Trả lời câu hỏi người sống với người như thế nào

Bài làm

Trong cuộc sống, có rất nhiều điều tưởng chừng như nhỏ nhặt với người này nhưng lại có sức tác động rất lớn đối với người khác. Với ai đó, cuộc sống này có thể đơn thuần là một bài văn hay bài thơ, thậm chí là một câu chuyện vậy. Với tôi, cuộc sống luôn là người bạn tri kỉ. Giọng thơ lúc êm dịu, lúc nồng nàn tha thiết, nó xa xăm như đang hỏi mà cũng như đang trả lời vậy. Lúc hỏi da diết, cuồng nhiệt. Sao không là thế này, thế kia để hết mình với cuộc sống như những vật vô tri? Đời người rồi cũng sẽ qua đi. Thời gian vô hạn mà kiếp người hữu hạn. Vậy tại sao không sống một cuộc đời thật ý nghĩa?

Nếu có một ngày nào đó, bạn cảm thấy như cuộc sống này vô cùng nhàm chán và mệt mỏi hãy lắng nghe câu chuyện về cách tồn tại của tự nhiên này, bạn nhé! Nó sẽ giúp bạn vượt qua đó.

Con người chúng ta cũng vậy, ai chẳng có lúc thất bại, gục ngã nhưng việc ta đứng dậy từ chỗ ngã ấy. Quanh ta, cả những vật vô tri vô giác còn tựa vào nhau để sống: lối sống “tôn cao nhau” của đất, “làm đầy nhau” của nước và “đan vào nhau” của cỏhuống chi là con người ta sao không tựa vào nhau để sống, tạo nên một khối đoàn kết nhất định?

>> Xem thêm:  MS515 - Người cứu vớt tương lai

Hữu Thỉnh là một nhà thơ, nhà văn, với tài năng của mình, ông đã đặt câu hỏi tu từ 3 lần thể hiện nỗi trăn trở, chiêm nghiệm về lẽ sống trong cuộc đời mỗi con người trước cuộc đời luôn rình rập nhiều sóng gió, bất trắc. Cách đặt câu hỏi độc thoại nội tâm của ông cùng cách diễn đạt mang tư duy triết lí, khẳng định phương châm sống cao thượng, vượt lên mỗi cái “tôi” của chính bản thân mình. Dưới con mắt của tôi thì bài học về đạo lí làm người không chỉ là một bài thơ. Tôi đã đọc nhiều lần, mới đầu chỉ vì yêu thích nhưng rồi mỗi lần đọc lại, suy ngẫm, từng ca từ cứ ấm dần lên vậy. Nhịp thơ nhẹ nhàng như mở đầu một điều thổ lộ tâm tình, đưa ta vào sự lien tưởng giữa đất, nước, và cả cỏ nữa. Vẫn là mạch cảm xúc của con người được sống trong cuộc sống đầy khó khăn, như đất với nước, cỏ chúng đều dựa vào nhau tồn tại, gieo vui trong gió chiều. Sự liên tưởng sâu sắc ấy đã liên hệ cho tôi mối quan hệ giữa cuộc đời mỗi con người, với cộng đồng, với dân tộc mình đang sống. Cuộc sống chưa bao giờ là một đường thẳng cả, ta phải cảm thong, chia sẻ với những số phận kém may mắn, đoàn kết với đồng bào mình. Biết hi sinh, dâng hiến, biết sống mình vì mọi người Xin được cảm ơn tác giả của bài thơ, họ không chỉ đem đến cho đời những lời thơ mà còn mang đến cho tôi một triết lí sống thông qua những vật vô tri. Tôi không phải một người sành văn học. Nhưng với tôi, câu hỏi ấy vẫn như một người bạn đồng hành, người bạn ấy bên tôi và nhắc nhở tôi mỗi lần ứng xử với mọi người xung quanh:

>> Xem thêm:  Soạn bài: Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

“Tôi hỏi người, người sống với người như thế nào?”

Hằng ngày, tôi được tiếp xúc với nhiều bạn trẻ. Có ai không giữ trong mình một khát vọng để làm động lực? Những người lính đã nguyện theo trọn lí tưởng thì cần lắm chứ những khát vọng. Khát vọng cống hiến vì nhân dân, vì tổ quốc Việt Nam. Đó là niềm vui, là giá trị hạnh phúc mà tôi luôn hướng tới. Như chiếc lá góp phần làm nên rừng cây xanh căng tràn nhựa sống. Mỗi chúng ta là một phần của quê hương yêu thương này.

"Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau"

[Trích Bài ca xuân 1961- Tố Hữu]

Vâng! Nếu người với người sống để yêu nhau như nhà thơ Tố Hữu đã nói thì còn chi những nét tiêu cực trong đời sống này mà khiến ta phải lên án. Hiện nay, ở môi trường giáo dục, học sinh đã có nhiều hành động như gây bè kết phái, đánh nhau,… Vẫn biết là ở mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi môi trường đều có những “con sâu ’’ nhưng với tôi thì số lượng đó chắc chắn không đáng kể. Bởi tôi nhớ từ khi còn học lớp 1, những bài giảng của cô giáo đã khẳng định điều đó ngay từ đầu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, tôi luôn nỗ lực học hỏi hết mình, trau dồi để có phương châm sống đẹp như đất, nước, cỏ vậy. Cố gắng lên bạn nhé! Tôi luôn nghĩ về ngày mai, một thế hệ trẻ không chịu sống đời nhỏ nhoi, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, đưa đất nước đi lên, biết cống hiến và hi sinh vì bình yên cuộc sống. Với niềm tin rằng thế hệ ấy có bản thân mình là cảm giác tự hào thật sự.

Đào Khánh Linh

Lớp 9C – Trường THCS Yên Lạc, Yên Thủy, Hòa Bình

Chủ đề: con ngườicuộc sốnghiện nayhọc sinhHữu Thỉnhlối sốngniềm tinquan điểmsống đẹpthế hệ trẻthời giantố hữuvăn học

“Người sống với người như thế nào?” – câu hỏi của nhà thơ Hữu Thỉnh đã gợi lên trong ta biết bao suy nghĩ về mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Giữa bộn bề của những mối lo toan, những mưu cầu, ước mơ, khát vọng, con người ta có cách đối nhân xử thế khác nhau, tùy từng hoàn cảnh, từng tính cách. Quan sát cuộc sống này, ta nhận ra con người đã sống với nhau như đất. Đất thì tôn trọng nhau còn con người thì dựa vào nhau, nâng đỡ nhau mà sống. Con người đã sống với nhau như nước, người với người “làm đầy nhau” bằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ. Và con người đã sống với nhau như cỏ. Mỗi người, mỗi cá nhân riêng rẽ chỉ như cọng cỏ nhỏ bé kia nhưng với tình yêu đan dệt từ biết bao cọng cỏ ấy, con người đoàn kết một lòng tạo nên những chân trời vô biên. Nền độc lập, hòa bình mà ta đang hưởng từ đâu mà có, nếu không phải được dựng xây bởi tình đoàn kết, lòng quyết tâm của lớp lớp thế hệ người con đất Việt? Con người đã sống với nhau như vậy, nâng đỡ, yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người có không ít những phút mù quáng, sai lầm. Chính vì thế ta càng cần sống tốt với nhau để kéo họ trở lại với lương thiện, để loài người lại tiếp tục đồng hành với nhau trên bước đường thời gian vô cùng, vô tận. Trả lời cho câu hỏi của Hữu thỉnh, mỗi chúng ta chọn cho mình một tư tưởng khác nhau. Chắc chắn sống chân thành, yêu thương, nhân hậu là con đường tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể cùng đi, cùng chung sống và phát triển.

  • Đức tính cao cả
  • Tình người tình đời
  • Yêu thương con người

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Người sống với người như thế nào

Các câu hỏi tương tự

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“… Để sống cuộc đời của chính mình quả là một thách thức. Điều này buộc bạn phải thật sự biết mình mong muốn gì, bằng không, bạn sẽ phải sống những điều người khác mong đợi. Nếu bạn không tự đặt kỳ vọng cho mình thì người khác sẽ áp đặt lên bạn kỳ vọng của chính họ. Sống cuộc đời của chính mình chính là nhận trách nhiệm phát triển bản thân mình chứ chẳng phải nhận trách nhiệm làm thỏa lòng người khác. Cuộc đời của bạn như thế nào là do bạn lựa chọn: chọn tương lai, nghề nghiệp, nơi làm việc, người chung sống, sự nghiệp theo đuổi… Khi quên mất khả năng lựa chọn và quyền lựa chọn của mình, bạn sẽ sống cuộc đời của người khác.

Một nguyên nhân chính làm cho chúng ta khó lòng biết được mình đang như thế nào, mình mong muốn gì để thoát khỏi vòng chi phối và ảnh hưởng tiêu cực từ những người yêu thương ta không đúng cách, đó là vì chúng ta ít dám đối diện với bản thân mình. Có những hoàn cảnh bên ngoài chi phối như phải đấu tranh vất vả với cuộc mưu sinh và ta bị dính vào guồng quay của nó, không còn tách mình ra được; nhưng cũng có những lý do từ chính chúng ta: sợ đối diện với chính mình, sợ sự thật về mình. Ai chẳng có những giới hạn, nỗi sợ, những điều bất toàn, nhưng chỉ những ai dám nhìn vào đó để thay đổi, để cải thiện, để vươn lên thì mới có được một cuộc đời tươi vui và hạnh phúc.

Vì vậy, ngay lúc này, bạn hãy đi vào nội tâm mình để trả lời những câu hỏi: Tôi có đang sống cho ước mơ của chính mình? Tôi có đang làm những công việc mình thật sự yêu thích? Tôi có sẵn sàng vượt qua mọi cản trở và thách thức để đạt được những điều tôi thật sự mong muốn? Trong thinh lặng và cô tịch, bạn sẽ bắt gặp được những khát khao mãnh liệt cùng những thúc giục đích thực của mình.”

[Trích “Bí mật tư duy triệu phú - Sống cuộc đời của chính mình”, Quà tặng cuộc sống]

Câu 1: Đoạn trích đã chỉ ra: sống cuộc đời của chính mình chính là gì?

Câu 2: Trong đoạn trích, những người như thế nào sẽ “có được một cuộc đời tươi vui và hạnh phúc”?

Câu 3: Tác dụng của “đi vào nội tâm mình” đối với việc sống cuộc đời của chính mình ?

Câu 4: Theo anh/chị, “Cuộc đời của bạn như thế nào là do bạn lựa chọn” đúng hay sai? Vì sao?

Mọi người chỉ giúp em phần đọc hiểu này với ạ ☹️
Người ta thường nói đến việc chinh phục các đỉnh cao mà không mấy ai nghĩ đến việc khai phá những con đường.

… Khi đạt đến đỉnh cao, cảm giác vinh quang thường ùa đến cùng những lời ca ngợi. Nhưng khi khai phá những con đường mới, người mở đường thường sống trong sự cô đơn và hiểu lầm, đôi khi dè bỉu của người đời, vì cái mới, cái khác thường bao giờ cũng là cái khó chấp nhận đối với số đông.

… Ngày xưa Lỗ Tấn viết: "Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường mà thôi". Biết bao thế hệ đã tin như thế. Những con đường có được do người đi mãi mà thành.

Nhưng bạn ơi, tôi mong bạn khoan vội tin như thế. Những con đường có được không chỉ do người đi mãi mà thành. Những con đường có được còn là do người khai phá..

… Con đường do bàn tay mình khai phá, bàn chân mình dẫn bước là con đường của tự do, quí giá, tinh khôi. Những con đường của tư duy. Những con đường nối liền quá khứ-hiện tại-tương lai sẽ đưa bạn, đưa tôi, đưa đất nước bước tới những chân trời mới

[Theo SVVN - //www.tienphong.vn/gioi-tre/kham-pha-nhung-con-duong

- Giáp Văn Dương, ĐH Liverpool- Anh]

Câu 1. Theo tác giả, những con đường có được do đâu mà thành?

Câu 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: “Nhưng bạn ơi, tôi mong bạn khoan vội tin như thế. Những con đường có được không chỉ do người đi mãi mà thành. Những con đường có được còn là do người khai phá”.

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Lỗ Tấn có tác dụng như thế nào?

Câu 4. Anh/chị có cho rằng việc khai phá những con đường mới đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? [Trình bày khoảng 8 - 10 dòng]

Phần 1. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích trả lời câu hỏi

Giải giúp e phần I với ạ -------------------------------------------------- Phần I. Đọc hiểu [3,0 điểm] Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường. Một người hỏi: -Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không? Người kia trả lời: -Họ hoàn toàn có thể. -Sao anh có thể khẳng định như thế? Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại: -Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không? -Một bình hoa. Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.

[Trích Hạt giống tâm hồn - nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136]

Câu1: chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Video liên quan

Chủ Đề