Nội dung nào thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng được gặp mặt các nhà giáo, các cán bộ quản lý tiêu biểu, đại diện cho gần 1,5 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục cả nước nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu. [Ảnh: Đại biểu nhân dân]

Nhắc lại lời dạy của Bác Hồ về vai trò to lớn của giáo dục "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh thấm nhuần lời dạy của Bác, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sau gần 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực; từ một nước nghèo, kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có cơ đồ, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, những thành tựu đó có sự đóng góp rất quan trọng của ngành giáo dục.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội trân trọng bày tỏ sự tri ân đối với những cống hiến thầm lặng của các thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước; biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực và kết quả đạt được của ngành giáo dục trong suốt thời gian qua.

Theo Chủ tịch Quốc hội, ngành giáo dục đã nỗ lực đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, ngành giáo dục đã chủ động, kịp thời đề ra phương án phù hợp, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp và hình thức dạy học, nhất là dạy học trực tuyến để các hoạt động giáo dục không bị ngưng trệ, “đứt gãy”; tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định có được kết quả nêu trên là do sự cố gắng của toàn ngành, sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của thầy và trò trong cả nước.

Trong đó, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu có mặt tại đây là những tấm gương về chuẩn mực đạo đức, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, sự tận tụy, tâm huyết với nghề…

Chia sẻ với những áp lực của ngành giáo dục trong bối cảnh hiện nay, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục còn ở phía trước với nhiều vấn đề còn phải tiếp tục giải quyết.

Không thể nói trong nhiệm kỳ này là giải quyết ngay được những yêu cầu về đổi mới phát triển giáo dục mà phải thường xuyên, liên tục đổi mới, hoàn thiện.


Vinh danh 183 nhà giáo tiêu biểu năm 2020

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm coi trọng, tạo điều kiện để ngành giáo dục phát triển, phát huy vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới... tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Với mong muốn ngành giáo dục tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước, nhất là nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngành giáo dục cần tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, nhất là Kết luận số 51-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, vào thời điểm hiện nay, ngành giáo dục cần tích cực tham mưu, đóng góp những ý kiến, đề xuất, định hướng, nội dung thiết thực, phù hợp với thực tiễn phát triển ngành cũng như phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới để góp phần hoàn thiện các dự thảo văn kiện của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh; khuyến khích phát triển các ngành, các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, kinh tế số.

Bộ cần đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động; tăng cường kiểm định chất lượng, chú trọng kiểm định quốc tế các cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo; quan tâm đầu tư hơn nữa để phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới để bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho người dân…

Chủ tịch Quốc hội chúc các thầy giáo, cô giáo luôn đủ sức khỏe, lòng nhiệt huyết, niềm tin, để tiếp tục yêu nghề, cống hiến cho sự nghiệp cao cả, xứng đáng là những “người đưa đò” thầm lặng mà vẻ vang.

Đặc biệt, các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu có mặt tại buổi gặp mặt này tiếp tục phát huy vai trò là hạt nhân nòng cốt, lan tỏa để có nhiều hơn nữa tấm gương về chuẩn mực đạo đức, sự tận tâm, tận tụy với nghề, truyền “ngọn lửa” nhiệt huyết, chia sẻ những cách làm hay, những kinh nghiệm quý, những đổi mới, sáng tạo; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống hiếu học của cha ông; thổi bùng niềm tin, khát vọng đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội cùng các bậc phụ huynh tiếp tục đồng hành, đề cao trách nhiệm trong việc phối hợp chăm lo phát triển giáo dục, góp phần nâng cao những thành tựu của sự nghiệp “trồng người”; đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.

Theo Baochinhphu.vn

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục

[ĐCSVN] - Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục, luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do đó, trong các nghị quyết của Đảng, Trung ương đều có những nội dung quan trọng đến vấn đề giáo dục.

GS Trần Hồng Quân chia sẻ những trăn trở về giáo dục với đồng chí Võ Văn Thưởng

[Ảnh: Thanh Hùng]

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam [20/11], ngày 18/11, đồng chí Võ Văn Thưởng- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm, chúc mừng GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Đến thăm, chúc mừng GS.TS Trần Hồng Quân, đồng chí Võ Văn Thưởng cho biết, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những đóng góp của GS Trần Hồng Quân cho sự nghiệp giáo dục nước nhà trong nhiều thập kỷ qua. Ở từng giai đoạn, ở nhiều cương vị khác nhau, thầy Quân luôn dành cho thế hệ học trò, đàn em ngành giáo dục sự quan tâm và những đóng góp to lớn.

Ngay cả khi về hưu, thầy Quân vẫn dành nhiều tâm huyết góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà. Hiện nay, GS Trần Hồng Quân vẫn rất tích cực đóng góp cho nền giáo dục, tham gia tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị góp ý xây dựng chính sách phát triển ngành, đội ngũ nhà giáo, chăm lo cho các thế hệ sinh viên, học sinh.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương mong muốn GS.TS Trần Hồng Quân luôn khỏe mạnh để tiếp tục đóng góp những kinh nghiệm quý báu của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục, luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do đó, trong các nghị quyết của Đảng, Trung ương đều có những nội dung quan trọng đến vấn đề giáo dục. Trong bối cảnh hiện nay, các chủ trương và chính sách phát triển giáo dục luôn rất cần các nhà quản lý, nhà khoa học, các thầy - cô giáo đã và đang gắn bó với sự nghiệp giáo dục tiếp tục góp ý, đóng góp nhiều kinh nghiệm ở các cấp độ khác nhau, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo theo nghị quyết của Đảng, góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước.

GS.TS Trần Hồng Quân cảm ơn những lời chúc tốt đẹp từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như từ đồng chí Võ Văn Thưởng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, và cho rằng, sự nghiệp giáo dục hiện đã và đang đạt được những thành tựu nhất định. Tuy vậy, nếu xét trên mặt bằng chung so với các nước trên thế giới, giáo dục ở nước ta vẫn còn những hạn chế.

Đưa ra ý kiến về giáo dục phổ thông, GS.TS Trần Hồng Quân cho rằng ở nước ta học sinh học giỏi kiến thức nhưng vẫn còn thiếu tư duy logic và tư duy phản biện so với các nước trên thế giới. Chương trình dạy học của chúng ta cũng nặng về kiến thức nhưng chưa tốt trong việc dạy học sinh tư duy phản biện, khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu.

GS.TS Trần Hồng Quân trăn trở, mọi người đang lo lắng vì hiện nay chưa thấy nước ta có kế hoạch chiến lược để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nó đòi hỏi chúng ta phải có sức mạnh quốc gia, đó là chính là sức mạnh của trí tuệ. Đặc biệt, là bậc giáo dục đại học. Có được sức mạnh trí tuệ này, mới giúp cho đất nước tăng tốc được. Quốc gia nào cũng đã có kịch bản để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp này, trong khi Việt Nam chưa có kịch bản rõ ràng.

Chân thành lắng nghe những ý kiến đóng góp của Giáo sư Trần Hồng Quân, đồng chí Võ Văn Thưởng cảm ơn giáo sư đã đưa ra những ý kiến rất tâm huyết cho ngành giáo dục.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Đây sẽ là những ý kiến đóng góp rất quý báu, để góp phần phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian sắp tới.

GS.TS Trần Hồng Quân sinh ngày 15/2/1937, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề từ năm 1987 đến 1990; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT từ năm 1990-1997./.

Chi Mai

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề