Thuốc trị nhiễm khuẩn đường ruột cho bé

Viêm đường ruột ở trẻ em là tình trạng rất dễ gặp phải đối với bất cứ đứa trẻ nào. Nhất là thời kỳ sơ sinh, trong giai đoạn ăn dặm do đường ruột của bé lúc này còn yếu, khả năng miễn dịch kém. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể dẫn đến những biến chứng khó lường ở trẻ.

1. Đôi điều cần biết về bệnh viêm đường ruột ở trẻ em

Trẻ em thường rất dễ gặp phải những biểu hiện bất thường của đường tiêu hóa, gọi chung đó là các bệnh về đường ruột ở trẻ em.

Biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ

Viêm đường ruột ở trẻ em là các chứng bệnh về đường ruột, tiêu hóa do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Biểu hiện thường thấy nhất của bệnh là trẻ bị mệt mỏi, đau bụng, rối loạn phân, nôn mửa, có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt. Bệnh có biểu hiện đa dạng với từng lứa tuổi của trẻ. Với trẻ sơ sinh, bệnh đường ruột có thể gây tiêu chảy kéo dài kéo dài khiến trẻ bị mất nước, hấp thu kém.

Viêm đường ruột ở trẻ em là bệnh dễ gặp phải

Những nguyên nhân gây ra bệnh về đường ruột

Tùy theo biểu hiện của từng bệnh mà bác sĩ có thể khám và đưa ra chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Với trẻ dưới 5 tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh đường ruột là:

  • Do virus Rota: đây là một loại virus hiện đã có vắc xin để phòng bệnh, thường gặp ở trẻ sơ sinh, gây ra triệu chứng đi ngoài kéo dài.

  • Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công.

  • Do vệ sinh kém khiến bé bị nhiễm khuẩn, gây ra bệnh về đường ruột.

  • Có thể do trẻ ăn đồ ăn không phù hợp, bị nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm,…

Mức độ nguy hiểm của viêm đường ruột ở trẻ em

Bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu bé thường xuyên bị viêm đường ruột sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém, bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Dẫn đến tình trạng bé bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Viêm đường ruột kéo dài có thể khiến bé mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Tình trạng nặng hơn có thể gây ra các biến chứng phức tạp về đường ruột và khó chữa trị hồi phục.

Trẻ em thường có hệ tiêu hóa chưa thể hoàn thiện như người lớn

2. Các loại bệnh đường ruột ở trẻ

Viêm đường ruột ở trẻ em về bệnh cảnh lâm sàng giống nhau, khác nhau ở nguyên nhân gây ra bệnh, do virus hay vi khuẩn. Sở dĩ cần phân biệt viêm ruột do virus và do vi khuẩn là vì phương pháp điều trị tương ứng với hai thể bệnh này là khác nhau. Cụ thể: đối với viêm ruột do virus, không dùng kháng sinh để điều trị vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus; còn với viêm ruột nhiễm khuẩn, cần sử dụng kháng sinh để điều trị.

Hiện nay, theo thống kê, trẻ nhỏ thường mắc các loại bệnh đường ruột sau:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn do vệ sinh kém và ăn phải thức ăn không đảm bảo. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên bị nhiễm khuẩn. Bệnh khiến cho bé bị đi ngoài nhiều ngày, hấp thu kém và mất nước.

Bệnh tiêu chảy

Biểu hiện của bệnh là trẻ bị đi ngoài nhiều lần, trên 3 lần trong một ngày. Phân lỏng. Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng và nôn mửa. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công. Nếu không chữa dứt điểm kịp thời có thể khiến cho bé bị mất nước trầm trọng, nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Đây là một trong những loại bệnh viêm đường ruột ở trẻ em rất thường gặp phải.

Bệnh kiết lỵ

Bệnh do ký sinh trùng amip và trực khuẩn shigella gây ra. Biểu hiện thường thấy của bệnh là trẻ sẽ bị sốt cao, luôn luôn có cảm giác muốn đi ngoài và đau bụng. Phân thường có kèm theo chất nhầy và có dính máu. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị hôn mê. Trường hợp trùng amip xâm nhập vào gan có thể gây áp xe gan rất nguy hiểm.

Trẻ nhỏ dễ bị viêm đường ruột

Bệnh tả

Bệnh tả hiện nay không thường gặp nhưng không phải không có. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh nên nếu trẻ mắc phải thường là do bị nhiễm từ nguồn bệnh xung quanh. Bệnh nhân mắc dịch tả thường đi ngoài và nôn ói liên tục nên nhanh chóng dẫn đến tính trạng bị mất nước.

Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn là viêm đường ruột ở trẻ em cũng dễ gặp phải. Nếu xét nghiệm phân hoặc máu sẽ tìm ra nguyên nhân là do vi khuẩn salmonella gây nên. Bệnh có tính nguy hiểm cao vì vi khuẩn này có nhiều độc tố dẫn có thể gây ra tình trạng xuất huyết ruột, nhiều trường hợp gây thủng ruột và viêm não. Bệnh gây tử vong ở trẻ với tỷ lệ rất cao.

Rối loạn tiêu hóa

Gần như trẻ nào dưới 5 tuổi cũng có ít nhất 1 lần mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Đây là bệnh viêm đường ruột ở trẻ em phổ biến nhất đối với trẻ lứa tuổi này. Bệnh khiến bé bị đi ngoài hoặc táo bón, ăn không ngon. Nguyên nhân thường là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, hoặc do dùng thuốc kháng sinh hay việc sử dụng thực phẩm hàng ngày không đảm bảo. Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của bé vì quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế.

Cho bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh để phòng tránh bệnh đường ruột

3. Cách phòng bệnh viêm đường ruột ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh về đường ruột ở trẻ em, các bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là tay của bé. Trước khi ăn cần rửa tay để đảm bảo không nhiễm khuẩn.

  • Cho bé ăn thực phẩm tươi sạch, dinh dưỡng.

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, không ăn uống các đồ ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh an toàn.

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và chia làm những ngụm nhỏ trong ngày để làm loãng thức ăn, nhuận tràng tốt.

  • Không ép trẻ ăn quá no. Nên bổ sung thêm các thực phẩm có vi khuẩn lợi đường ruột như sữa chua.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại bệnh viêm đường ruột ở trẻ em. Các gia đình có con nhỏ nên lưu ý về nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh để giữ cho con luôn được khỏe mạnh. Hạn chế tối đa các nguy cơ khiến trẻ nhiễm bệnh. Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện viêm đường ruột ở trên, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.

Mọi thông tin về bệnh lý hoặc cần được tư vấn về vấn đề sức khỏe, các bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa tại MEDLATEC giải đáp.

Nhiễm khuẩn đường ruột gây nên những triệu chứng tiêu chảy, sốt, mất nước…khiến bé sụt cân rất nhanh, hay kéo dài và dễ tái phát. Vậy trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì để nhanh hồi phục được? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.

1/ Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên uống thuốc gì?

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột khá phổ biến vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đây là tình trạng khi đường tiêu hóa của trẻ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng. Trẻ sẽ có triệu chứng điển hình là tiêu chảy với phân lẫn nhầy máu, sốt cao, đau bụng.

Nguyên tắc trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là:

  • Bù nước và điện giải: bởi mất nước và điện giải là biến chứng thường gặp nhất khi tiêu chảy ở trẻ em. Khi thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới việc duy trì hoạt động của các cơ quan, thậm chí dẫn tới tử vong.
  • Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau…
  • Sử dụng kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Bổ sung men vi sinh để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh và hỗ trợ đường ruột của bé nhanh phục hồi hơn.

Vậy trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì để tình trạng này mau thuyên giảm? Dưới đây là 5 nhóm thuốc cơ bản:

Thuốc Oresol

Oresol là cách bổ sung nước và điện giải nhanh và tiện lợi nhất cho bé. Khi tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ không chỉ mất nước mà còn kéo theo một loạt các khoáng chất thiết yếu như Na, K. Việc cho trẻ uống nước không lúc này là không đủ mà rất cần tới Oresol bổ sung.

Công thức tính lượng Oresol cần bổ sung:

Số lượng ORS ước tính [ml] cần dùng = cân nặng trẻ [kg] x 75

Với trẻ < 2 tuổi cần khoảng 50 – 100ml Oresol, trẻ > 2 tuổi cần 100 – 200ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

Trong tường hợp bé mất nước nặng, với các triệu chứng điển hình là: ngủ li bì, mắt trũng, không uống nước hoặc uống nước rất kém, da kém đàn hồi [sau khi véo thì vết véo mất rất chậm] thì bạn cần cho bé đến các cơ sở y tế để được truyền nước, bù nước và điện giải kịp thời.

Thuốc hạ sốt

Sốt là phản ứng miễn dịch có lợi của cơ thể. Song khi bé sốt cao từ 38 độ trở lên thì bạn cần sử dụng thuốc hạ sốt cho bé. Đặc biệt nếu nguyên nhân bé bị sốt là do nhiễm khuẩn đường ruột. Mẹ cần đo thân nhiệt cho con và cho con uống hạ sốt để nhiệt độ cơ thểm giảm về mức an toàn.

Thuốc kháng sinh

Không phải lúc nào trẻ nhiễm khuẩn đường ruột cũng cần dùng tới kháng sinh. Bởi bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn gây hại, kháng sinh còn làm chết cả những lợi khuẩn đường tiêu hóa và dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh – là một nguyên nhân khác gây tiêu chảy. Do đó, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống mà cần tới sự thăm khám và chỉ định trực tiếp từ bác sĩ.

Trong trường hợp mẹ không biết trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì nếu con có triệu chứng điển hình là đi ngoài ra máu thì việc sử dụng kháng sinh gần như là bắt buộc để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Lúc này, các kháng sinh thường được sử dụng như:

  • AZITHROMYCIN : 6 – 20 mg/kg/ngày, uống 1 lần/ngày trong 1 – 5 ngày.
  • CIPROFLOXACIN: 30 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • TRIMETHOPRIME – SULFAMETHOXAZON [biseptol, cotrim, bactrim..]: viên 480 mg, liều 1 viên/ 10 kg. [48 mg/kg/ngày] chia 2 lần.
  • CEFIXIME: 10 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • METRONIDAZOLE: 30 mg/kg/ngày chia 2 lần. Dùng trong trường hợp viêm ruột do lỵ amip.

Men vi sinh

Men vi sinh sẽ cung cấp lợi khuẩn và giúp hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh gây ra để từ đó bé nhanh hồi phục hơn, hạn chế tái phát. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý rằng không phải kháng sinh nào cũng giống nhau.

Có tới 80% lợi khuẩn bị tiêu diệt khi đi qua dạ dày, chỉ còn khoảng 20% sống sót đến được ruột. Đây cũng là lý do mà các bé sử dụng men vi sinh thường hiệu quả chậm hoặc không hiệu quả.

Với trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bạn có thể tham khảo sử dụng men vi sinh Simbiosistem cho bé. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Bao phim lợi khuẩn – từng lợi khuẩn được bảo vệ bằng một màng bao lipid – nên cho khả năng sống sót đến được ruột lên tới 90%, giúp hiệu quả nhanh và ổn định gấp 5 lần. Bên cạnh đó, thành phần 2 chủng lợi khuẩn trong Simbiosistem là L.rhamnosus LR06 và L.reuteri LRE02 còn được các nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả rõ rệt trong các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ.

Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em

Kẽm

Ngoài các loại thuốc kể trên thì bạn có thể bổ sung thêm kẽm cho bé. Kẽm sẽ giúp tăng cường miễn dịch, phục hồi niêm mạc ruột và kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn sau mỗi đợt ốm bệnh.

2. Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Bên cạnh việc trả lời cho câu hỏi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì thì xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cho bé cũng quan trọng không kém. Khi đã biết và loại trừ được nguyên nhân sẽ giúp tình trạng của bé chóng phục hồi và không tái đi tái lại.

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ gây ra bởi các loại vi rút, vi khuẩn, nấm men, kí sinh trùng. Tất cả mầm bệnh này đều có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng đường miệng làm kích thích đường tiêu hóa gây nhiễm trùng, tiêu chảy. Mầm bệnh có trong đất, nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém cũng khiến mầm bệnh lây lan giữa các trẻ với nhau.

Những trẻ có sức đề kháng kém, hệ tiêu hóa yếu cũng dễ bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa hơn những bé khác.

3. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em

Những thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày của cả gia đình và bé sẽ giúp trẻ hạn chế mắc nhiễm khuẩn đường ruột như:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: tắm rửa hàng ngày, rửa tay sạch bằng xà bông kháng khuẩn…
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi
  • Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để nhận được đầy đủ kháng thể và hạn chế tình trạng tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột cho các bé sơ sinh.
  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ đặc biệt là vacxin phòng tiêu chảy do vi rút Rota
  • Bổ sung lợi khuẩn cho bé từ: sữa chua, men vi sinh.
  • Giữ hệ tiêu hóa của khỏe mạnh

Hy vọng những thông tin có ích trên đây mẹ đã trả lời được câu hỏi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì cũng như biết cách phòng tránh chúng và chăm sóc bé tốt hơn.

Tham khảo thêm:

– Giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Cách nhận biết đơn giản

– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Yếu tố ảnh hưởng

– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?

– Trẻ bị sốt và chướng bụng nguyên nhân là gì? Cần xử lý ra sao?

– Bé uống kháng sinh nhiều có sao không, bao nhiêu ngày đào thải hết

Video liên quan

Chủ Đề