Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù ba-xti vào thời gian nào

nhận xét cuộc tấn colng quần chúng cách mạng vào pháo đài ba xti

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Quan sát bức hình Tấn công pháo đài-nhà tù Ba-xti

a, Cho biết bức tranh mô tả sự kiện gì? Trình bày nội dung của sự kiện đó?

b, Nêu ý nghĩa của sự kiện đó

Các câu hỏi tương tự

Nhận xét gì về cuộc tấn công của quần chúng cách mạng vào pháo đài Ba-xti?

1, Quan sát hình 9- SGK Lịch sử 8, em có nhận xét gì về:

​- Cuộc tấn công của quần chúng cách mạng vào pháo đài Ba-xti.

​- Ý nghĩa của sự kiện 14-7-1789.

​2, Qua nội dung bài học, em hãy phác họa lại các giai đoạn chính của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

​- Giai đoạn 1 [từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792]

​- Giai đoạn 2 [từ ngày 10-8-1792 đến ngày 2-6-1793]

- Giai đoạn 3 [từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794]

​3, Em có hiểu biết gì về nhân vật Rô-be-spie?

Nguồn: French revolutionaries storm Bastille, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, quần chúng cách mạng và quân lính nổi dậy ở Paris đã tấn công và phá hủy Bastille, từng là pháo đài của hoàng gia, sau chuyển thành nhà ngục, vốn đã trở thành biểu tượng cho sự tàn bạo của dòng họ Bourbon. Hành động kịch tính này là dấu hiệu cho sự khởi đầu của Cách mạng Pháp, thập niên của những xáo trộn chính trị và khủng bố, trong đó vua Louis XVI bị lật đổ và hàng chục ngàn người, bao gồm cả nhà vua và vợ ông – Marie-Antoinette, đã bị hành quyết.

Mùa hè năm 1789, nước Pháp đã nhanh chóng tiến đến cách mạng. Bernard-René Jordan de Launay, quan quản ngục Bastille, sợ rằng pháo đài của ông sẽ thành mục tiêu cho những người cách mạng, nên đã yêu cầu quân tiếp viện. Ngày 12/07, hoàng gia cho chuyển 250 thùng thuốc súng tới Bastille, và Launay đã cho quân lính lui vào trong pháo đài khổng lồ và nâng hai cây cầu kéo lên.

Rạng sáng ngày 14/07, một đám đông lớn được trang bị súng đạn, kiếm và các loại vũ khí tạm thời khác bắt đầu bao vây quanh ngục Bastille. Lính của Launay đã có thể cầm chân đám đông này, nhưng khi người dân Paris kéo đến ngày một nhiều, Launay đã giương một lá cờ trắng đầu hàng trên pháo đài. Ông và lính của mình đã bị bắt giam, kho thuốc súng của Bastille và các khẩu đại bác bị chiếm mất, và bảy tù nhân được trả tự do. Trên đường đến Hotel de Ville, nơi đáng lý Launay sẽ bị một hội đồng cách mạng xét xử, ông đã bị một đám đông kéo đi và giết chết.

Hành động chiếm ngục Bastille tượng trưng cho sự kết thúc của chế độ cũ và giúp quân cách mạng Pháp có được động lực không thể cưỡng lại được. Năm 1792, chế độ quân chủ chính thức bị bãi bỏ, Louis và vợ ông, Marie-Antoinette, bị đưa lên máy chém vì tội phản quốc năm 1793.

Trận chiến ngục Bastille là sự kiện quan trọng trong Cách mạng Pháp. Vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, những người dân Paris đã nổi dậy, tới chiếm nhà tù Bastille, một biểu tượng của quyền lực Vương triều.

Chiếm ngục BastilleMột phần của Cách mạng Pháp
Prise de la Bastille, họa phẩm của Jean-Pierre HouëlThời gianĐịa điểmKết quả
14 tháng 7 năm 1789; 232 năm trước [1789-07-14]

Paris, Pháp

48°51′11″B 2°22′9″Đ / 48,85306°B 2,36917°Đ / 48.85306; 2.36917
Bastille bị chiếm
Tham chiến
Vương quốc Pháp
Người dân ParisChỉ huy và lãnh đạo
Bernard-René de Launay 
Vương thân Lambesc
Camille DesmoulinsThương vong và tổn thất 1 người [6 hoặc 8 người bị giết sau khi đầu hàng] 98 người chết
73 người bị thương

Bastille

Vị trí trong Paris

Ngày 11 tháng 7 năm 1789, vua Louis XVI trục xuất vị Thượng thư duy tân Jacques Necker và tái cơ cấu lại tất cả các bộ. Quyết định này khiến những người dân Paris nổi loạn. Khoảng gần 1000 người dân đã tới chiếm ngục Bastille, chống lại 114 binh lính của nhà vua. Sau 4 giờ xung đột, quân nổi dậy chiếm được ngục Bastille. Các cựu binh Pháp và lính Thụy Sĩ trấn giữ ngục Bastille không thể chống nổi, phải đầu hàng[1].

Mặc dù có lệnh ngừng chiến để tránh sự tàn sát lẫn nhau, vị quan giám ngục ở đó là Hầu tước Bernard de Launay và nhiều lính gác vẫn bị giết. Đám đông đem đầu quan giám ngục cắm cọc mang đi diễu hành quanh thành phố. Tuy những người Paris chỉ giải thoát cho bảy tù nhân - gồm bốn kẻ lừa đảo, hai công tử quý tộc bị giam do đạo đức xấu, và một nghi phạm giết người - nhưng Bastille vẫn được coi là một biểu tượng hùng hồn của tất cả những gì bị căm ghét của "chế độ cũ".

Chiến thắng của nhân dân Paris đã thúc đẩy phong trào Cách mạng Pháp phát triển.[1]

  1. ^ a b William J. Roberts, France: a reference guide from the Renaissance to the present, trang 46

  • William J. Roberts, France: a reference guide from the Renaissance to the present, Infobase Publishing, 01-08-2004. ISBN 0816044732.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiếm ngục Bastille.

  Bài viết về thành phố Paris, thủ đô nước Pháp này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiếm_ngục_Bastille&oldid=66877317”

Video liên quan

Chủ Đề