Sắc tố mật trong nước tiểu là gì


1. MỤC ĐÍCH: Xét nghiệm 10 thông số hóa sinh nước tiểu gồm pH, tỷ trọng, glucose, protein, bilirubin, urobilirubin, cetonic, hồng cầu, bạch cầu, nitrit ở mức độ bán định lượng.

2. BỆNH PHẨM:

- Mẫu nước tiểu đựng trong túyp sạch và làm ngay nếu có thể. - Không ly tâm bệnh phẩm, không sử dụng chất bảo quản - Nếu không tiến hành phân tích được bệnh phẩm trong vòng 1 giờ thì để ngay vào tủ lạnh và lấy ra để ở nhiệt độ phòng trước khi phân tích.

3. BIỆN LUẬN VÀ KẾT QUẢ:

3.1. Tỉ trọng: Bình thường tỉ trọng nước tiểu vào khoảng 1,014-1,028.tỉ trọng tăng trong bệnh ĐTĐ, giảm trong bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp kéo dài cũng thường gặp trong suy thận. 3.2. pH: - Bình thường pH từ 5-6 - pH acid: ĐTĐ không kiểm soát, mất nước, đói lả - pH kiềm: nhiễm khuẩn tiết niệu 3.3. Các chất cetonic: Bình thường không có các chất cetonic trong nước tiểu. Khi chúng xuất hiện thì có thể bệnh nhân mắc bệnh đái đường có biến chứng toan ceton, bệnh nhân nhịn đói lâu ngày, nôn mửa kéo dài, suy kiệt, trong một vài trường hợp ngộ độc. 3.4. Hồng cầu: - Bình thường không có máu trong nước tiểu. - Dương tính và hồng cầu còn nguyên: sỏi thận, lao thận, ung thư thận, viêm thận, viêm đường tiết niệu và tăng huyết áp giai đoạn 2 - Dương tính và hồng càu đã vỡ: tan máu như sốt rét, vàng da do tan máu, ngộ độc photpho… 3.5. Bilirubin [Sắc tố mật] - Bình thường Bilirubin không có mặt trong nước tiểu: - Dương tính: có tổn thương gan hoặc đường dẫn mật [có tăng Bilirubin trực tiếp] 3.6. Urobilinogen - Bình thường có ít trong nước tiểu - Tăng: bệnh gan hoặc tan huyết - Nếu tắc mật hoàn toàn thì không có urobilinogen trong nước tiểu 3.7. Protein niệu: - Bình thường nước tiểu có chứa một lượng nhỏ Protein không đủ tạo ra phản ứng dương tính trên giấy thử.00000 - Dương tính: bệnh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, THA, ngộ độc thai nghén, suy tim xung huyết. 3.8. Đường niệu: - Bình thường không có Glucose trong nước tiểu - Dương tính: ĐTĐ, stress, viêm tuỵ cấp, cushing, sau gây mê… 3.9. Nitrit: - Bình thường không có trong nước tiểu - Dương tính: nhiễm trùng đường tiết niệu 3.10. Bạch cầu: - Nhiễm trùng đường tiết niệu

Chia sẻ

Bilirubin là một sắc tố màu vàng, được sinh ra trong quá trình thoái giáng các tế bào hồng cầu, bài tiết trong dịch mật, một phần nhỏ từ cytochrome, myoglobin và nitric oxide synthase. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm Bilirubin. Vậy đây là phương pháp xét nghiệm gì? Ý nghĩa của nó trong y học ra sao? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Xét nghiệm Bilirubin là gì?

Xét nghiệm Bilirubin nhằm kiểm tra nồng độ Bilirubin có trong máu [Bilirubin là một sắc tố vàng cam - chất thải của sự vỡ hemoglobin hồng cầu trong máu, nó đi qua gan rồi sau đó giải phóng ra khỏi cơ thể].

Hầu hết tại các phòng thí nghiệm sẽ thực hiện quá trình định lượng nồng độ Bilirubin trực tiếp [liên hợp]. Sau đó sẽ lấy tổng lượng billirubin có trong cơ thể trừ đi lượng Bilirubin liên hợp, từ đó ước lượng được chỉ số Bilirubin gián tiếp [không liên hợp].

Lượng Bilirubin trực tiếp hoặc gián tiếp mà lớn hơn lượng Bilirubin bình thường gợi ý người bệnh có thể mắc các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa bilirubin [nguyên nhân có thể là trước gan, tại gan hoặc sau gan].

Thông thường, lượng Bilirubin cao cho thấy tỉ lệ huỷ hoại tế bào máu đỏ ngày càng tăng

2. Chỉ số Bilirubin của một người khỏe mạnh bình thường

Khi đã có kết quả xét nghiệm Bilirubin, bệnh nhân sẽ băn khoăn không biết đọc kết quả chỉ số Bilirubin như thế nào cho đúng. "Liệu chỉ số Bilirubin của mình có vấn đề gì?", "Bác sĩ kết luận bệnh của mình đã đúng chưa?",... Dưới đây là kết quả xét nghiệm Bilirubin ở một người bình thường - giúp bệnh nhân nhận định kết quả của mình một cách chính xác.

Chỉ số Bilirubin toàn phần

  • Với những trẻ sơ sinh: nhỏ hơn 10mg/dl hay 171μmol/lit.

  • Trẻ nhỏ [trên 1 tháng tuổi]: dưới 17 μmol/lit.

  • Người lớn: dưới 21 μmol/lit.

Chỉ số Bilirubin trực tiếp

Khi xét nghiệm Biirubin trực tiếp, chỉ số bình thường sẽ rơi vào khoảng 0 - 5μmol/lit.

Chỉ số Bilirubin gián tiếp

0 - 16μmol/lit là chỉ số của một người khỏe mạnh bình thường khi xét nghiệm Bilirubin gián tiếp.

Tỉ lệ Bilirubin trực tiếp/ Bilirubin toàn phần

Bình thường, tỉ lệ bilirubin liên hợp chiếm khoảng 80%, còn lại là bilirubin tự do.

3. Ý nghĩa xét nghiệm Bilirubin đối với sức khỏe con người

Mỗi một quá trình xét nghiệm đều có mục đích nhất định, ý nghĩa riêng biệt của nó. Dưới đây là một số ý nghĩa xét nghiệm Bilirubin nổi bật:

Với trẻ sơ sinh

  • Giúp chẩn đoán vàng da bệnh lý [trường hợp vàng da xuất hiện sớm ngay trong 24h đầu hoặc tồn tại kéo dài trên 7 ngày ở trẻ đủ tháng và trên 14 ngày ở trẻ thiếu tháng], thâm tím nặng khi sinh.

  • Xét nghiệm nồng độ Bilirubin trong máu giúp các bác sĩ có thể điều trị kịp thời trước khi bilirubin gián tiếp dư thừa làm tổn thương những tế bào não của bé hay còn gọi là vàng da nhân. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ làm bé chậm phát triển trí tuệ, suy giảm khả năng nhận thức, chậm phát triển, mất thính lực, rối loạn vận động mắt,... thậm chí nặng hơn là dẫn đến tử vong.

Với người lớn, trẻ thanh - thiếu niên:

  • Chẩn đoán và theo dõi những bệnh lý liên quan đến gan - mật như: sỏi mật, viêm túi mật, viêm gan, ung thư gan, ung thư tuyến tụy,...

  • Phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm trùng túi mật, sỏi mật,...

  • Đánh giá tình trạng bệnh hồng cầu hình liềm hay các bệnh lý khác gây ra thiếu máu tán huyết khác hoặc dị ứng với máu nhận từ việc truyền máu.

  • Phát hiện một bệnh di truyền như hội chứng Gilbert [căn bệnh ảnh hưởng tới việc gan xử lý bilirubin],...

Ý nghĩa của xét nghiệm này trong máu

  • Thăm dò các trường hợp bị tắc mật [trong và ngoài gan].

  • Đánh giá mức, tình trạng của một bệnh lý về gan.

  • Nhằm theo dõi bệnh nhân điểu trị bằng thuốc kháng lao [INH,...].

Ý nghĩa của xét nghiệm trong nước tiểu

Nhằm phân biệt:

  • Các bệnh vàng da do gan hoặc ứ mật: có Bilirubin trong nước tiểu.

  • Các trường hợp vàng da do tan máu: không thấy có Bilirubin trong nước tiểu.

Xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh

4. Khi nào cần xét nghiệm Bilirubin?

Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm Bilirubin khi mắc phải một trong những trường hợp sau:

  • Có triệu chứng vàng da.

  • Người từng uống chất có cồn, chất kích thích nhiều, thường xuyên.

  • Bệnh nhân bị nghi ngờ ngộ độc thuốc.

  • Khi tiếp xúc các virus viêm gan.

  • Nước tiểu có màu đậm hổ phách.

  • Có tình trạng buồn nôn, nôn mửa, khó chịu.

  • Đau bụng.

  • Mệt mỏi, uể oải đi kèm với những bệnh lý mãn tính về gan.

  • Tiêu chuẩn chăm sóc y tế đối với những trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da.

  • Khi người bệnh nghi ngờ bị thiếu máu tán huyết.

5. Lưu ý khi xét nghiệm Bilirubin

Trước khi thực hiện:

  • Tránh tập luyện quá sức vì khi đó có thể làm tăng nồng độ bilirubin.

  • Tránh sử dụng những loại thuốc có liều cao như: barbiturate, penicillin,salicylate, thuốc kháng virus HIV Atazanavir,... vì những loại này làm giảm nồng độ hoặc làm tăng nồng độ bilirubin trong máu.

  • Không nên ăn uống trong vòng 4 giờ trước khi đi xét nghiệm.

  • Thông báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh có những phản ứng với các thành phần của thuốc như dị ứng, chảy máu, đang dùng thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel,...

Sau khi xét nghiệm:

Sau khi thực hiện quá trình xét nghiệm xong, bạn hãy:

  • Đặt miếng băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm trong vòng 10 - 20 phút, tránh dùng tay nâng vật nặng.

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện.

  • Thông báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh có những phản ứng với các thành phần của thuốc như dị ứng, chảy máu, sốt cao,co giật,...

Kiểm soát tình trạng sức khỏe sau khi thực hiện xét nghiệm Bilirubin giúp bạn tránh để lại những biến chứng xấu

Trên đây là những thông tin mà MEDLATEC tổng hợp được xoay quanh chủ đề xét nghiệm Bilirubin cũng như những ý nghĩa của nó trong y học. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích trong việc phòng tránh một số căn bệnh nguy hiểm về gan, mật,...

Mọi thắc mắc cần được giải đáp và nhận những lời tư vấn miễn phí, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900 565656 MEDLATEC nguyện làm một người bạn "đáng tin" nhất, đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc sức khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề