Room ngân hàng nghĩa là gì

Một những yếu tố chính giúp nhóm ngân hàng đồng loạt tăng giá trong những phiên giao dịch vừa qua là thông tin Ngân hàng Nhà nước [NHNN] nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt. Trước đó, vào quý 3, một loạt ngân hàng đã được NHNN nới hạn mức tín dụng để đẩy mạnh hoạt động cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây là thông tin hỗ trợ đẩy nhóm cổ phiếu ngân hàng có nhịp tăng khoảng 10% vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.

Trong báo cáo triển vọng ngành mới công bố, Chứng khoán BIDV [BSC] cho biết nhiều ngân hàng vừa được cấp thêm chỉ tiêu tín dụng trong quý IV/2021.

Cụ thể, TPBank là nhà băng được nới room tín dụng cao nhất, lên đến 23,4%; ba ngân hàng khác được nới lên trên 21% bao gồm Techcombank [22,1%], MSB [22%] và MB [21%]. Các ngân hàng khác cũng được nới mạnh room tín dụng: VIB [19,1%], VPBank [17,1%], Vietcombank [15%], OCB [15%], ACB [13,1%], VietinBank [12,5%], BIDV [12%],...Tính chung, hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên 13,8%.

Theo đánh giá của BSC, điều này giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới, trong điều kiện nhiều tổ chức tín dụng đã chạm "trần tín dụng" từ đầu năm đến nay. BSC cho rằng dịch bệnh lần 4 với quy mô rộng sẽ làm giảm nhu cầu tín dụng cho nửa sau năm 2021 và việc mở cửa trở lại giúp dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành ở mức 13% là có thể đạt được.

Việc nới ''room'' tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng khi hầu hết đều đã tiến sát mức trần tăng trưởng sau 9 tháng đầu năm. Trong khi thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính của ngành ngân hàng với tỷ trong đóng góp dao động trong khoảng 70 - 80% tổng nhập hoạt động nhiều nhà băng.

Theo tính toán của BSC, tính đến cuối quý III, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đã đạt 11,6% trong khi hạn mức được NHNN cấp vào đầu quý III chỉ ở mức 12,5%. Tương tự, tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng của MB đat 14,2% trong khi trước đó ngân hàng này chỉ được cấp hạn mức 15%; còn Techcombank đã chạm trần 17,1%. Thậm chí, một số ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng vượt trần như BIDV [+10,7%, vượt mức được cấp 9,5%].

Trong trường hợp không được cấp thêm hạn mức, tín dụng Vietcombank và MB chỉ có thể tăng thêm 0,8 - 0,9% trong 3 tháng cuối năm 2021, còn Techcombank và BIDV không thể cho vay thêm. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh tới khả năng tăng trưởng lợi nhuận khi khoảng 75% tổng doanh thu của các ngân hàng này đến từ thu nhập lãi thuần.

Để khắc phục tình trạng cạn ‘’room’’, nhiều ngân hàng thương mại đã tập trung cho vay ngắn hạn để lấp đầy hạn mức tín dụng đã được cấp trước đợt điều chỉnh hạn mức mới. Và từ đầu quý IV, nhiều ngân hàng đã nộp đơn xin nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Trong báo phát hành vào tháng 10, Chứng khoán Rồng Việt cho biết HDBank đã nộp đơn đề nghị NHNN nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng lên hơn 25%, sát với mục tiêu được đặt ra trong ĐHCĐ là 26%.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra đầu tháng 11/2021, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc MSB cho biết, ngân hàng kỳ vọng đạt hạn mức tín dụng 25% cho cả năm, sau 9 tháng tín dụng của MSB đã tăng gần 16%, cao hơn mức 10,6% cuối tháng 6. Theo vị CEO này, MSB là ngân hàng có quản trị rủi ro tốt, tập trung giải ngân vào các ngành phát triển bền vững, tích cực tham gia các hoạt động và chính sách của NHNN. Vì thế, trong kỳ nới hạn mức tín dụng cuối năm, lãnh đạo MSB kỳ vọng sẽ được nâng "room" tín dụng, dựa trên cân đối và phân bổ của cơ quan điều hành.

Chứng khoán MBS cho rằng, vào cuối năm nhu cầu tín dụng tăng, dư nợ cũng tăng mạnh hơn, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt trên 12% cho cả năm 2021.

Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm nay của toàn ngành chỉ đạt 8,4%, thấp hơn cùng kỳ nhiều năm và cách xa kế hoạch tăng 14% của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, đến giữa tháng 11, vẫn có những nhà băng đã dùng hết "quota" tín dụng.

Một số khách hàng mới đây phản ánh gặp khó khăn trong việc vay vốn từ một ngân hàng thương mại. Lý do nhân viên tín dụng đưa ra là nhận được chỉ thị dừng giải ngân vì nhà băng đã chạm trần tăng trưởng tín dụng. "Nhân viên tín dụng tư vấn mua thêm hai gói bảo hiểm gần 50 triệu đồng để được giải ngân nhanh, nhưng sau đó lại cho biết đến cuối tuần sau mới trả lời có thể cho vay hay không", anh Nam [Cầu Giấy, Hà Nội], một khách hàng đang làm hồ sơ vay 500 triệu để mua ôtô tại đây, cho biết.

Giao dịch tiền mặt tại quầy một ngân hàng thương mại. Ảnh: Anh Tú

Nói với VnExpress, đại diện nhà băng này cho biết, việc cho vay trở lại bình thường sẽ phụ thuộc vào hạn mức tín dụng cấp thêm từ Ngân hàng Nhà nước, có thể sẽ có trong tuần này. Do định mức cho vay còn phụ thuộc vào việc các khách hàng cũ trả nợ nên ngân hàng vẫn còn dư địa để hoạt động, dù không nhiều.

"Việc chậm giải ngân cho một số khách hàng là do có độ vênh giữa thời điểm ngân hàng chạm trần tăng trưởng và việc cấp thêm hạn mức từ Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian này, ngân hàng sẽ chủ động co kéo theo thứ tự ưu tiên của từng nhóm khách hàng", đại diện nhà băng nói.

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó vụ trưởng Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước], việc rà soát hạn mức tăng trưởng tín dụng từng ngân hàng không phải công việc định kỳ mà được nhà điều hành tiến hành chủ động, thường xuyên, căn cứ đề xuất từng ngân hàng. "Ngân hàng nào có khả năng sẽ được xem xét cấp thêm hạn mức và ngược lại, thậm chí có thể bị cắt 'room' tín dụng, căn cứ vào chất lượng tín dụng và việc phân bổ phù hợp với định hướng hay không", ông Quang cho biết.

Tuy nhiên, việc một số nhà băng hết "quota" tăng trưởng tín dụng trái ngược với các dự báo cho rằng, tăng trưởng tín dụng cả năm có thể dưới mục tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước.

Xem thêm

Trong báo cáo triển vọng 6 tháng cuối năm, nhóm phân tích Công ty chứng khoán BIDV [BSC] dự báo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể chỉ đạt 12-13%. Trong khi đó, báo cáo phân tích mới đây của Công ty chứng khoán MB [MBS] dự báo tín dụng tăng dưới 12,5%, so với mức hơn 13% năm 2018 và kế hoạch tăng 14% được Ngân hàng Nhà nước định hướng từ đầu năm.

Báo cáo tài chính riêng lẻ quý III cũng cho thấy những nhà băng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hầu hết chỉ tập trung ở nhóm giữa. Techcombank và VIB là hai ngân hàng đứng đầu với tỷ lệ tăng trưởng cho vay đều trên 28%, TPBank tăng trưởng tín dụng trên 20% còn VPBank và HDBank đều tăng trên 14%.

Trong khi đó, những ngân hàng quốc doanh trong top đầu, với dư nợ cho vay khách hàng gấp 3-4 lần so với các ngân hàng tầm trung, lại duy trì mức tăng thấp. VietinBank đến cuối quý III tăng trưởng tín dụng chỉ hơn 4%, BIDV tăng chứ tới 9% còn Vietcombank đứng đầu cả nhóm với mức tăng khoảng 12%.

Theo nhóm nghiên cứu BSC, dự báo tín dụng tăng thấp trong năm 2019 chủ yếu do nhu cầu giảm ở nhiều ngành nghề đang gặp khó khăn [như bất động sản, xây dựng, thép] và tín dụng mảng khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, một lý do khác là sự bùng nổ của kênh trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản, cũng phần nào giảm bớt nhu cầu tín dụng ngân hàng vào hoạt động này, vốn là lĩnh vực "hút vốn" mạnh trong những năm trước.

Minh Sơn

Khi NHNN đặt ra một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa cho một ngân hàng nào đó ở mức nhỏ hơn so với [cùng kỳ] năm trước và/hoặc so với các ngân hàng khác trong hệ thống thì điều này có thể được hiểu rằng ngân hàng này đang có mức độ rủi ro cao hơn so với chính nó hoặc so với các đối thủ trong cùng hệ thống.

Sự rủi ro này có thể là kết quả của việc ngân hàng này cho vay quá nhiều so với vốn chủ sở hữu hoặc cho vay quá tập trung vào các lĩnh vực được cho là rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và... các dự án BOT!

NHNN có trong tay đầy đủ các công cụ để quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế, hoàn toàn có thể thay thế được công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng/hệ thống ngân hàng.

Nhưng để hạn chế những hậu quả này thì NHNN không cần phải siết lại hạn mức tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng. Cụ thể hơn, để hạn chế rủi ro có ít vốn mà cho vay quá nhiều thì NHNN chỉ cần yêu cầu và tăng cường thanh tra việc tuân thủ của các ngân hàng thương mại về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên tổng tài sản có.

Tỷ lệ này đã được quy định trong nhiều thông tư như Thông tư 41/2016, rồi ngay trong bản thân các quy định về vốn an toàn tối thiểu của Basel mà các ngân hàng đã tự nguyện đăng ký tuân thủ [theo Basel II] và đã được NHNN công nhận.Còn để hạn chế các ngân hàng cho vay quá nhiều, quá tập trung vào các lĩnh vực rủi ro như trái phiếu doanh nghiệp hay bất động sản thì đã có các quy định liên quan trong Thông tư 22/2019 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Ví dụ, về cho vay để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp, Thông tư 22 quy định một loạt điều kiện như chỉ được cấp tín dụng với thời hạn đến một năm, có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, không được cấp tín dụng cho khách hàng trong một số trường hợp quy định cụ thể, và tổng mức dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp không được quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp...

Ngoài ra, Thông tư 22 cũng quy định các hệ số rủi ro cho từng hạng mục tài sản. Tài sản được cho là rủi ro càng cao thì hệ số rủi ro này cũng càng cao, làm cho ngân hàng thương mại càng phải có thêm nhiều vốn chủ sở hữu nếu vẫn muốn cho vay cùng một lượng tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro này. Ví dụ bất động sản, hệ số rủi ro áp dụng cho tài sản này là 200%, so với mức 100% dành cho tài sản là cổ phần.

Cũng có thể có lo ngại rằng nếu không quy định mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thì sẽ dẫn đến chạy đua lãi suất, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, gây khó cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất trong cả hệ thống và nền kinh tế có tăng lên hay không lại phụ thuộc cuối cùng vào chính sách tiền tệ của NHNN.

Nếu NHNN sẵn sàng đáp ứng thanh khoản của hệ thống và nền kinh tế thì việc một số ngân hàng nào đó tăng lãi suất sẽ không gây ra áp lực đáng kể làm tăng lãi suất cả hệ thống. Cũng cần lưu ý rằng NHNN đã từng áp dụng trần lãi suất. Ở đây không bàn đến việc công cụ này có lợi hay hại, hiệu quả hay không, sự từng tồn tại của công cụ này càng cho thấy nếu muốn chặn cuộc đua lãi suất thì sẽ có nhiều công cụ khác mà không cần phải áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng.

NHNN cũng quy định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa cho cả hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ. Khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nhỏ hơn so với cùng kỳ thì mục đích có thể là vì muốn điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng theo sát với tăng trưởng kinh tế để không gây ra những vấn đề như tăng trưởng quá nóng, lạm phát đang có xu hướng tăng lên.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lạm phát đến từ tăng trưởng tín dụng cuối cùng sẽ phụ thuộc vào lập trường chính sách tiền tệ của NHNN. Nếu NHNN siết chặt hơn cung tiền thì NHNN sẽ không cần phải siết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của một hay nhiều ngân hàng thương mại, bởi yếu tố quyết định mức tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế chính là lượng tiền bơm thêm ra nền kinh tế từ NHNN. Các ngân hàng thương mại chỉ là kênh trung chuyển lượng tiền bơm ra này vào nền kinh tế chứ không phải là nơi tạo ra tiền để mà lo ngại sẽ làm tăng lạm phát nếu không khống chế được việc cho vay của họ.

Tóm lại, NHNN đã ban hành, thực thi và có trong tay đầy đủ các công cụ để quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế. Những công cụ này hoàn toàn có thể thay thế được công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng/hệ thống ngân hàng mà NHNN đang thực hiện. Việc cần làm chỉ là thanh tra, kiểm tra, chế tài nghiêm ngặt để buộc các ngân hàng thương mại phải nghiêm túc thực thi các quy định an toàn cho vay này.

Nếu vẫn tiếp tục áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng thương mại lại bị thêm một biện pháp quản lý hành chính kém minh bạch, mang tính trói buộc mà vẫn không làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên an toàn hơn.

Theo TheSaiGonTimes

Video liên quan

Chủ Đề