Những đứa trẻ bị mắc kẹt review

Tác giả: Kanae Minato
Reviewer: Điền Yên
—-

Tập truyện mỏng, lại gồm 6 vụ lẻ nên mỗi truyện rất ngắn. Ấy thể nhưng lúc đọc lại cảm thấy dài. Bởi vì ý tưởng và ý nghĩa của truyện khá tốt nhưng khai triển của tác giả làm tôi buồn ngủ. Tác giả cố tạo twist nhưng quá dễ đoán. Nhân vật mắc kẹt trong thói ích kỷ của bản thân và/hoặc người khác. Họ vẫy vùng khốn khổ nhưng cuối cùng đều rơi vào kết cục bi thảm.

Sau sự thành công của Thú tội, tôi kỳ vọng vào Chuộc tội hơn. Cuốn này nói thật là hơi gây thất vọng.

"Nhân chi sơ, tính bản thiện" [1] hay là "Nhân chi sơ, tính bản ác" [2] ?

Lâu nay, đây là 2 quan điểm gây nhiều tranh cãi, người ủng hộ quan điểm 1, người ủng hộ quan điểm 2.

Bạn ủng hộ quan điểm nào?

"Nhân chi sơ, tính bản thiện" là học thuyết của Mạnh Tử. "Nhân chi sơ, tính bản ác" là học thuyết của Tuân Tử. Dù cả 2 đều là triết gia, học giả Nho giáo nhưng lại có quan điểm hoàn toàn đối lập nhau.

Nếu có thể xuyên ko gặp Mạnh Tử hay Tuân Tử, Lý cũng muốn tranh luận với các cụ để xem các cụ giải đáp thế nào

Vì quan điểm của Lý là: "Nhân chi sơ… cả thiện, ác". Quan điểm này của Lý càng được củng cố hơn sau khi đọc xong cuốn Những Đứa Trẻ Bị Mắc Kẹt.

Vì sao ư?

Giống như trong vũ trụ này, có mặt trời thì có mặt trăng, có ngày thì có đêm, có lửa thì có nước, có nóng thì có lạnh, có nam thì có nữ, có trắng thì có đen, có tốt thì có xấu… Tất cả các mặt đối lập này là sự tồn tại đương nhiên của Dương và Âm, đó là sự cân bằng của tự nhiên.

Và bản chất con người cũng thế: Luôn có hai mặt Thiện và Ác trong mỗi người. Nhưng người đó khi trưởng thành trở thành Thiện nhân hay Ác nhân thì còn phụ thuộc vào môi trường giáo dục mà người đó tiếp nhận. Gia đình, trường học, xã hội đều là yếu tố quan trọng hình thành nhân cách trưởng thành và cũng là yếu tố có tác động mạnh để phần Ác hoặc Thiện trong con người vượt trội.

Nhưng, quan trọng nhất trong đây, chính là môi trường giáo dục từ gia đình. Gia đình là gốc rễ của xã hội. Được giáo dục tốt thì phần Thiện trong bản tính sẽ chiến thắng phần Ác, giống như mùa hè thì nóng [dù vẫn có những ngày mưa gió], mùa đông thì lạnh [dù vẫn có những ngày nắng khô]…

Thủ phạm trong 1 án mạng lại là 1 người mà ai cũng biết đến cô ấy "thường ngày rất tốt bụng". Nhưng nhìn lại xem, nguồn gốc tâm lý ở đây, hóa ra vì mẹ cô ấy đã dạy cô ấy "phải" trở thành người tốt ngay từ khi còn nhỏ, dù trước việc cô ấy đúng mà người khác sai, mẹ cô cũng bắt cô phải xin lỗi và nhận sai về mình => ấm ức, tức tối lâu ngày dồn nén => có ngày vỡ bờ, vỡ đến ko tưởng là cô ấy có thể giết người, dù đó là lần đầu tiên cô ấy được trung thực nhất với cảm xúc của mình.

Một đứa trẻ có mẹ đơn thân và suốt ngày bỏ bê con để chỉ sống thỏa mãn cá nhân, thậm chí bạo hành con và đứa trẻ đó có thể giết người chỉ vì cảm thấy "cuộc đời luôn bất công với bản thân mình".

Xung đột thế hệ, cũng như việc xung đột giữa cha mẹ và con cái, là tất yếu. Nhưng các bậc phụ huynh đã bao giờ thực sự hiểu con mình hay chưa? Đã bao giờ nhìn nhận con theo chính bản thân chúng hay chỉ là một đứa con lý tưởng mà các bậc cha mẹ mong muốn có được?

Và những đứa con, có thái quá hay ko khi vội vàng kết luận cha mẹ mình thuộc danh sách "cha mẹ độc hại"?

Lại nói, "nhân chi sơ, cả thiện, ác". Chúng ta chẳng bao giờ hình dung nổi những việc ác mà con người có thể làm ra. Cũng như, những việc thiện lương mà khi nghe kể, nhiều người lắc đầu như khi nghe 1 câu chuyện cổ tích.

Thiện hay Ác, mỗi đứa trẻ lớn lên trở thành thế nào, phụ thuộc chính vào môi trường giáo dục ngay từ gia đình.

Đây là 1 cuốn sách đáng đọc, dù bạn đang vai trò gì trong gia đình

Nguồn FB: Lý Uyên

Xem thêm

Đây là quyển sách mà tớ rất thích. "Những đứa trẻ bị mắc kẹt" bao gồm 5 câu chuyện cùng phản ánh về cách giáo dục sai trái trong gia đình. Theo Kanae Minato, gia đình chính là nền tảng giáo dục, tuổi thơ là yếu tố hình thành nên nhân cách và cả lối sống của bản thân sau này. Có những người được nuôi dưỡng tốt, lớn lên sẽ thành đạt, tài giỏi nhưng cũng có những đứa trẻ cứ mãi mắc kẹt trong những khủng hoảng tuổi thơ, những ám ảnh đáng sợ, tổn thương từ cách giáo dục của cha mẹ… để rồi lớn lên, dù trưởng thành, họ vẫn không thể thoát khỏi được cái bóng đen đó. Nhà là tổ ấm, là gia đình, nơi của tình yêu thương, che chở, nhưng nếu như đứa trẻ lại phải sợ hãi ngay chính ngôi nhà của mình thì thật đáng thương thay! Cha mẹ đều mong muốn con mình hạnh phúc, mong muốn những điều tốt đẹp cho con nhưng liệu cách yêu thương của họ có đúng? Con cái sẽ thực sự thấu hiểu cho họ? Tác giả Kanae Minato đã giúp tôi nhìn nhận lại bản thân mình dưới cương vị một người con, tôi cảm thấy được đồng cảm và chia sẻ trong những câu chuyện đầy ám ảnh như thế.

Dễ dàng khiến bạn bị đánh lừa

Nhắc đến Kanae Minato, đa số chúng ta sẽ nhớ ngay đến cuốn tiểu thuyết "Thú Tội" [Kokuhaku] đã được chuyển thể thành phim [Confession] vào năm 2010. Đó là câu chuyện đã khiến mình vô cùng ám ảnh và suy nghĩ rất nhiều về động cơ gây án của hung thủ sau khi đọc xong. Và tiếp đến cuốn sách này, Kanae lại một lần nữa khẳng định tài năng của mình trong việc đào sâu và phơi bày những góc khuất, những mảng tối trong tâm hồn mỗi con người. Cuốn sách này bao gồm 6 phần, là tập hợp 5 câu chuyện về những kẻ gây án khó hiểu, hay nói đúng hơn, những kẻ mà không ai nghĩ rằng họ lại là hung thủ. Sử dụng linh hoạt ngôi kể thứ nhất cùng với sự sắp xếp thời gian và cốt truyện khôn khéo, Kanae Minato đã lột tả cho độc giả một cách chân thực nhất tâm lý và tính cách của những kẻ luôn được gắn mác ‘hiền lành’ và ‘giỏi chịu đựng’. Đặc biệt, cách mà tác giả đan xen lời tự sự của các nhân vật sẽ dễ dàng khiến bạn bị đánh lừa và không thể biết được ai mới là hung thủ thật sự! 5 câu chuyện với những cảm xúc phức tạp đan xen, chứng tử kỉ ám thị của nhân vật, những tình yêu, tình bạn, tình thân, sự áp đặt, chi phối, chịu đựng hay vùng lên, thoả hiệp hay chống đối, mạnh mẽ kiên cường hay yếu đuối,... Tất cả sẽ dẫn dắt bạn qua từng câu chuyện và sau đó bạn sẽ phải đặt ra một câu hỏi: “Giáo dục con cái thế nào cho đúng và mối quan hệ giữa phụ huynh với con mình làm cách nào để có thể dung hoà?”

Chủ Đề