Quảng Ninh có diện tích rừng ngập mặn dụng thứ máy cả nước

Bởi Pham, T.T., Vu, T.P., Pham, D.C., Dao, L.H.T., Nguyen, V.T., Hoang, N.V.H., Hoang, T.L., Dao, T.L.C., Nguyen, D.T.

Giới thiệu về cuốn sách này

Câu 3: Năm 2020, Quảng Ninh có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ?

A. 12 và 117

B. 13 và 177 [13đơn vị hành chính cấp huyện,177đơn vị hành chính cấp xã]

C. 10 và 107

D. 11 và 187

Câu 4: Quảng Ninh có diện tích rừng ngập mặn đứng mấy cả nước ?

A. 2

B. 4

C. 1 [Q.Ninh có 65.000 ha diện tích rừng ngập mặn]

D. 6

Câu 5: Toàn tỉnh Quảng Ninh có tổng bao nhiêu họ, ngành?

A. 721 họ thuộc 19 ngành

B. 721 họ thuộc 20 ngành

C. 720 họ thuộc 19 ngành

D. 720 họ thuộc 29 ngành

Câu 6: Quảng Ninh có khí hậu

A. Ôn đới

B. Gió mùa cận nhiệt

C. Nhiệt đới gió mùa ẩm

D. Nhiệt đới

@huy84126

Rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, ứng phó trước biến đổi khí hậu, góp phần ổn định sinh kế bền vững cho người dân vùng cửa sông, ven biển của Quảng Ninh.

Hội CTĐ tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, chính quyền địa phương và nhân dân tham gia trồng rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui [huyện Tiên Yên].

Theo số liệu của UBND tỉnh, toàn tỉnh hiện có tổng số 19.241,8 ha rừng ngập mặn, trong đó rừng ngập mặn phòng hộ có 15.274,9 ha, rừng ngập mặn sản xuất gần 4.000 ha và rừng ngập mặn đặc dụng là 26,88 ha.

 Là địa phương có hệ thống rừng sinh thái ngập mặn lớn của tỉnh, Tiên Yên có gần 3.700 ha rừng ngập mặn. Phần lớn diện tích rừng ngập mặn của huyện nằm ở xã Đồng Rui với gần 1.700 ha. Các chuyên gia đánh giá, rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui có hệ sinh thái đa dạng và đẹp nhất miền Bắc, với nhiều loại cây chống chịu mặn tốt như trang, sú, vẹt… nhiều cây hàng trăm năm tuổi. Vì vậy, rừng ngập mặn Đồng Rui không chỉ có giá trị to lớn đa dạng sinh học, mà còn giá trị lớn về kinh tế nuôi sống nhiều thế hệ người dân địa phương.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Đồng Rui phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng huyện tăng cường tuyên truyền người dân không xâm hại rừng ngập mặn; thực hiện tốt công tác giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo việc bảo tồn rừng ngập mặn, khuyến khích người dân phát triển mô hình du lịch sinh thái. Hằng năm, phối hợp cùng các cấp, ngành và nhân dân trồng xen hàng chục ha để duy trì bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn ổn định.

Huyện Đầm Hà có tổng số 2.550 ha rừng ngập mặn tại 4 xã tiếp giáp với biển gồm: Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập và Đại Bình. Trong đó có 2.380 ha diện tích rừng ngập mặn phòng hộ. Ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà, cho biết: Diện tích rừng ngập mặn phòng hộ có 900 ha được giao cho BQL Rừng phòng hộ huyện quản lý; diện tích còn lại thuộc quyền quản lý của UBND các xã. Diện tích rừng hiện nay trên địa bàn huyện được duy trì ổn định; đồng thời huyện cũng tuyên truyền đến người dân đảm bảo khai thác gắn với bảo tồn; không làm tổn hại đến hệ sinh thái của rừng ngập mặn.

Thông qua Hội CTĐ tỉnh, dự án “Trồng rừng ngập mặn, giảm thiểu rủi ro thảm họa” trên địa bàn Quảng Ninh do Hội CTĐ Nhật Bản tài trợ năm 1997 đến nay cũng mang lại hiệu quả đáng mừng. Trong 8 năm [1997-2005] dự án đã trồng mới 1.822 ha rừng ngập mặn tại 19 xã, phường của 7 huyện, thị xã, thành phố giáp biển trong tỉnh.

Gần 100 ha rừng ngập mặn tại xã đảo Ngọc Vừng [huyện Vân Đồn] được địa phương và người dân bảo vệ, duy trì hệ sinh thái biển.

Năm 2012, Hội CTĐ tỉnh phối hợp khảo sát nghiệm thu, đánh giá hiệu quả việc trồng rừng ngập mặn của dự án cho thấy, diện tích rừng ngập mặn còn 865 ha ở 8 xã, phường [giảm 957ha]. Năm 2017, Hội CTĐ tỉnh cùng các ngành liên quan tổ chức điều tra, rà soát, cập nhập số liệu, thống nhất ranh giới, diện tích hiện trạng rừng ngập mặn nằm trong dự án tại 8 xã, phường. Kết quả, sau 5 năm [2012-2017] diện tích rừng ngập mặn còn 672,34 ha phát triển ổn định [giảm 192,7ha].

Nguyên nhân sụt giảm trên do rừng trồng bị ngập sâu kéo dài, hà bám thân cây, bãi bồi có độ mùn quá mỏng, một số giống cây trồng không phù hợp với địa phương; diện tích rừng ngập mặn nằm trong dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất; nguồn nước bị ô nhiễm do xả thải của các nhà máy, xí nghiệp ở một số địa phương dẫn đến tình trạng cây rừng ngập mặn bị suy kiệt và chết dần.

Theo ông Vũ Hồng Hải, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, qua hơn 20 năm triển khai dự án “Trồng rừng ngập mặn, giảm thiểu rủi ro thảm họa” do tổ chức quốc tế tài trợ trên địa bàn tỉnh, diện tích rừng ngập mặn được trồng hiện tại có 672,34 ha duy trì ổn định phát triển tốt. Đảm bảo đa dạng sinh học chống sụt lún trước biến đổi khí hậu, phòng ngừa nước biển dâng. Toàn bộ diện tích rừng ngập mặn của dự án đã được chuyển giao cho địa phương quản lý và được số hóa cập nhật trên bản đồ về rừng ngập mặn của tỉnh; giúp việc quản lý bài bản, khoa học, chặt chẽ để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trên địa bàn tỉnh bền vững.

Vừa qua, cùng chuyến công tác với cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long ra ngoài Vịnh, tôi có dịp trở lại khu vực vụng Ba Cửa, hang Đầu Gỗ. Lâu lâu mới trở lại, tôi thấy thật mừng khi tận mắt chứng kiến quần thể rừng ngập mặn ở vụng Ba Cửa và trước cửa hang Đầu Gỗ đang phát triển xanh tốt. Đây là hai địa điểm có quần thể rừng ngập mặn lớn nhất ven các đảo trong lòng Vịnh Hạ Long [không kể ven bờ]. Những cây vẹt, sú, mắm… có cây cao trên dưới 2,5m khá nhiều. Tại vụng Ba Cửa, quần thể rừng ngập mặn đã phát triển ven đảo dài hàng trăm mét, còn trước cửa hang Đầu Gỗ, rừng ngập mặn cũng đang ngày một phân bố rộng ra.

Quần thể rừng ngập mặn trước cửa hang Đầu Gỗ [ảnh trên] và vụng Ba Cửa [ảnh dưới] đang phát triển khá tốt.
 

Được biết, có kết quả trên là nhờ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long quan tâm đến công tác quản lý, bảo tồn. Tại vụng Ba Cửa, Ban nghiêm cấm việc đánh bắt hải sản. Nhờ vậy, không chỉ rừng ngập mặn mà các loài hải sản có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó là sự phối hợp, nỗ lực của Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế [FFI], Tỉnh Đoàn từ mấy năm trước đã tổ chức các đợt trồng rừng ngập mặn tại hai địa điểm trên. Một nhân viên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long làm việc tại hang Đầu Gỗ cho biết, rừng ngập mặn sinh sôi, gần đây ngư dân đã bắt được cua, ngán ngay trong rừng ngập mặn trước cửa hang - điều mà trước đây không bao giờ có được.

Chúng ta đã biết, bờ biển Quảng Ninh dài trên 250km với nhiều đoạn chia cắt, xen kẽ với các cửa sông là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các cây ngập mặn nói riêng, thực vật ngập nước nói chung. Rừng ngập mặn Quảng Ninh trải dài từ cửa sông Bạch Đằng [Quảng Yên] đến Trà Cổ [Móng Cái], với nhiều giống, loài cây ngập nước phong phú như vẹt, dù, mắm, sú, trang… Với Vịnh Hạ Long, rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở khu vực đảo Tuần Châu, Cửa Lục, đảo Đầu Gỗ, Chân Voi, vụng Cái Lân, khu vực giáp ranh Cát Bà và rải rác ven bờ.

Theo các nhà khoa học, rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng cửa sông ven biển, hạn chế tác động của gió bão; là “tấm lá chắn thiên nhiên” bảo vệ cuộc sống và sản xuất của ngư dân ven biển. Rừng ngập mặn là nơi cung cấp thức ăn dồi dào cho sự sinh trưởng và phát triển nhiều loài động, thực vật; nơi tránh trú, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật… Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn đóng vai trò tích cực trong việc xử lý môi trường, làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải nội địa đổ ra cửa sông ven biển, góp phần làm sạch môi trường. Các nhà khoa học đã xếp rừng ngập mặn là một trong 7 hệ sinh thái điển hình của hệ sinh thái đất ướt ở Vịnh Hạ Long; đã thống kê được rừng ngập mặn ở Hạ Long và vùng phụ cận là nơi sinh trưởng của 19 loài thực vật ngập mặn, gần 500 loài sinh vật, trong đó có 306 loài động vật đáy, 90 loài cá biển, 37 loài chim, 16 loài rong biển, 12 loài động vật có vú, 5 loài bò sát, 4 loài cỏ biển.

Trong những năm qua, với sự nỗ lực, chung tay của các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, các tổ chức quốc tế và người dân, việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn đã được triển khai ở nhiều địa phương như TX Quảng Yên, TP Hạ Long, huyện Tiên Yên, TP Móng Cái… mang lại những kết quả tích cực. Qua đó đã góp phần tuyên truyền cho cộng đồng hiểu về ý nghĩa, vai trò của rừng ngập mặn để mà có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn môi trường bền vững. Tuy vậy, quá trình mở rộng đô thị, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng nhà máy xi măng… đã khiến cho không ít quần thể rừng ngập mặn bị mất đi. Tiêu biểu như vùng ven bờ ở Hoàng Tân [Quảng Yên], Đại Yên, Cửa Lục [TP Hạ Long]…

Hãy cùng chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn, đó là một trong những hành động hữu ích để chúng ta ứng xử với Di sản - kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long, giữ cho Hạ Long mãi xanh.

Đại Dương

Video liên quan

Chủ Đề