Quản trị kinh tế là gì

Với những bạn trẻ đã và đang theo học các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế chắc hẳn đã không còn xa lạ với thuật ngữ “Quản lý kinh tế”. Nhưng thực chất các bạn đã hiểu rõ về ngành Quản lý kinh tế học cái gì? Và làm gì sau khi ra trường hay chưa?

Ngành quản lý kinh tế học gì?

Sinh viên theo học ngành Quản lý kinh tế được cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế như: – Quản lý nhà nước về kinh tế; – Quản lý doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; – Quản lý chiến lược; – Quản lý khoa học và công nghệ;

– Quản lý chương trình dự án phát triển.

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Quản lý kinh tế được phát triển các kỹ năng mềm như: • Kỹ năng làm việc nhóm; • Kỹ năng giao tiếp; • Kỹ năng đàm phán; • Kỹ năng lãnh đạo;

• Kỹ năng quản lý bản thân và hội nhập quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp ngành ngành Quản lý kinh tế làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế có thể tự tin trở thành một nhân sự kinh tế tốt trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo ngành kinh tế; nhân viên trong các tổ quốc tế, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển như:

– Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế các cấp, tại: Bộ phận hoạch định, tổ chức và kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế vĩ mô; Bộ phận hoạch định, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát và phân tích, đánh giá thực thi chính sách về kinh tế, quản lý tài sản, ngân sách, thuế; Bộ phận tổ chức triển khai, theo dõi và thực thi hội nhập kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế; Bộ phận nghiên cứu, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư vĩ mô và dự án đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội; Bộ phận đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, theo dõi và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp theo địa bàn và ngành hàng.

– Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, tại: Bộ phận hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp; Bộ phận triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; Bộ phận phân tích các hoạt động kinh tế, quản lý sử dụng các nguồn lực và thông tin, tư vấn quản lý doanh nghiệp.

– Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp; Các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo về kinh tế và quản lý kinh tế; Các trung tâm nghiên cứu và tư vấn về kinh tế và quản lý kinh tế; Tự thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế theo qui định của pháp luật.

  • TAGS
  • ngành quản lý kinh tế

Kinh doanh là một ngành học rộng thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội, bao gồm nhiều ngành hẹp và chuyên sâu nằm trong nó như Kế toán, Tài chính, Tổ chức và Marketing. Kinh doanh là một chủ đề liên ngành mà trong quá trình học tập cũng như vận dụng, có sự kết hợp kiến thức Xã hội học, Khoa học chính trị, Tâm lý học, Toán học, Thống kê học và Luật kinh tế học.

Chính vì vậy mà trong chương trình học/khóa học Kinh doanh, học viên sẽ phải học các môn như Tài chính, Kế toán, Quản lý và ngày càng phổ biến hơn là Khởi nghiệp. Bạn cũng có thể lựa chọn các khóa học kết hợp như Kinh doanh và Kinh tế hoặc chọn khóa học chuyên về Marketing hoặc Quản lý. Điều này sẽ đặc biệt có lợi sau khi bạn ra trường và tìm việc. Các nhà tuyển dụng vẫn thích một bằng cấp cụ thể hơn là quá chung chung.

Học kinh tế là học gì?

Học kinh tế là học về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Học kinh tế là nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên [hay còn gọi là nguồn lực] khan hiếm. Kinh tế học là một ngành học rộng và cũng là một chủ đề liên ngành kết hợp với các bộ môn như chính trị, tâm lý học, luật, xã hội, địa lý và lịch sử ở cả tầm vi mô và vĩ mô.

Một chương trình học kinh tế sẽ bao gồm các môn học về lý thuyết kinh kế đi cùng với điều tra thực nghiệm, sử dụng kỹ thuật thống kê để điều tra các câu hỏi trong chính sách công và lĩnh vực kinh doanh hay tài chính. Với một bằng kinh tế, cơ hội việc làm giới hạn ở các lĩnh vực như tư vấn kinh tế, tư vấn tài chính, tư vấn kế toán hay thống kê.

Học quản trị kinh doanh là học gì?

Quản trị kinh doanh là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ngành học này nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các chương trình/khóa học quản trị kinh doanh chuẩn bị cho bạn các kiến thức và kỹ năng cần thiết để điều hành và quản lý. Bạn cũng sẽ phải học các môn học như Tài chính, Kế toán, Marketing… nhưng ở góc độ quản lý và mang tính thực hành/thực tiễn cao.

Hiện nay các khóa học quản trị kinh doanh vô cùng phổ biến và học phí tương đối cao đặc biệt là các khóa MBA. Các chương trình MBA tại Mỹ được đánh giá rất cao và được công nhận rộng rãi. Ngoài lý do học kiến thức và kỹ năng, các khóa học MBA còn là cơ hội để gặp gỡ và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh tiềm năng. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến các khóa học MBA vô cùng đắt đỏ và hiếm có cơ hội học bổng. 

Các bạn nếu có thắc mắc hoặc muốn đăng ký tư vấn chọn ngành, tư vấn chọn trường đại học miễn phí với AUM Việt Nam hãy để lại thông tin tại đây!

Hotline: 091.5500.256

Kinh tế học quản trị [tiếng Anh: Managerial Economics, hay còn gọi là Business Economics] - là việc ứng dụng lý thuyết kinh tế và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định để nghiên cứu cách thức một tổ chức đạt được các mục tiêu của mình với hiệu suất cao nhất.

Mục lục

  • 1 Mối liên hệ của kinh tế học quản trị với các chức năng kinh doanh
  • 2 Kinh tế học quản trị và việc ra quyết định
  • 3 Liên kết ngoài
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Mối liên hệ của kinh tế học quản trị với các chức năng kinh doanhSửa đổi

Mối liên hệ là rất rộng. Trong mối liên hệ với môn marketing, đó là liên quan đến nhu cầu, co giãn của cầu theo giá [1].

Liên quan đến tài chính là việc lập kế hoạch vốn, phân tích hòa vốn, giá trị kinh tế gia tăng [economic value added].

Với khoa học quản trị đó là các quy hoạch tuyến tính, phân tích hồi quy, dự báo kinh tế...

Kinh tế học quản trị liên quan đến môn quản trị chiến lược trong việc phân loại cạnh tranh, phân tích cấu trúc, đánh giá hiệu quả kinh doanh. Việc xem xét các hình thái kinh doanh khác nhau sẽ cho ra các quyết định quản trị tốt hơn.

Trong mối liên hệ đến kế toán quản trị sẽ gồm nhiều công tác, trong đó có việc tính toán các chi phí liên quan, phân tích gia tăng, chi phí cơ hội...

Kinh tế học quản trị và việc ra quyết địnhSửa đổi

Các kiến thức nền tảng về kinh tế học quản trị đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết định quản trị. Các quyết định này bao gồm quyết định từ tầm xa, có tính chung chung đến các quyết định cụ thể nhất có liên quan đến các loại hình quản trị như đã thấy ở phần trên.

Hầu hết các quyết định kinh doanh đều có thể ứng dụng kinh tế học quản trị, trong đó nhất là:

  • Phân tích rủi ro: - phân tích và quản lý toàn bộ các rủi ro có thể có trong quá trình knh doanh.
  • Phân tích sản phẩm: - bao gồm tất cả các nhân tố liên quan đến sản phẩm.
  • Xác lập ngân sách: - phân tích và xác lập ngân sách ban đầu cũng như quản trị quá trình sau đó.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Kinh tế học quản lý

Tham khảoSửa đổi

  • William J. Baumol [1961] "What Can Economic Theory Contribute to Managerial Economics?," American Economic Review, vol. 51, no. 2, tháng 5 năm 1961, p p 142-46.
  • Ivan Png [2002] Managerial Economics, Malden, MA: Blackwell.
  • Keith Weigelt [2006]. Managerial Economics
  • Elmer G. Wiens The Public Firm with Managerial Incentives
  • NA, [2007]. "managerial economics," Encyclopædia Britannica online Concise Encyclopedia entry.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Managerial Economics, McGraw Hill, 2005

Video liên quan

Chủ Đề