 13 tuần tuổi có thể đo độ mờ gáy được. Vị trí nhau bám mặt trước là bình thường. Nhau bám nhóm 1 là  bám ở đáy tử cung, nhóm 2 là bờ dưới nhau qua nửa dưới của thân tử cung, nhóm 3 là nhau bám thấp hay nhau tiền đạo. Khi thai lớn > 20 tuần mới xác định được nhóm 3. Tử cung lớn lên theo tuổi thai cũng có thể kém bánh nhau lên và vị trí nhau bám sẽ thay đổi theo. Đau lưng là dấu hiện thường gặp ở thai phụ do nội tiết thai kỳ gây nên. Bạn nên có tư thế đúng, giữ lưng thẳng [dù đứng hay ngồi].  Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, siêu âm thai 3D, 4D.

Nhau thai là một bộ phận quan trọng góp phần vào việc nuôi dưỡng bào thai, giúp cho máu và chất dinh dưỡng từ mẹ được truyền qua thai nhi. Tuy nhiên, đối với mỗi người thì vị trí bánh nhau lại khác nhau và có những vị trí đặc biệt mà các mẹ bầu cần phải lưu ý.

Thông thường, vị trí bánh nhau sẽ nằm tại các điểm sau đây:

  • Bánh nhau nằm ở sau lòng tử cung
  • Bánh nhau nằm trước lòng tử cung
  • Vị trí bánh nhau ở phía bên lòng tử cung
  • Nhau thai bám ở đáy tử cung
  • Bánh nhau nằm thấp ở dưới cùng của tử cung hoặc ngay trên cổ tử cung

Vị trí bánh nhau có thể khác nhau đối với mỗi mẹ bầu. Khi đi siêu âm thai kỳ, bác sĩ sẽ giúp bạn biết được nhau có ở vị trí an toàn hay đang gặp phải vấn đề gì hay không.

Có một số trường hợp bánh nhau nằm tại vị trí đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Vậy bánh nhau nằm ở đâu thì cần phải lưu ý?

2.1 Bánh nhau thai bám thấp

Vị trí: Bánh thai nằm phía dưới tử cung.

Nguyên nhân: Do người mẹ có tử cung dị dạng hoặc đã từng nạo hút thai.

Nguy cơ:

  • Vị trí bánh nhau thấp cản trở đường đi của thai khi mẹ chuyển dạ.
  • Khiến thai phụ mất máu, thậm chí có thể gây tử vong.
  • Tăng nguy cơ sảy thai hay sinh non.
  • Những trường này cần được mổ đẻ hoặc nhập viện sớm để được theo dõi.

Hình ảnh mô tả vị trí nhau thai bám thấp

Vị trí: Bánh nhau tiền đạo có vị trí nằm ngay cổ tử cung, chắn trước lối ra của thai nhi. Tỷ lệ mắc nhau tiền đạo chiếm khoảng 3,5-4,6/1000 ca sinh sống.

Nguyên nhân: Hiện y học vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân mắc nhau tiền đạo. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này như người có có tiền sử bị nhau tiền đạo; tử cung có sẹo mổ, đặc biệt là các ca mổ lấy thai; người có đa thai, đa sản; người từng nạo hút thai; thai phụ hút thuốc lá...

Nguy cơ:

  • Gây chảy máu trong ở ba tháng cuối thai kỳ, khi chuyển dạ và sau sinh.
  • Gây nên tình trạng đẻ khó, khả năng điều chỉnh ngôi thai không tốt, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Gây xuất huyết âm đạo, choáng mất máu, rối loạn đông máu ở người mẹ.
  • Có thể bị suy thai do thiếu máu, sinh non.
  • Tỷ lệ tử vong của con trong nhau tiền đạo tương đối cao, lên tới 30 – 40%.

2.3 Vị trí bánh nhau cài răng lược

Vị trí: Bánh nhau ăn sâu vào tử cung không thể bong tróc sau khi sinh.

Nguyên nhân: Nguyên nhân của nhau cài răng lược chưa được xác định rõ, tuy nhiên nó có thể liên quan đến bánh nhau tiền đạo hoặc do mổ đẻ trước đó. Tình trạng thường xuất hiện ở 5 – 10% phụ nữ có nhau tiền đạo. Bên cạnh đó, phụ nữ đã sinh mổ ở lần 1 thì có nguy cơ bị rau cài răng lược trong lần mang thai kế tiếp tăng 4,5 lần so với những người sinh thường.

Nguy cơ:

  • Tỷ lệ người bị nhau cài răng lược là 1/2500, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
  • Tăng nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm và nguy cơ biến chứng.
  • Xuất huyết nhiều khi tách nhau thai, có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.
  • Tử cung và một số cơ quan khác của người mẹ có thể bị tổn thương trong quá trình bóc nhau.

Bánh nhau ăn sâu vào tử cung không thể bong tróc sau khi sinh

Vị trí của bánh nhau có thể thay đổi trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy, thai phụ cần siêu âm bánh nhau định kỳ để biết được tình trạng nhau thai.

Siêu âm thường được thường được tiến hành trong khoảng tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ. Một số trường hợp, siêu âm bánh nhau được kiểm tra gần hơn với ngày dự sinh để đảm bảo rằng nhau thai không chặn cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ kiểm tra một cách kỹ lưỡng hơn nếu thai phụ có một số yếu tố nguy cơ như:

  • Từng phẫu thuật tử cung, nạo thai hoặc sinh mổ.
  • Phụ nữ trên 30 tuổi.
  • Người mang song thai hay đa thai.
  • Người hút thuốc lá.
  • Cấy trứng đã thụ tinh vào vị trí phía dưới thấp của tử cung người mẹ.

Siêu âm là cách để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé cũng như vị trí bánh nhau. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, thai phụ cần phải tuân thủ tuyệt đối hưỡng dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ hàng đầu khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói dịch vụ thai sản trọn gói, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Chủ Đề