Ra máu cục khi mang thai tháng thứ 2

Có tới hơn 10% phụ nữ có thể bị chảy máu bất thường trong thai kỳ và phụ nữ mang đa thai có tỷ lệ bị chảy máu âm đạo cao hơn.

Triệu chứng chung

Chảy máu trong thai kỳ có thể nhẹ như xuất hiện các đốm máu cho đến chảy máu nặng tương tự như kinh nguyệt. Xuất huyết có thể tự đến và tự biến mất hoặc ngừng hoàn toàn mà không cần điều trị. Máu ra có thể màu hồng, đỏ tươi, đỏ sậm hoặc nâu, có thể có cục máu đông. Ngoài chảy máu, người phụ nữ có thể bị đau bụng hoặc đau lưng.

Nguyên nhân

Không phải tất cả các nguyên nhân gây chảy máu trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên đều là nghiêm trọng. Nhưng chảy máu âm đạo trong thai kỳ là bất thường và cần phải được đánh giá để xác định nguyên nhân và mức độ của tình trạng này. Theo các nghiên cứu, khoảng 1/4 phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện chảy máu thấm giọt trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, và một nửa trong số những người này có nguy cơ bị sẩy thai.

Nguyên nhân có thể gây chảy máu trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể do: Dấu hiệu đậu thai; xuất huyết dưới màng đệm, động thai, phôi thai ngưng phát triển, sẩy thai không hoàn toàn, thai ngoài tử cung và bệnh lý tế bào nuôi [chửa trứng].

Dấu hiệu đậu thai: Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, chị em có thể sẽ ra một ít máu giống như máu kinh. Hiện tượng này kéo dài khoảng 6 -10 ngày sau khi thụ thai. Đa số máu báo thai sẽ ra rất ít, chỉ vài giọt.

Hiện tượng màng rụng có thể khiến thai phụ thấy những đốm máu nhỏ ở quần lót, thường xảy ra ở 1-2 tháng đầu thai kỳ. Màng rụng do một phần nhỏ của nội mạc tử cung rụng, gây chảy máu nhẹ khi mới mang thai.

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai. [Ảnh minh họa]

Ngoài ra, sự thay đổi hormon khi mang thai khiến lượng máu đến tử cung tăng lên. Cổ tử cung có thể chảy máu dễ dàng hơn trong vài tuần đầu sau khi thụ thai, đặc biệt là trong quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa...

Xuất huyết dưới đệm: Trứng đã làm tổ trong tử cung, nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung, từ đó gây ra tụ máu. Mức độ nhẹ có thể tự khỏi trong khoảng 20 tuần, nặng hơn có thể gây bong thai, động thai, thậm chí sảy thai tự nhiên. Khi có triệu chứng ra máu, khó chịu ở phần bụng thai phụ cần cảnh giác, đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị. Chẩn đoán xuất huyết dưới đệm có thể thấy qua siêu âm.

Thai ngoài tử cung: Dấu hiệu phôi thai với tim thai hoạt động nằm ngoài tử cung giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng thai phụ, do đó cần can thiệp y tế sớm và theo dõi cẩn thận.

Bệnh lý tế bào nuôi còn gọi là chửa trứng, là hiện tượng mô có tăng trưởng bất thường hoặc tạo thành khối u trong tử cung thay vì phát triển thành nhau thai như bình thường. Một ca thai trứng có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu âm đạo màu đỏ tươi hoặc nâu đen trong tam cá nguyệt đầu tiên, buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng, và đôi khi hình thành các nang trong buồng tử cung. Nếu có những triệu chứng này thì cần khám ngay bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện sớm. Do nguy cơ biến chứng ác tính, chửa trứng cần được hút và theo dõi sau đó.

Động thai: Hiện tượng này có thể gây chảy máu khi mang thai, khi bị động thai máu sẽ ra nhiều và kéo dài, có thể kèm theo đau bụng. Trường hợp bị động thai cần được can thiệp kịp thời để có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Trường hợp chảy máu nặng thì rất khó giữ thai, gây sảy thai. Vì vậy khi có triệu chứng ra máu khi mang thai chị em không nên coi thường.

Sẩy thai: thai nằm ở cổ tử cung  hay phôi thai nằm trong tử cung và không có tim thai được chẩn đoán là sẩy thai không hoàn toàn, sẩy thai không tránh được hay phôi ngưng phát triển. Hầu hết sẩy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ là sẩy thai hoàn toàn, tự phát và không cần can thiệp nhưng khi thấy dấu hiệu ra máu dọa sẩy thai, người phụ nữ phải đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán.

Lời khuyên của thầy thuốc

Tuy không phải tất cả các trường hợp xuất huyết trong  3 tháng đầu thai kỳ đều là nguy hiểm, nhưng cần thận trọng đi khám để được đánh giá y tế đầy đủ.

Khi phát hiện lượng máu nhỏ ở quần lót trong thời gian mang thai, chị em cần theo dõi lượng máu chảy nhiều hay ít, màu sắc của máu hồng, nâu đỏ, máu tươi hay máu cục. Đi khám ngay lập tức để phòng tránh những hậu quả như động thai, sinh non, sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Chị em ra máu khi mang thai nên nằm nghỉ, không làm việc nặng, thoải mái tinh thần, đặc biệt không quan hệ tình dục trong thời gian này. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh, quần lót thường xuyên để tránh viêm nhiễm.


Mang thai là điều hạnh phúc và vô cùng thiêng liêng đối với các bà mẹ. Nhưng xen lẫn niềm vui ấy là không ít sự khó nhọc, mỏi mệt trong suốt quá trình mang thai. Một trong những vấn đề khiến chị em lo lắng nhất chính là tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 2. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và cách xử lý ra sao? Chị em có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Bị ra máu khi mang thai tháng thứ 2

Hiểu rõ về hiện tượng ra máu khi mang thai tháng thứ hai

Đây là hiện tượng thường xảy ra vào khoảng thời gian đầu khi mang thai. Theo thống kê cho thấy chỉ có khoảng 20% phụ nữ mang thai có tình trạng ra máu. Tuy việc ra máu âm đạo này không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan. Nếu thấy các triệu chứng kỳ lạ nào khác ngoài việc ra máu này thì cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi cẩn thận, phòng ngừa trường hợp gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

  • Tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ hai là do đâu

Có thể mọi người đã nghe đến ra máu khi đang mang thai tháng thứ 2 nhưng chắc chắn rằng tất cả đều chưa thể rõ được điều gì gây nên việc này. Dưới đây là 9 nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu:

  • Cấy vào tử cung trứng đã được thụ tinh

Vào ngày thứ 8-12 sau khi xảy ra quá trình thụ thai, sẽ có những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng xuất hiện. Khi nhìn vào, nhiều người sẽ lầm tưởng là mình tới tháng. Nhưng sự thật không phải vậy mà đây là dấu hiệu cho thấy trứng thụ tinh đã vào và bám lên thành tử cung. Nếu bạn bị ra máu trong trường này thì không cần lo lắng vì lượng máu ra rất là ít và cũng nhanh hết.

  • Do màng rụng gây ra chảy máu

Trong các những tuần đầu thai kỳ, một phần nhỏ của nội mạc tử cung bị bong tróc và rụng ra gây nên việc chảy máu. Trường hợp này cũng không gây nguy hiểm nhưng bạn vẫn cần đi khám bác sĩ để đảm bảo.

Phụ nữ mang thai mắc phải bệnh nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hoặc âm đạo cũng dẫn đến hiện tượng ra máu. Bệnh này có thể gây ra sảy thai hay sinh non cho các bà bầu nên tốt nhất hãy liên hệ với các bác sĩ để có được phương thức điều trị hiệu quả.

Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm lưu lượng máu đến tử cung tăng cao hơn bình thường gây chảy vài vệt máu nhỏ.

Hiện tượng này còn được gọi là tụ máu nhau thai và có thể được phát hiện khi đi siêu âm phôi thai. Việc này là do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng vẫn bị bong ra một phần khỏi thành tử cung gây tụ máu. Trong trường hợp bị nhẹ thì hiện tượng này sẽ không còn sau 20 tuần nhưng nặng thì dễ bị sảy thai, thai chết lưu, đứt nhau thai hoặc sinh non. Vấn đề này xảy ra phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và thường xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi mà muốn sinh con.

Trứng được thụ tinh thay vì ở trong tử cung thì lại phát triển ở vị trí khác, thường là ở vị trí ống dẫn trứng. Tình trạng này có thể gây đau nhói ở bụng, chuột rút dữ dội, nồng độ hormone thai kỳ hCG thấp và thường xuyên chảy máu ở những tuần đầu của thai kỳ. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho thai phụ nếu không được phát hiện sớm. Vì thế khi siêu âm thai cần xác định vị trí khối thai để có hướng giải quyết phù hợp.

Thai ngoài tử cung gây nên tình trạng ra máu ở bà bầu

Khi bạn thấy cơ thể xuất hiện máu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của việc sảy thai.

Các cảm giác như vùng bụng dưới bị đau, thắt lưng bị mỏi, thai di chuyển lên trên hoặc xuống dưới hay một lượng nhỏ dịch màu hồng nhạt hoặc máu tại âm đạo đều là những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị động thai. Khi bị động thai, âm đạo sẽ thường bị xuất huyết và gây đau bụng. Nhưng tình trạng thai nhi cùng các thành phần của bào thai lúc này vẫn chưa rơi vào nguy hiểm [bị rơi ra  ngoài] vì cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở nhỏ. Nhưng sau thời gian dài, thai phụ vẫn tiếp tục ra máu và đau bụng, có khả năng các thành phần trong bào thai và thai nhi đã trôi qua ống cổ tử cung thì lúc này không còn là động thai nữa mà là sảy thai.

Đối với các bà bầu mang đa thai cần phải lưu ý điểm này. Trong thời gian đầu mang thai, việc sảy thai là rất dễ xảy ra mà sảy thai thì sẽ bị chảy máu. Vì thế phụ nữ mang thai nào mà ở trong trường hợp này cần cẩn thận hơn nữa để giữ được em bé còn lại.

Dấu hiệu ra máu gây nguy hiểm cho thai phụ

Ra máu khi mang thai ở tháng thứ hai là điều bình thường ở các bà bầu. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp ra máu gây nguy hại cho cả mẹ và bé mà nhiều người có thể còn chưa biết. Sau đây là những dấu hiệu giúp phụ nữ mang thai nhận biết để có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Bị đau thắt vùng bụng khi ra máu

Thay vì phải ở trong tử cung, phôi thai lại bám ngoài ống dẫn trứng gây ra việc mang thai ngoài tử cung. Dấu hiệu nhận biết điều này là tình trạng ra máu kèm các cơn đau thặt vùng bụng. Ngoài ra, thai phụ còn có thể bị chuột rút vào đầu thai kỳ. Khi thấy bản thân bị những triệu chứng như này, bà bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, tư vấn từ các y bác sĩ.

Triệu chứng đau thắt vùng bụng

  • Thường xuyên ra máu theo từng cục

Nếu âm đạo ra máu đỏ tươi theo từng cục thì có khả năng bà bầu bị nhau tiền đạo. Điều này là do nhau thai che phủ một hoặc toàn bộ tử cung khiến thai nhi không thể đi vào đường sinh để ra ngoài khi tới lúc sinh đẻ. Vấn đề này thường sẽ xảy ra vào khoảng giữa 3 tháng thai kỳ.

Khi phụ nữ mang thai bị tình trạng này sẽ dùng phương pháp đẻ mổ để đưa được em bé ra ngoài. Hơn nữa, nhau thai có thể thay đổi bất thường ảnh hưởng đến truyền chất dinh dưỡng cho thai nhi. Em bé khi sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng.

Nhau bong non có thể gây hiện tượng chảy máu nhiều ở phụ nữ mang thai. Nguy hiểm hơn, nếu cứ chảy máu liên tục sẽ khiến thai phụ mất máu ảnh hưởng đến tình trạng thận sau này. Điều này cũng khiến thai không nhận đủ lượng khí oxi dẫn đến bị chết lưu hoặc sinh non. Trong suốt thời gian mang thai, việc ra máu kiểu này là rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng cả mẹ và con.

Ra máu đen khi mang thai tháng thứ 2 là dấu hiệu khả năng bị sảy thai rất cao ở các bà bầu. Nhiều người còn bị sảy thai trước khi biết mình mang thai.

  • Ra máu vào tuần thai thứ 5

Tuần thai này cũng vẫn còn đang ở giai đoạn đầu thời kỳ mang thai. Cơ thể bà bầu vẫn chưa ổn định bởi những thay đổi bên trong cơ thể. Ngoài các triệu chứng thường gặp, phụ nữ còn có thể bị ra máu nâu khi mang thai được 5 tuần.

  • Ra máu vào tuần thai thứ 6

Mỗi người có cơ địa khác nhau nên không phải ai cũng sẽ ra máu vào tuần thứ 5. Có những người sẽ bị ra máu nâu vào tuần thứ 6. Bên cạnh trường hợp này, dấu hiệu ra máu đỏ hoặc hồng nhạt, đôi khi là màu đen cũng có thể xảy đến với thai phụ. Và một trong những lý do để điều này diễn ra là do một phần tâm lý căng thẳng khi mang thai và một phần khác là sinh hoạt, ăn uống hằng ngày khiến mẹ bầu bị động thai, hư thai mà không hay biết.

  • Ra máu vào tuần thai thứ 7

Thai phụ cũng có thể bị ra máu nâu khi mang thai được 7 tuần nếu thai nhi vẫn trong tình trạng chưa ổn định. Ngoài tâm trạng hồi hộp, lo âu, hay suy nghĩ, các nhân tố khác tác động vào cũng khiến bà bầu gặp phải tình trạng ra máu.

  • Ra máu vào tuần thai thứ 8

Các bà bầu ra máu nâu khi mang thai ở tuần 8 nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng nhiều dạng món ăn khác nhau, vừa giúp thay đổi khẩu vị vừa tăng cường sức khỏe cho thai nhi. Luôn để bản thân có được cảm giác thoải mái, vui vẻ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe chính mình và em bé trong bụng.

Nhưng dù là bị ra máu trong trường hợp nào hay không gặp phải tình trạng này thì các bà bầu vẫn nên quan tâm, chăm sóc bản thân thật tốt. Bất cứ biểu hiện không bình thường hay đang băn khoăn điều gì thì cũng nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để các y bác sĩ giúp bạn tư vấn, hỗ trợ cho bạn công tác khám, chẩn bệnh. Nhờ đó, bạn sẽ được chia sẻ phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp xử trí khi bị ra máu

Giúp cho tình trạng ra máu được giảm bớt, các mẹ có thể xem các biện pháp dưới đây:

  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý: nên nằm nghỉ nhiều khi thấy mỏi mệt, lúc mang thai cơ thể thường yếu hơn bình thường, kể cả răng hay hệ thống tiêu hóa, ăn các món quá cứng, khó tiêu đều khiến người đang mang bầu nhai, nuốt, tiêu hóa thức ăn một cách khó khăn. Cho nên, việc ăn uống cần lựa chọn kỹ lưỡng và cẩn thận. Việc sinh hoạt vợ chồng thường ngày cũng cần tiết chế lại để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, trái cây, rau tươi và sạch…
  • Đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước [tốt nhất là 2-2,5 lít mỗi ngày].
  • Các chất kích thích, đồ uống có cồn tuyệt đối bị cấm sử dụng khi đang mang bầu vì những thứ này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Chú ý giữ gìn sạch sẽ vùng kín hàng ngày, đừng để bị tình trạng bị viêm nhiễm xảy ra.
  • Bất kỳ loại hình vận động nặng [như mang vác vật nặng], ngồi xổm đều không nên làm.
  • Luôn ngủ nghỉ sớm, đúng giờ và tránh những điều khiến tâm trạng khó chịu, suy sụp.
  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra để biết chính xác tình hình mang thai của bản thân. Khi thấy sức khỏe có chuyển biến bất thường, kỳ lạ thì người thân nên đưa mẹ đến gặp bác sĩ ngay hoặc khám tại các bệnh viện uy tín.
  • Ngoài ra, thai phụ có thể dùng thêm các loại trà thảo dược an thai để phòng tránh việc bị động thai, dọa sảy thai.

Khi có triệu chứng bất thường xảy ra cần đến ngay bác sĩ để được hỗ trợ

Quá trình mang thai là điều không hề dễ dàng của người phụ nữ, việc biết và có được cách xử lý phù hợp cho từng trường hợp là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Vì thế, các bà bầu cần đặc biệt cẩn thận và tìm hiểu kỹ càng những vấn đề liên quan có thể xảy ra khi mang thai, nhất là vào những tháng đầu tiên.

Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và để bản thân được thoải mái nhất. Có như vậy, em bé mới có thể phát triển khỏe mạnh và ra đời an toàn.

Xem thêm

Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Bác Sĩ Trả lời

Video liên quan

Chủ Đề