Tại sao bị quai bị

Quai bị có thể liên quan đến các cơ quan khác ngoài tuyến nước bọt, đặc biệt là ở bệnh nhân sau dậy thì. Những biến chứng như vậy bao gồm

  • Viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng chứng

  • Viêm màng não hoặc viêm não

Khoảng 20% bệnh nhân nam sau dậy thì tiến triển viêm tinh hoàn Viêm tinh hoàn [tinh hoàn bị viêm], thường là một bên, đau, mềm, phù, đỏ da, và tăng nhiệt độ bìu. Một số chứng teo tinh hoàn có thể xảy ra, nhưng sự sản sinh testosterone khả năng sinh sản thường được bảo tồn. Ở nữ giới, viêm buồng trứng [sự liên quan của tuyến sinh dục] thường ít được biết đến hơn, ít đau đớn hơn và không làm giảm khả năng sinh sản.

Viêm màng não Tổng quan về Viêm màng não , điển hình là đau đầu, nôn mửa, cổ cứng, và dịch não tuỷ tăng tế bào lympho, xảy ra ở 1 đến 10% bệnh nhân viêm tuyến mang tai. Viêm não Viêm não , với lơ mơ, co giật, hoặc hôn mê, xảy ra trong khoảng 1/5000 đến 1/1000 trường hợp. Khoảng 50% trường hợp nhiễm quai bị của hệ thần kinh trung ương xảy ra mà không có bệnh viêm tuyến mang tai.

Viêm tụy Tổng quan về viêm tụy , điển hình là buồn nôn nhiều, nôn và đau thượng vị đột ngột, có thể xảy ra vào cuối tuần đầu tiên. Các triệu chứng này biến mất trong khoảng 1 tuần, sau đó hồi phục hoàn toàn.

Viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, viêm cơ tim, viêm gan, viêm vú, viêm đa khớp, điếc, và kèm tuyến lệ rất hiếm khi xảy ra. Viêm tuyến giáp và tuyến ức có thể gây phù nề và sưng tấy trên xương ức, nhưng sưng tuyến ức thường do liên quan tuyến dưới hàm với sự tắc nghiẽn thoát bạch huyết.

Quai bị được xem là một trong những chứng bệnh phổ biến vào đông xuân, chủ yếu lây truyền qua dịch tai mũi họng. Nếu chủ quan, bệnh trở nặng sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí vô sinh. Nhưng khi được chăm sóc đúng cách, bệnh quai bị không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, cần hiểu đúng và đủ về bệnh này để phòng ngừa và chăm sóc đúng cách.

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút quai bị [virus paramyxovirus] gây ra. Bệnh được lây truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, dịch tiết mũi họng và tiếp xúc gần gũi. Khi mắc phải bệnh, các tuyến nước bọt, hay còn gọi là tuyến mang tai, là các tuyến có nhiệm vụ sản xuất nước bọt nằm ở mỗi bên mặt, phía sau và bên dưới tai, sẽ bị ảnh hưởng và sưng.

Các triệu chứng của quai bị

Các triệu chứng của quai bị thường xuất hiện trong vòng 2 tuần kể từ khi tiếp xúc với vi rút. Những dấu hiệu đầu tiên rất dễ bị nhầm với một cơn cảm cúm, bao gồm: mệt mỏi, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, chán ăn, sốt nhẹ.

Trong vài ngày sau, người bệnh có thể sốt cao đến 39°C và sưng các tuyến nước bọt. Thông thường, các tuyến sẽ không sưng cùng một lúc, chúng sưng và gây đau đớn theo từng đợt. Kể từ khi tiếp xúc với vi rút cho đến khi có các triệu chứng, nhiều khả năng người bệnh đã lây truyền vi rút cho cộng đồng.

Hầu hết người bệnh đều có các dấu hiệu trên, tuy nhiên, một vài người có thể có rất ít hoặc thậm chí không có triệu chứng nào.

Các biến chứng liên quan đến bệnh quai bị

Các biến chứng do quai bị rất hiếm, nhưng có thể nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh quai bị chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây viêm ở các khu vực khác của cơ thể, bao gồm não và cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ, dẫn đến nguy cơ vô sinh ở nam giới, sản phụ có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường.

Quai bị có thể dẫn đến viêm màng não hoặc viêm não, hai tình trạng có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu người bệnh quai bị bị co giật, mất ý thức hoặc đau đầu dữ dội.

Ngoài ra, quai bị còn gây ra viêm nhiễm ở tụy, một cơ quan trong khoang bụng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn và nôn.

Vi-rút quai bị cũng dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn ở khoảng 5 trong số 10.000 trường hợp. Vi rút làm hỏng ốc tai, một trong những cấu trúc trong tai trong của bạn tạo điều kiện cho việc nghe.

Chăm sóc người bệnh quai bị như thế nào?

Vì quai bị là một loại vi rút nên nó không phản ứng với thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn có thể điều trị các triệu chứng để giúp bản thân thoải mái hơn khi mắc phải quai bị:

  • Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi.

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn để hạ sốt.

  • Làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm đá.

  • Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt.

  • Ăn mềm, các món như súp, sữa chua và các loại thực phẩm không khó nhai khác [vì hoạt động nhai có thể khiến bạn bị đau khi các tuyến đang sưng].

  • Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit vì có thể gây đau nhiều hơn ở tuyến nước bọt.

Thông thường, nếu cảm thấy thoải mái và phù hợp, bạn đã có thể trở lại làm việc hoặc đi học khoảng một tuần sau khi được bác sĩ chẩn đoán. Thời điểm đó, bạn không còn khả năng lây nhiễm. Bệnh quai bị thường sẽ hết trong vài tuần. Sau khoảng mười ngày kể từ khi mắc bệnh, bạn có thể sẽ cảm thấy tốt hơn. Hầu hết những người mắc bệnh quai bị không thể tái lây nhiễm lần 2.

Ngăn ngừa bệnh quai bị bằng cách nào?

Tiêm vắc xin có thể ngăn ngừa bệnh quai bị. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em đều được tiêm chủng phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella [MMR] cùng một lúc. Mũi MMR đầu tiên thường được tiêm trong độ tuổi từ 12 đến 15 tháng tại một trong các buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Tiêm liều thứ hai được khuyến cáo cho trẻ trong độ tuổi đi học từ 4 đến 6 tuổi. Với hai liều, vắc-xin quai bị có hiệu quả khoảng 88%. Với một liều duy nhất, hiệu quả có thể vào khoảng 78%.

Tuy nhiên, người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại, dị ứng với gelatin hoặc neomycin hoặc đang trong thời kì mang thai không nên tiêm MMR. Đừng quên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi có ý định tiêm ngừa quai bị cho bạn và con trẻ nhé.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.

Ảnh minh họa

Đây là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 - 30% ở nam giới trưởng thành.

Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng:

Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.

- Bệnh nhân bị sốt cao [39 - 400C] trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc.

- Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.

- Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Khi mắc quai bị, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị những biến chứng nguy hiểm, như:

- Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.

- Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì [hiếm khi vô sinh]. Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.

- Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.

Phòng và điều trị:

Tiêm vaccin phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh quai bị hữu hiệu nhất là tiêm vaccin. Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 - 7 tuần.

Số lần tiêm:

- Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi.

- Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.

- Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.

- Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Để chủ động phòng bệnh quai bị, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp.

- Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà [khoảng 10 ngày] để tránh lây lan cho người khác.

- Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

                                                                                                        Bs. Phạm Anh Tuấn

Phụ trách Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Quận 11

Nguồn:

//benhnhietdoi.vn/chuyen-de/chi-tiet/quai-bi/4

//hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/benh-quai-bi-dang-vao-mua-eeb6f5d9e1ee1d6dcb9226359fca7721.html

Video liên quan

Chủ Đề