Ở người già đặc điểm của xương là gì

Về hóa học, xương là một mô sống, chứa 30% chất hữu cơ và 70% chất vô cơ [muối canxi và phốt phát]. Mặc dù xương có độ khoáng cao nhưng luôn đổi mới về thành phần các chất, luôn luôn có hiện tượng hủy và tạo xương trong cơ thể ở mọi thời điểm kể cả khi lớn tuổi. Các tính chất hình thái của xương tùy vào lứa tuổi, điều kiện dinh dưỡng, hoạt động cơ, ảnh hưởng của nội tiết tố.

Loãng xương là bệnh lý rối loạn cân bằng giữa hai quá trình hủy xương và tạo xương của cơ thể, trong khi tạo xương chậm hẳn do tuổi tác hoặc các yếu tố khác thì hủy xương lại diễn ra nhanh hơn khiến cho chất lượng xương giảm, xương trở nên mỏng, xốp, giòn và dễ gẫy.

Loãng xương là một bệnh lý âm thầm, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện gãy xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ.

Loãng xương xuất hiện ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là hậu quả của một số bệnh hoặc việc lạm dụng một số loại thuốc gốc glucorticoid nhưng phần lớn phụ thuộc vào quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

  1. Bệnh loãng xương có thường gặp không?

Ở Mỹ, có đến 1.3 triệu trường hợp gãy xương do loãng xương mỗi năm, cứ 3 phụ nữ lớn hơn 65 tuổi thì có 1 phụ nữ bị loãng xương ảnh hưởng tới cột sống.

Ở Pháp có đến 55.000 ca gãy cổ xương đùi trên 1 triệu phụ nữ bị loãng xương.

Hàng năm ước tính trên thế giới có 200 triệu người mắc bệnh loãng xương.

Ở Việt Nam, với một nền kinh tế đang phát triển, phần đông dân số là lao động phổ thông hoặc nông dân. Theo một nghiên cứu của viện Dinh dưỡng Quốc gia [Bộ Y tế], số lượng người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam đã lên tới 3 triệu người và 170 ngàn người trong số đó bị gãy xương do loãng xương.

Nhìn chung, số lượng phụ nữ mắc loãng xương ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với nam giới. Một phần là do sức khỏe và điều kiện sống của phụ nữ vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, một phần cũng là do đặc điểm chung của phụ nữ Việt Nam là thấp bé nhẹ cân mà loãng xương thì tỉ lệ nghịch với chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI.

Hiện nay chi phí điều trị loãng xương lớn nhất là chi phí dành cho việc chữa trị gãy xương và xẹp lún đốt sống. Chi phí này được xếp tương đương với chi phí chữa bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng.

  1. Những trường hợp nào dễ bị loãng xương?

Những yếu tố không thể can thiệp: trẻ sinh ra nhẹ cân, tuổi, chiều cao, cân nặng, tiểu sử gãy xương, tiền sử gia đình có cha mẹ từng bị gãy xương, người da trắng…

Những yếu tố có thể can thiệp: hút thuốc, nhẹ cân, thiếu hormone, thiếu canxi, nghiện rượu bia và các chất kích thích, thiếu vận động thể lực, dùng corticoid kéo dài. Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý như suy thận mạn, cường giáp, viêm cột sống, các bệnh về khớp phải sử dụng thuốc kèo dài sẽ gây loãng xương.

Hiện nay có tình trạng lạm dụng corticoid khi bệnh nhân tự mua các thuốc như dexamethason hay prednisolon để uống chữa thấp khớp. Hoặc ngay cả một số thuốc Đông y cũng thêm thành phần corticoid vào dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

  1. Hậu quả của loãng xương là gì?

Hậu quả của loãng xương là gãy xương: Gãy xương cột sống và gãy cổ xương đùi chiếm tỉ lệ cao nhất trong bệnh lý loãng xương, gây tàn tật và tử vong.

  1. Làm thế nào để chẩn đoán loãng xương?

5.1 Các phương pháp đo mật độ xương

Đo tỉ trọng khoáng của xương: phát hiện sớm sự thay đổi khối lượng xương bằng cách đo hấp thụ photon đơn, đo hấp thụ photon kép, đo hấp thụ tia X năng lượng kép hoặc đo tỷ trọng xương bằng chụp cắt lớp vi tính.

Thăm dò Xquang: đo tốc độ mất xương hàng năm, đánh giá sự thay đổi của quá trình này bằng cách định lượng những chỉ số trong máu và nước tiểu phản ứng quá trình tạo xương, quá trình hủy xương. Cộng với những thông số lâm sàng như chiều cao cân nặng và một số xét nghiệm sinh hóa chương trình cho phép ước tính tốc độ mất xương hàng năm của người bệnh.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như sinh hóa lâm sàng, sinh thiết xương mào chậu, đồng vị phóng xạ, siêu âm, cộng hưởng từ…

5.2 Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương: DEXA

DEXA: Dual Energy X-ray Absorptiometry – đo hấp thụ tia X kép

Về nguyên lý, DEXA sử dụng 2 nguồn tia X hướng vào vùng xương cần đo độ đậm như cột sống, cổ xương đùi và đo năng lượng của chùm tia đó khi nó ra khỏi cơ thể. Xương sẽ hấp thu một phần tia X, phần còn lại đi xuyên qua xương. Mật độ xương càng cao, tia X xuyên qua nó càng ít.

Vì đây là phương pháp có độ chính xác rất cao nên được gọi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.

Hình 1. Máy đo loãng xương theo phương pháp DEXA tại Bệnh viện Quốc tế Becamex

Chỉ số T-score: độ lệch chuẩn của mật độ xương người đo được so với mật độ xương ở lúc phát triển cao nhất [20-30 tuổi: Standard daviation SD]

T-score = [BMDi-pBMD]/SD

Trong đó:

  • pBMD: mật độ xương đỉnh của đối tượng được đo
  • pBMD: mật độ xương đỉnh của cộng đồng

Kết quả:

  • T-score>-1: bình thường
  • T-score từ -1 đến -2.5: giảm mật độ xương

Chủ Đề