Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được các nhà quân sự Pháp Mỹ đánh giá là

Ngược dòng thời gian, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Không lâu sau ngày tuyên bố độc lập, thực dân Pháp được các thế lực phản động quốc tế giúp sức trở lại xâm lược Đông Dương. Dựa vào trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, chúng tin rằng sẽ nhanh chóng đè bẹp sự kháng cự của nhân dân Việt Nam. Quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được, nhân dân Việt Nam cùng nhau đoàn kết dưới ngọn cờ của Đảng và Chính phủ kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã anh dũng chiến đấu, từng bước đập tan các chiến lược chiến tranh của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Đến năm 1953, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến quan trọng. Lợi dụng những khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ giúp Pháp kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh Đông Dương nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tháng 7/1953, được sự nhất trí của Mỹ, chính phủ Pháp thông qua Kế hoạch quân sự Nava với nội dung cơ bản: Tập trung xây dựng khối chủ lực mạnh, có khả năng cơ động cao, mở cuộc tiến công chiến lược giành thắng lợi quyết định. Chỉ sau một thời gian ngắn, trên chiến trường Đông Dương, địch đã củng cố, xây dựng được 84 tiểu đoàn cơ động chiến lược, trong đó tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ.

Trước âm mưu và hành động mới của địch, bước vào chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”. [1]

Thực hiện chủ trương đề ra, quân và dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ với quân và dân hai nước bạn Lào, Campuchia mở các cuộc tiến công trên khắp chiến trường Đông Dương [Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Tây Nguyên,…] buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó. Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp huy động lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ [Tây Bắc, Việt Nam] thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm thu hút và đánh bại chủ lực ta. Đến đầu tháng 3/1954, quân Pháp tập trung tại Điện Biên Phủ lực lượng lên đến 16.200 tên, gồm những đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh, xe tăng, không quân thuộc loại tinh nhuệ nhất ở Đông Dương; được bố trí thành một hệ thống phòng ngự mạnh, gồm 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu với những loại vũ khí hiện đại. Cả Pháp và Mỹ đều đánh giá Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công phá”, nếu chủ lực Việt Minh tiến công thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi thất bại.

Về phía ta, sau khi phân tích kỹ tình hình mọi mặt, so sánh lực lượng địch- ta, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ - đòn quyết chiến chiến lược nhằm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp [tháng 12/1953] có nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Lực lượng ta tham gia chiến đấu lên đến 55.000 quân, gồm ba đại đoàn bộ binh [308, 312, 316], Trung đoàn bộ binh 57 [Đại đoàn 304], Đại đoàn công binh-pháo binh 351. Trên 260.000 dân công, 27.400 tấn gạo được huy động để cung cấp cho mặt trận Điện Biên Phủ.

Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công, mở màn chiến dịch. Đến ngày 7/5/1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng mãnh, khắc phục muôn vàn gian khổ hy sinh, “gan không núng, chí không mòn”, bộ đội ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đập tan những cố gắng quân sự cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. 

Với Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva [ngày 21/7/1954] công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài chín năm [1945-1954]; chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ; mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia. Đồng thời, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tạo nên sức cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, Mỹ la-tinh. Nhà sử học Pháp Jules Roy sau này đã thừa nhận, xét trên phạm vi thế giới: “Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn hãy còn vang vọng”. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam góp phần làm sáng ngời chân lý: Một dân tộc bị áp bức, nhưng nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, biết phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có khả năng đánh bại những đội quân xâm lược hung bạo. 

68 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về tầm vóc, giá trị và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chiến thắng ấy có nguồn gốc sâu xa từ bản lĩnh của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, mà cốt lõi là tinh thần yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập, tự do.

TS Trần Hữu Huy 
[Viện Lịch sử quân sự]

[1] Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964, tr.47.


Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi, thực dân Pháp được sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc đã quay trở lại xâm lược nước ta. Ngày 19/12/1946, đáp lời Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, nhân dân Việt Nam đã anh dũng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống kẻ thù xâm lược.   Dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Đến năm 1953, chúng ta đã làm chủ trên các chiến trường, tạo ra sự so sánh lực lượng có lợi cho ta. Để cứu vãn tình thế, thu – đông năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã triển khai Kế hoạch Nava tăng cường binh lực và phương tiện chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam, giành lại thế chủ động trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị hòng tiếp tục sự chiếm đóng lâu dài. Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự kiên cố. Về phía ta, tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược đông - xuân với phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, chọn nơi sơ hở và nơi xung yếu của địch mà đánh, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giữ vững thế chủ động, buộc địch phải phân tán lực lượng. Quân và dân ta đã phối hợp với quân và dân Lào, Campuchia liên tiếp mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Lai Châu, Tây Nguyên, Trung Lào, Hạ Lào, Thượng Lào và Đông Campuchia, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng buộc quân Pháp lâm vào tình thế bị động chiến lược, phải phân tán lực lượng để đối phó trên khắp các chiến trường. Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Tuy nằm ngoài dự kiến ban đầu của Kế hoạch Nava, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Ở đây tập trung 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 quân, đảm bảo nguồn tiếp viện trong quá trình tác chiến. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ, như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và là quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava. Ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị họp và nhận định, đánh Điện Biên Phủ là một trận công kiên lớn nhất của quân đội ta từ trước tới nay và có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất quan trọng. Trên tinh thần đó, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng uỷ mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Ngày 25/01/1954, các đơn vị bộ đội ta ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng uỷ chiến dịch đã đưa ra quyết định mới: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

+ Giai đoạn 2: Từ ngày 30/3 đến 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

+ Giai đoạn 3:  Từ ngày 01/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông và mở đợt tổng công kích. Đêm ngày 6/5, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta xông lên tiêu diệt từng lô cốt, nổ phá từng hầm ngầm. Tên quan tư chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã ra đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 7/5, ta chiếm sở chỉ huy trung tâm, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kéo cờ trắng ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch. Ngày 7/5/1954 trở thành ngày kỷ niệm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.


 

Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
[ảnh Tư liệu văn kiện - Đảng Cộng sản]


Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương; đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám; giải phóng miền Bắc, tạo cơ sở vững chắc để tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã củng cố niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại, đây là là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Đã phá được thế bị bao vây, cấm vận thời kỳ đầu đổi mới, bình thường hóa, thiết lập quan hệ ổn định, lâu dài với các nước, tạo lập và giữu được môi trường hòa bình, tranh thủ yếu tố thuận lợi của môi trường quốc tế để phát triển; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định giành thắng lợi.

Kỷ niệm 67 năm Chiến thắng lịch sự Điện Biên Phủ chúng ta tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam Quang Vinh, một Đảng Mác – Lê nin chân chính; tự hảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt xuất – anh hùng giải phóng dân tộc, người sáng lập và rèn luyện đảng ta; tự hào về dân tộc anh hùng; về các lực lương vũ trang nhân dân Việt Nam bách chiến, bách thắng. Tròn 35 năm đổi mới, trong lĩnh vực đối ngoại và mở rộng hội nhập quốc tế, chúng ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử cùng những bài học kinh nghiệm sâu sắc./.


Tác giả bài viết: Lê Tấn Lợi tổng hợp

Nguồn tin: VKS ND huyện Vĩnh Thạnh

Video liên quan

Chủ Đề