Rào cản gia nhập ngành xây dựng

Tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng mới tại nước ta hiện nay vẫn còn nhiều thách thức và cần có những giải pháp đồng bộ.

Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đạt khoảng 5,7% GDP, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai tại châu Á sau Trung Quốc. Cũng vì thế mà tiềm năng sử dụng vật liệu xây dựng mới trong các công trình xây dựng ở Việt Nam để tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường là rất lớn.

Theo ông Thái Duy Sâm - Tổng Thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam: Hiện nay, trong ngành vật liệu xây dựng nói chung, các doanh nghiệp cũng đã và đang tích cực đầu tư đổi mới công nghệ và đầu tư các dây chuyền để sản xuất ra những sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu của ngành xây dựng hiện nay và trong tương lai. Đặc biệt là vật liệu xây dựng không nung, cách âm, cách nhiệt góp phần tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng.

Trên thực tế, ở một số nước phát triển trước đã chứng minh, đầu tư vào những vật liệu xây dựng “xanh” giúp mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng sử dụng, vốn đầu tư không quá cao, thân thiện môi trường, trong khi thời gian thu hồi vốn ngắn. Hiện nay, vật liệu xây dựng là sản phẩm hỗ trợ chủ yếu của ngành xây dựng. Đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 70% đầu tư xã hội, trong đó vật liệu xây dựng chiếm 30 - 50% tổng đầu tư xây dựng. Do vậy, phát triển vật liệu xây dựng sẽ góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện trạng vật liệu xây dựng mới tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Sâm cho biết, hiện nay có một số những khó khăn đối với nhà đầu tư. Thứ nhất, để đầu tư sản xuất những vật liệu mới đòi hỏi họ phải có năng lực tài chính, trong khi đó hiện nay các doanh nghiệp có năng lực tài chính rất hạn chế. Thứ 2, là đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ cao đáp ứng được cho công việc vận hành, sản xuất những vật liệu mới thì chúng ta vẫn chưa có.

Ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng [Bộ Xây dựng] cho biết thêm, tại Việt Nam, người dân đang sử dụng quen những sản phẩm truyền thống nên việc thay đổi nhận thức, cách thức sử dụng cũng là một vấn đề lớn. Hơn nữa, các sản phẩm mới bao giờ cũng có sự cạnh tranh với sản phẩm cũ nên bước đầu sẽ có những khó khăn nhất định.

Hiện nay Việt Nam đã ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất những vật liệu mới nhưng các chính sách chưa đầy đủ và đồng bộ. Đặc biệt là các chính sách ban hành ra nhưng việc thực hiện ở một số địa phương, bộ ngành chưa tốt. Lý giải về vấn đề này, theo ông Bắc, cơ chế chính sách, quy chuẩn tiêu chuẩn, hình thức sử dụng của những vật liệu mới có nhiều cái mới, chưa được phổ cập nên việc đi vào sử dụng cũng gặp khó khăn. Bởi vậy, điều quan trọng nhất bây giờ là chúng ta phải gỡ được nút thắt cho thị trường này.

Giải pháp thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp mà đầu tư các sản phẩm mới phát triển. Giải pháp thứ 2 là đối với doanh nghiệp thì phải năng động, hoàn chỉnh công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và đồng thời tăng cường quá trình quản trị doanh nghiệp để nghiên cứu hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm từng bước đưa ra sản phẩm cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

Theo các chuyên gia, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vật liệu xây dựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tham gia và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng đi tắt đón đầu công nghệ. Từ đó tạo ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Nguyễn Khuyên

VietNamPlus - 11/01/2022 11:23:34 SA

Năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến được Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn lớn nhất từ trước đến nay hơn 50.000 tỷ đồng; đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng hưởng lợi.

Cùng với xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư công được xem một trong “cỗ xe tam mã” trong chiến lược phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Một trong những nhóm ngành có khả năng hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng đầu tư công của Chính phủ, hoặc gián tiếp từ tác động lan tỏa của chính sách này là ngành xây dựng dân dụng.

Theo báo cáo của Công ty Phân tích thị trường Mordor Intelligence, thị trường xây dựng tại Việt Nam đạt giá trị 57,5 tỷ USD trong 2020 và dự kiến đạt 94,9 tỷ USD vào 2026, với tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến 8,7%/năm trong giai đoạn 2021-2026.

Ngành xây dựng đóng góp tỷ trọng đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam, bình quân 8%/năm trong vòng 10 năm qua.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy dù ảnh hưởng của dịch bênh, song tính chung năm 2021, giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành ước đạt hơn 1.938,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2020.

Trong bối cảnh tiêu dùng chưa hồi phục hoàn toàn do tác động nặng nề của đại dịch, thời gian tới, đầu tư công sẽ là lĩnh vực mũi nhọn và được Chính phủ tập trung nguồn lực cho các dự án hạ tầng nhằm kích thích tăng trưởng và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Đáng chú ý, năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến được Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn lớn nhất từ trước đến nay hơn 50.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. [Nguồn: Vietnam+]

Theo phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai khởi công mới 67 dự án gồm 6 dự án quan trọng quốc gia, 10 dự án nhóm A, 51 dự án nhóm B, C.

Riêng với dự án trọng điểm quốc gia Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông Vận tải phải khởi công 12 dự án cao tốc trong năm 2022, để kịp hoàn thành vào năm 2025.

12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 gồm các đoạn Bãi Vọt-Hàm Nghi, Hàm Nghi-Vũng Áng, Vũng Áng-Bùng, Bùng-Vạn Ninh, Vạn Ninh-Cam Lộ, Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Hoài Nhơn-Quy Nhơn, Quy Nhơn-Chí Thạnh, Chí Thạnh-Vân Phong, Vân Phong-Nha Trang, Cần Thơ-Hậu Giang, Hậu Giang-Cà Mau.

Tổng chiều dài các dự án cao tốc là 729km, dự kiến đầu tư bằng ngân sách và sẽ được trình Quốc hội xem xét thời gian tới.


Xây dựng cầu Bình Khánh trên tuyến cao tốc Bắc-Nam qua Thành phố Hồ Chí Minh. [Ảnh: TTXVN]

Theo các chuyên giá, việc Chính phủ thay đổi phương án đầu tư cho 12 dự án này nhiều lần trước khi trình Quốc hội cho thấy, Chính phủ đang khẩn trương và quyết liệt khi sử dụng đầu tư công là một trong những công cụ kích cầu đầu tư, tạo hiệu ứng lan tỏa cho nhiều nhóm ngành nghề, qua đó hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Thực tế, các doanh nghiệp xây dựng dân dụng đang đón nhận tín hiệu tích cực từ đầu tư công. Với một loạt dự án ký mới trong quý 4/2021, Công ty cổ phần Xây Dựng Coteccons đã nâng tổng giá trị trúng thầu [backlog] lên 25.000 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với giá trị ký mới ở năm 2020.

Riêng quý 4/2021, giá trị các gói thầu ký mới mà Coteccons đạt được gần 10.000 tỷ đồng; trong đó, 3 dự án lớn Urban Green, Riviera Point và Metropole giai đoạn cuối có trị giá lên đến gần 6.000 tỷ đồng, với dự kiến triển khai, xây dựng sẽ bắt đầu từ năm 2022.

Tại cuộc đối thoại cùng cổ đông mới đây, đại diện Coteccons khẳng định trải qua giai đoạn tái cơ cấu, kết quả hợp đồng ký mới trong năm 2021 là một điểm sáng tạo đà phục hồi cho doanh nghiệp cho năm 2022. Ước tính giá trị hợp đồng chuyển tiếp khoảng 25.000 tỷ đồng sẽ là động lực tăng trưởng cho doanh thu và lợi nhuận năm 2022.

Ngoài ra, theo quan sát của Công ty cổ phần chứng khoán Agribank [AGR], sức khoẻ tài chính lành mạnh của Coteccons cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Coteccons là doanh nghiệp xây dựng dân dụng hiếm hoi đang niêm yết không có dư nợ vay tài chính cuối kỳ.

Bên cạnh đó, lượng tiền mặt dồi dào lên tới 3.000 tỷ đồng tính tới thời điểm 30/9/2021 sẽ giúp công ty gia tăng lợi nhuận qua các khoản đầu tư trái phiếu hoặc gửi ngân hàng. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn vốn so với các doanh nghiệp cùng ngành đang sử dụng đòn bẩy tài chính nếu rủi ro dịch bệnh xảy ra.

Cũng giống như Coteccons, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong 9 tháng năm 2021. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 10/2021, tổng lũy kế backlog đã đạt hơn 16.000 tỷ đồng sau khi doanh nghiệp vừa ký mới 2 dự án Heritage West Lake với giá trị 1.800 tỷ đồng và dự án nhà ở thấp tầng ở Long Biên với giá trị 202 tỷ đồng.

Công ty cổ Phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam nhận định giá trị hợp đồng ký mới cao là cơ sở kỳ vọng tăng trưởng cao trong năm 2022, đặc biệt trong điều kiện Hoà Bình đang thực hiện tái cấu trúc, thoái vốn các dự án bất động sản để tập trung mảng chủ lực xây dựng.

Ngoài ra, doanh nghiệp này dự định tham gia vai trò tổng thầu EPC các dự án điện mặt trời với Shire Oak International [SOI], cũng như các dự án điện gió trong những năm tới.

Theo giới chuyên gia, đối với các doanh nghiệp xây dựng dân dụng, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình kỹ thuật dân dụng có xu hướng tăng cùng với sự “ấm” lên của thị trường bất động sản cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án, công trình.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng phân khúc xây dựng dân dụng sẽ gặp khó khăn do rào cản gia nhập ngành thấp, trong khi đó sự tham gia của nhiều nhà thầu ở nhiều quy mô dẫn đến áp lực cạnh gay gứt về giá, nhất là khi giá thành nguyên vật liệu xây dựng có thể tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Trên thị trường, năm 2021 chứng kiến nhóm xây dựng dân dụng như mã CTD của Công ty cổ phần Xây Dựng Coteccons tăng 43%, mã HBC của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình tăng 80%.

Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm 2022, cổ phiếu nhóm này cũng ghi nhận sắc xanh, thậm chí hai cổ phiếu CTD và HBC đã có phiên tăng trần./.

Video liên quan

Chủ Đề