Review trường cấp 2 Lương the Vinh

Hằng trăm ý kiến "tố" trường hà khắc

Chị H.G chủ nhân của tâm thư gây bão cộng đồng mạng trong thời gian qua cho biết, sau khi chị chia sẻ trên Facebook cá nhân đã nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ của cộng đồng mạng đặc biệt là các cựu phụ huynh, học sinh của trường này. Trong số đó có hàng trăm bình luận công khai "tố" trường hà khắc như thế nào. Đồng thời chị cũng nhận được rất nhiều thư riêng của phụ huynh và học sinh trong đó chia sẻ những góc khuất mà nhiều người chưa biết bên trong ngôi trường này. "Chính tôi cũng bất ngờ với những chia sẻ đó! Tôi cảm động vì đa phần đã lên tiếng, đứng về lẽ phải để có một nền giáo dục tốt hơn, nhân văn hơn", chị Giang chia sẻ.

Chia sẻ với PV Thanh Niên, một bà mẹ  có con cách đây gần 2 năm phải chuyển khỏi Trường Lương Thế Vinh kể lại, khi chị cho con xem tâm sự của bà mẹ H.G thì con chị đã thốt lên: "Con không muốn nhớ lại nữa". Mẹ cậu bé chia sẻ: "Đọc bài viết của phụ huynh H.G trên mạng xã hội mà tôi như đọc lại chính nỗi lòng của mình cách đây mấy năm. Đúng là “chưa vơi nụ cười đã rơi nước mắt”! 

Chị kể, hồi đó vẫn còn phải thi vào lớp 6 chứ chưa cấm như bây giờ, học sinh phải trải qua một kỳ thi rất khắc nghiệt và việc đỗ vào trường của con khiến cả nhà vui mừng khôn xiết. Nhưng chỉ sau một học kỳ thì cả con và gia đình đều thấy “có gì đó không ổn”. Con nhà chị, vốn là một cháu học sinh có thế mạnh về môn toán, nhưng vì chuyển từ tiểu học lên THCS chương trình học quá nhiều khác biệt nên cháu gần như bị sốc. Tuy nhiên, thay vì có những biện pháp giáo dục giúp học sinh đầu cấp làm quen, bắt nhịp được với chương trình ở cấp học mới thì cô lại liên tục nhận xét tiêu cực...Không những thế, cháu phải học theo kiểu nhồi nhét kiến thức với rất nhiều bài tập, kể cả dịp nghỉ lễ tết cô giáo cũng giao tới 50 bài toán...

Những lời chê trách cộng với việc học nhồi nhét khiến cháu ngày càng tự ti và lực học giảm sút hẳn... rồi cô giáo thỉnh thoảng lại mời phụ huynh đến với thái độ căng thẳng, yêu cầu gia đình nên tính đến phương án chuyển trường cho con.

Học sinh bị giao quá nhiều bài tập nên khó hoàn thành hết và phải nhận kiểm điểm

Ảnh: học sinh cung cấp

Chị tâm sự: "Thời gian đó tôi rất buồn, suy nghĩ rất nhiều, thấy con từ một câu bé vui vẻ, thích học, hay cười mà giờ cứ “rúm ró” lại vì tự ti, vì áp lực học hành khiến tôi mất nhiều đêm không ngủ vì suy nghĩ có cho con chuyển trường hay không?. Dù nỗ lực từ phía gia đình thế nào thì con chị vẫn ngày càng sợ học và học kém đi; cô giáo than phiền về con ngày càng nặng nề hơn…

Hết năm lớp 7, chị và gia đình quyết định chuyển con sang môi trường mới, và chỉ sau một học kỳ, cô giáo chủ nhiệm trường mới nói về con đầy tự hào khi con là một trong những học sinh top đầu của lớp về các môn khoa học tự nhiên…

Ám ảnh với bản kiểm điểm

\n

Không chỉ có phụ huynh "bộc lộ" tâm tư của mình, nhiều người là cựu học sinh của ngôi trường danh tiếng này cũng cho biết không muốn nghĩ đến quãng thời gian học ở đây vì nó quá "khủng khiếp". Anh A.K.V một cựu học sinh của trường này tâm sự: "Chính mình là nạn nhân của trường. Không muốn kể nhưng năm lớp 6 thi vào trường, vào được lớp chọn A1 và điểm số cao top của lớp. Niềm vui của mình chưa được bao lâu thì sốc thật sự. Đi học thì nặng nề, ở lớp thì buồn chán. Mà cũng không hiểu lý do gì một học sinh giỏi, điểm cao và thấy mình cũng ngoan mà tuần 7 ngày, 3 ngày thiếu bài. Có lẽ lúc đó mình quá bé và mất tập trung. Vậy là cứ mỗi lần như vậy, cô chủ nhiệm lại bảo mẹ mình gọi điện và mình viết bản kiểm điểm. Thật sự sợ hãi và ám ảnh tới tận bây giờ"...

Đừng bắt học sinh tuân theo kỷ luật mà chính mình cũng không làm được

Mới đây, tôi có đọc tâm thư của một phụ huynh khi con phải chịu nhiều áp lực từ môi trường giáo dục của một trường dân lập có tiếng ở Hà Nội. Tôi cũng như nhiều bạn trẻ khác cảm thấy vô cùng “bức bối”.

Chị N.T.L, 27 tuổi, trú ở quận Cầu Giấy, Hà Nội từng học 4 năm tại Trường THCS Lương Thế Vinh chia sẻ, nhiều lần bị căng thẳng, ám ảnh vì những bản kiểm điểm, lời dọa bị đuổi học chỉ vì không sơ vin…

“Tôi phải viết khá nhiều bản kiểm điểm, vì các lỗi như chưa làm đủ bài tập, nói chuyện riêng, đi học muộn… Tuy nhiên không nhiều bằng bạn tôi. Tôi có cảm giác các thầy cô ở ngôi trường này coi ngôi trường là của gia đình mình và áp dụng những biện pháp kỷ luật của riêng thầy cô”, chị N.T.L nhớ lại.

“Tôi đã từng bị đuổi học vì lí do bị cô quản lý bắt được không sơ vin sau giờ học thể dục và đó là tiết cuối, tập xong thì bỏ ra để chuẩn bị về. Tôi cũng nhiều lần phải mời phụ huynh đến trường vì nhiều lỗi khác. Ngày đó chúng tôi còn trẻ con, bị phạt là rất sợ, nhiều lúc căng thẳng, sợ hãi. Tôi nhớ có lần, tôi chỉ trao đổi với cô giáo nhưng nhất quyết bị khép tội “cãi giáo viên” và phải mời phụ huynh lên. Tôi từng bị một giáo viên bịa đặt chuyện gia đình tôi, những tổn thương thầy cô gây ra cho đứa trẻ 14 tuổi tôi không quên.”, chị N.T.L kể.

Chị L. cũng cho hay, cá nhân chị cực kỳ phản đối việc phạt học sinh bằng dọn vệ sinh. “Tôi không chấp nhận cách kỷ luật như vậy. Bây giờ là mấy giờ còn phạt học sinh như vậy, tôi thấy hà khắc và phản cảm”, chị N.T.L nêu ý kiến.


Giáo dục học sinh trước hết phải tôn trọng

Trao đổi về phương pháp giáo dục học sinh nói chung, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội đồng thời là Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, nơi nổi tiếng vì tiếp nhận mọi học sinh “cá biệt” mà các trường khác không nhận hoặc đuổi ra, cho rằng: “Thứ nhất phải tôn trọng học trò, chấp nhận cả ưu và nhược điểm của chúng. Hai là cho phép học trò lựa chọn những hình thức giáo dục phù hợp. Tiếp đó là không vội vàng kỷ luật học sinh, luôn giải quyết vấn đề một cách khách quan và cuối cùng người thầy phải biết gieo nhu cầu cho học sinh, để chính chúng thấy việc học là cần thiết, học sinh biết giá trị của sự tôn trọng, biết yêu thương hơn”.

Theo thầy Lâm việc giáo dục không thể áp đặt một phương pháp, một biện pháp cứng rắn với tất cả học sinh theo kiểu “quân lệnh như sơn”. Lối giáo dục hà khắc ấy có thể khiến học sinh sợ nhưng tùy từng tính cách mà học sinh sẽ có phản ứng khác nhau, em nào nhút nhát thì sẽ co rúm lại và không dám bộc lộ bản thân nữa; em nào tính cách mạnh thì sẽ tìm cách “bật” lại theo hướng phản ứng tiêu cực…

                                                                                                                    Tuệ Nguyễn 

Tin liên quan

Em muốn biết thông tin về trường Lương Thế Vinh?? Bác có con học ở đấy cho em xin ý kiến với!!!

Quá trình tìm trường cho con, chị Yến có những chia sẻ thiết thực về các trường mà gia đình chị có ý định cho con theo học.

  • Giáo viên ở TP. HCM và câu chuyện gây xôn xao: "Tôi đã nghỉ việc một trường quốc tế vì những kỳ nghỉ phân biệt chủng tộc"

Chị Nguyễn Hoàng Yến, một cựu giáo viên Mỹ Thuật đồng thời là bà mẹ hai con sống tại Hà Đông, Hà Nội, con gái lớn của chị chuẩn bị lên lớp 6. Quá trình tìm trường cho con, chị đã tham gia nhiều hội thảo, tham quan trường, nghe tư vấn và tham khảo ý kiến các phụ huynh có con học tại trường để rút ra được nhiều đặc điểm của từng ngôi trường mà gia đình chị có ý định cho con theo học.

"Cứ mỗi lúc tìm trường hay chuyển cấp cho con là nhà mình khá căng. Mình đồng hành cùng con suốt cấp học tiểu học, hiểu tính cách và thế mạnh của bạn ấy. Bạn ấy thích mày mò mấy môn kiểu xã hội, nghiên cứu, học tốt giao tiếp tiếng Anh và Ngữ Văn, rất tình cảm. Nên mình muốn định hướng tìm trường cấp 2 chú trọng Tiếng Anh và có nhiều hoạt động ngoại khóa. Chồng mình trước theo học chuyên nên thích môi trường tập trung học tập, thiên về luyện thi để vào cấp 3 chuyên", chị Yến chia sẻ.

Sau khi tìm hiểu một số trường quanh khu Hà Đông, hai vợ chồng chị chốt được 2 phương án cuối: Thực nghiệm Victory Văn Quán và Lương Thế Vinh cơ sở Tân Triều.

Trường Thực nghiệm Victory Văn Quán.

Trường Lương Thế Vinh cơ sở Tân Triều.

1. Về hệ lớp:

Trường Lương Thế Vinh: Chia 3 hệ lớp theo môn chuyên:

Lớp N: Chuyên Anh, Lớp T: Chuyên Toán, Lớp V – lớp bình thường. Năm nay mới thêm 2 lớp mới V01 và V02. Trường dạy theo sách của Bộ và các thầy cô soạn nhiều tài liệu và bài tập ngoài để học sinh học nâng cao. Lớp chuyên nào thì sẽ có nhiều tiết học môn đó hơn, định hướng thi môn chuyên đó ở cấp 3. Trường có thế mạnh về Toán và Anh.

Chương trình tiếng Anh được trường kết hợp với Trung tâm tiếng Anh IIG và dạy 2 - 4 tiết với giáo viên nước ngoài. Giáo viên của Trung tâm IIG và thu tiền riêng [600 – 800k/tháng]. Tổng thời lượng: 10-12 tiết Tiếng Anh/ tuần, trong đó 7- 8 tiết – giáo viên Việt; theo mình biết thì năm nay học nhiều tiết hơn với GVNN [của trung IIG].

Trường Victory Văn Quán: Chia 2 hệ lớp

- Song ngữ Mỹ: Trừ tiếng Anh thì chương trình học theo của Bộ. Tiếng Anh có 4 môn: ESL [tiếng Anh giao tiếp, học thuật], Math, Science, Language Arts bằng tiếng Anh. Tổng là 15 tiết tiếng Anh/tuần + 2 tiết bổ trợ ngoài giờ.

+ ESL thì học theo giáo trình Close-up. Các bạn Song ngữ Mỹ lớp 6 thấy đã học trình độ B1.

+ Math, Science, Language Arts thì học theo chương trình Mỹ của Edmentum, nếu bố mẹ nào có cho con theo học homeschooling các nền tảng trực tuyến nước ngoài thì chắc biết nền tảng Edmentum này, khá là nổi. Vì học trực tuyến nên trường có 1 phòng máy tính để học chương trình này nhưng chỉ một số tiết, ở nhà thì con cũng làm bài tập trên nền tảng. Bố mẹ có thể theo dõi tiến độ học. Chương trình này đòi hỏi các con phải rất chắc tiếng Anh cả viết cả giao tiếp nên thi vào cũng khó hơn.

- Chất lượng cao: Cũng trừ tiếng Anh thì học theo sách của Bộ. Tiếng Anh có 3 môn là ESL, Toán và khoa học bằng tiếng Anh. Tổng là 10 tiết, 8 tiết ESL, 2 tiết cho 2 môn bằng tiếng Anh. Toán và Khoa học bằng tiếng Anh thì học theo chương trình của iSMART.

2. Cách dạy, học:

Trường Lương Thế Vinh: Với việc chú trọng học tập để thi cử thì trường "thiết quân luật" chặt chẽ về học tập. Thầy cô giao nhiều bài tập, ngoài bài tập ở trong sách của Bộ thì còn có phiếu bài tập nâng cao, tài liệu nâng cao.

Trường rất đề cao việc rèn luyện kỷ luật cho học sinh. Học sinh của trường rất có nề nếp, ngoan và có ý thức học tập, tạo nền tảng cho con đủ khả năng thi vào chuyên chọn.

Trường Victory Văn Quán: Trường dựa trên nền tảng thực nghiệm của thầy Hồ Ngọc Đại, chú trọng học qua thực hành và hoạt động, đề cao việc rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu. Học theo dự án nhiều, dự án từng môn và nhiều môn kết hợp, cách này hay vì học sinh phải dùng kiến thức có thể đã học hoặc chưa học để giải quyết các vấn đề thực tế.

Nếu là dùng kiến thức đã học thì giúp học sinh ứng dụng, còn nếu tự nghiên cứu kiến thức chưa học thì cách học này giúp học sinh tổng hợp, tìm hiểu kiến thức và ứng dụng. Nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình thường xuyên.

3. Số lượng học sinh, cơ sở vật chất:

Trường Lương Thế Vinh: Tối đa một lớp 40 học sinh. Diện tích lớp học khá nhỏ so với số lượng học sinh. Trường có 4 dãy nhà [2 cấp THCS và THPT], có 1 dãy mới xây khang trang dành cho THCS, có nhà ăn trưa sạch sẽ. Phòng chức năng thì có 2 phòng tin và 1 phòng thí nghiệm và 1 sân bóng rổ gần chỗ để xe của học sinh. Cơ sở vật chất tốt và hiện đại, tất nhiên trường lâu đời không thể khang trang bằng các trường mới xây nhưng mình thấy đáp ứng đủ nhu cầu nếu chỉ xét riêng việc học. Phần dành cho thể thao và hoạt động thì hạn chế hơn.

Trường Victory Văn Quán: Tối đa một lớp 30 học sinh. Diện tích lớp học tương đương các trường tư cùng phân khúc, hiện trường đang ít học sinh/lớp, khoảng 20 bạn, nên trông khá thoáng và thoải mái. Trường xây hình chữ U, 5 tầng [MN, TH, THCS].

Trường có 2 phòng tin [1 phòng chuyên học cho chương trình Mỹ], 1 phòng cho lớp tiếng Anh của hệ CLC [có bảng tương tác to bằng bảng đen và như cái ipad có thể ấn, chạm], 1 phòng thí nghiệm, 1 nhà đa năng thể dục, 2 phòng ăn khá sạch sẽ, 1 bể bơi, 1, thư viện. 2 phòng vẽ và âm nhạc.

Cơ sở vật chất hiện đại, chia riêng các phòng chức năng và mình thích nhất là khá chú trọng sân chơi thể thao cho con. Phòng chức năng thì đều dùng chung với tiểu học, có phòng thí nghiệm là riêng.

4. Chi phí:

Trường Lương Thế Vinh: Học phí: 3,5 triệu/tháng. Một số chi phí khác: Xe tuyến: 1,2 triệu đến 1,6 triệu/tháng tuỳ chặng đường; Ăn bán trú: 700-800 ngàn/1 tháng [không ăn được trừ tiền; tiếng Anh nước ngoài 1 triệu đồng/1 tháng; Học phí lớp chuyên chọn: 500 ngàn đồng.

Đầu năm nộp các khoản: Quỹ trường, lớp, điều hoà, máy tính, tủ, rèm.... Năm học ổn định chỉ nộp các khoản trên.

Victory Văn Quán: Học phí thì chia 2 hệ: Chất lượng cao: 6,8 triệu, Song ngữ Mỹ: 8,6 triệu. Tiền ăn và bán trú: 1,5 triệu/tháng.

5. Đầu vào, học bổng:

Trường Lương Thế Vinh: Trường không thi học bổng mà xét học sinh đạt điểm cao nhất ở kỳ thi đầu vào. Có 2 suất học bổng 100%.

Trường Victory Văn Quán: Trường có nhiều mức học bổng 30, 50, 70, 100%. Con mình thi đợt 18.4 thì được 30% của hệ Mỹ. Thấy trường hủy lịch học bổng đợt tháng 5 do Covid-19. Có xét điểm TOEFL Primary hoặc giải thưởng cao tại các kỳ thi Tiếng Anh quốc tế.

6. Tỉ lệ thi đỗ trường chất lượng cao ở cấp 3:

Trường Lương Thế Vinh: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp gần như tuyệt đối, thuộc top 3 trường có điểm thi trung bình cao nhất, tỉ lệ đỗ trường chuyên cũng trong top 5 ở Hà Nội.

Trường Thực nghiệm Victory: Mới có đến lớp 7 nên chưa đánh giá được. Xem trên website và tham khảo một vài phụ huynh có con đang học tại trường thì khi tham gia các cuộc thi ở ngoài thì thành tích ổn, chủ yếu mạnh tiếng Anh và các môn liên quan thi bằng tiếng Anh kiểu Toán tiếng Anh AMC, IKMC...

Hai trường được chọn có "phong cách" khá đối lập nhau. Tuy nhiên, chị Yến cho biết, vợ chồng chị tôn trọng ý kiến của con nên đợi con thi xong rồi chọn trường nào thì vợ chồng sẽ cân nhắc theo nguyện vọng của bé.

Hà Nội có một trường THPT mà thí sinh cả nước đều mơ ước được vào, nghe tên cựu học sinh là biết trường thuộc đẳng cấp cao

Video liên quan

Chủ Đề