Thở rít là như thế nào

Thở khò khè hay thở rít, là một biểu hiện cho thấy việc hô hấp của bạn đang gặp vấn đề bất thường. Vậy nguyên nhân là gì, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nào về đường hô hấp, làm sao để chữa trị và khắc phục, tránh tái diễn?

Thở khò khè thường biểu hiện bằng những tiếng rít bất thường trong khi bạn hít vào, thở ra hoặc là cả hai. Đây không phải là một triệu chứng điển hình và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể kể đến một số căn bệnh điển hình sau đây:

Các đặc điểm bất thường trong việc hô hấp đều không thể bỏ qua

1. Hen phế quản gây thở khò khè

Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp, chủ yếu là do tình trạng viêm kèm theo co thắt, làm tăng phản ứng của phế quản. Cơn hen thường xuất hiện nhất vào lúc nửa đêm về sáng, với các triệu chứng tiền triệu như hắt hơi, chảy nước mũi, ho từng cơn,…

Tiếp sau các biểu hiện trên sẽ xuất hiện các cơn khó thở khi thở ra, bệnh nhân sẽ thở phải thở rất chậm, đồng thời có tiếng khò khè, cò cử mỗi lúc hít thở. Một số triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, vã mồ hôi, giọng nói ngắt quãng,… Tùy theo tình trạng bệnh, cùng cơ địa của mỗi người mà những cơn hen sẽ xuất hiện theo thời gian dài ngắn khác nhau.

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc hen phế quản cần lưu ý như sau:

Hen phế quản dị ứng

Do nhiễm khuẩn: các loại virus, vi khuẩn và nấm khi xâm nhập vào cơ thể gây bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm, gây co thắt phế quản với biểu hiện tiếng thở khò khè. Những tác nhân thường gặp như: vi khuẩn streptococcus pneumoniae, virus cúm, các loại nấm mốc,…

Không do nhiễm khuẩn: cơ thể bệnh nhân khi tiếp xúc với một số yếu tố dị ứng sẽ gây kích thích đường hô hấp. Nguyên nhân có thể đến từ bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa, hải sản, hoặc một số loại thuốc và màu thực phẩm,…

Hệ thống đường hô hấp rất dễ bị tác động bởi những yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài

Hen phế quản không do dị ứng

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến hen phế quản khác như:

Di truyền: bệnh lý này có thể di truyền trong khoảng ba thế hệ. Chính vì vậy nếu bạn đang có biểu hiện thở khò khè, đồng thời người thân, hoặc họ hàng đã hoặc đang mắc hen phế quản, thì có thể liên tưởng ngay đến các bệnh lý liên quan.

Ngoài ra, hen phế quản không do dị ứng có thể bắt nguồn từ những tác nhân khác như:

  • Rối loạn nội tiết.

  • Vận động gắng sức.

  • Yếu tố tâm lý.

  • Thời tiết.

2. Bệnh COPD [hội chứng tắc nghẽn phổi mạn tính]

Bệnh nhân mắc COPD thường có đặc điểm bị giới hạn lượng khí hô hấp với tính chất dai dẳng, có thể là do chúng bắt nguồn từ các bất thường ở đường thở hay phế nang. Các biểu hiện đặc trưng của COPD chính là:

  • Ho mạn tính: tính chất ho dai dẳng, kéo dài, có thể khiến bệnh nhân mất ngủ vì ho quá nhiều.

  • Khạc đàm: đàm của bệnh nhân có số lượng nhiều, đặc, thường có màu trắng, nếu chúng có màu vàng xanh đồng nghĩa với việc người bệnh đã bị nhiễm trùng đường thở.

  • Khó thở: tiếng thở khò khè có thể xuất hiện ở cả hai thì vào ra. Do bị tắc nghẽn đường thở nên bệnh nhân rất mệt mỏi. Với tình hình tiến triển nặng nề hơn, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị khó thở và hưởng đến việc sinh hoạt thường ngày, kể cả khi không hề có hoạt động gắng sức nào.

  • Một số triệu chứng khác: lồng ngực hình thùng, tím tái ở các đầu chi và môi,…

Nguyên nhân của bệnh COPD thường đến từ những yếu tố sau:

  • Thuốc lá: ngoài việc hút thuốc lá thường xuyên, việc hít phải khói thuốc thụ động cũng có thể khiến sức khỏe của bạn gặp vấn đề.

  • Môi trường sống kém: nhà ở chật chội, tiếp xúc nhiều với các loại khí thải, khói bếp, hóa chất tại nơi làm việc, không được bổ sung đủ các loại dưỡng chất,…

  • Cơ địa: thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố dị ứng, mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần,…

Thuốc là thủ phạm nguy hiểm nhất gây nên các bệnh lý đường hô hấp

3. Viêm tiểu phế quản

Đây là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xuất hiện ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Đa số bệnh nhi thường không có chuyển biến xấu khi được can thiệp điều trị. Thế nhưng, nếu không được chăm sóc tốt, tình trạng chuyển biến nhanh thì việc điều trị tại cơ sở y tế vô cùng cần thiết đối với trẻ.

Ở giai đoạn sớm, các biểu hiện trẻ thường gặp phải thường là sốt nhẹ, ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Đến khoảng từ 1 - 3 ngày sau, trẻ có biểu hiện thở khò khè, thở gắng sức [cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực,…]. Tình huống xấu nhất chính là trẻ bị ngưng thở

Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản cần đặc biệt quan tâm như:

  • Thiếu hụt dưỡng chất: trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, sẽ khiến cho hệ miễn dịch vẫn còn non nớt không đủ sức chống chọi với các tác nhân gây hại.

  • Vệ sinh: không chỉ là giữ vệ sinh thân thể, mà còn là các vật dụng thường ngày như chén, muỗng, bình sữa, đồ chơi, nhà ở,… vì nếu phải tiếp xúc với lượng lớn vi khuẩn, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh.

  • Chăm sóc không đúng cách: cha mẹ, người lớn tiếp xúc với trẻ khi có cơ thể đang gặp các vấn đề bất thường, tay còn bẩn,… Với người lớn có sức đề kháng tốt mạnh hơn, việc tiếp xúc với một ít vi khuẩn sẽ không có ảnh hưởng quá lớn. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể sẽ bỏ qua những biểu hiện bất thường ở trẻ.

Trẻ luôn cần được quan tâm và chăm sóc cẩn thận

Thở khò khè hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể cũng đang báo động cho bạn biết răng, sức khỏe của bạn đang gặp ảnh hưởng và cần phải đi thăm khám trong thời gian gần nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là nơi để bạn có thể tin cậy, giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu. Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.56.56.56.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ có bất thường về thở và đường thở thường có dấu hiệu khởi phát từ từ hoặc đột ngột, có thể trẻ khó thở đã có dấu hiệu từ trước đó nhưng cha mẹ thường chủ quan. Trẻ có tiền sử các bệnh như ho kéo dài, nhiễm trùng hô hấp trên, dị vật đường thở, tình trạng khó thở từ bẩm sinh hay mắc phải, nhiễm HIV, gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn thường có bất thường về thở và đường thở.

Cha mẹ có thể chẩn đoán trẻ có bất thường về thở và đường thở thông qua các cách cụ thể sau:

1.1 Đếm nhịp thở

Trẻ thay đổi nhịp thở là dấu hiệu điển hình của những rối loạn về chức năng hô hấp. Đếm nhịp thở là cách để chẩn đoán phần nào những bất thường về đường thở, cũng như các bệnh lý hô hấp nói chung.

Tuy nhiên cha mẹ cũng cần biết nhịp thở của trẻ nhỏ dễ bị thay đổi đặc biệt là khi có các yếu tố kích thích bên ngoài và thay đổi theo từng độ tuổi nhất định. Nhịp thở của trẻ sơ sinh có thể thay đổi trong tuần đầu từ 40-50 lần/ phút, nếu nhịp thở dưới 60 lần/ phút là hoàn toàn bình thường. Trẻ có thể tăng nhịp thở sau những đợt ngừng thở ngắn, đồng thời co rút lồng ngực, phồng cánh mũi ở các thời điểm nhất định. Trẻ bị các bệnh phổi hạn chế có nhịp thở nhanh hơn và thở nông hơn trẻ bình thường.

Đếm nhịp thở của trẻ cũng là cách giúp cha mẹ phát hiện những bất thường về thở

1.2 Nghe tiếng thở bằng tai

Trẻ bị bệnh đường hô hấp có bất thường về thở và đường thở sẽ có tiếng thở bất thường, dễ dàng nhận ra bằng tai nghe bình thường như:

  • Tiếng thở rên: Trẻ thở ngắn, phát ra ở thì thở ra, ghé sát tai có thể nghe thấy ở trẻ bị viêm phổi nặng. Tình trạng này là phổi của trẻ có xu thế xẹp lại, và để chống sự xẹp của phổi, trẻ phải cố giữ lại thể tích cặn chức năng bằng cách đóng nắp thanh quản ở cuối thì thở ra.
  • Tiếng thở rít: iếng thở phát ra ở thì thở vào, có thể nghe thấy khi trẻ thở. Phát hiện tiếng thở rít ở trẻ, có thể chẩn đoán rất có thể trẻ bị các bệnh liên quan đến hẹp đường thở trên, hoặc ở đoạn phía lồng ngực gây ra các bệnh hô hấp như viêm thanh quản, mềm sụn thanh quản, dị vật đường thở...
  • Tiếng thở khò khè: phát ra ở thì thở ra do sự tắc nghẽn ở đường hô hấp dưới, từ phế quản trở xuống đặc biệt là ở trẻ bị viêm tiểu phế quản, hen, hoặc có các khối u, dị dạng mạch máu lớn gây chèn ép phế quản. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phân biệt tiếng thở khụt khịt do tắc mũi, đọng đờm dãi ở mũi họng.

1.3 Nghe phổi bằng ống nghe

Đây là biện pháp chẩn đoán các bất thường về đường thở ở trẻ của các bác sĩ, là cách có thể thăm khám lâm sàng, đánh giá tiếng thở vào, thở ra ở trẻ. Qua nghe phổi có thể chẩn đoán tiếng thở khó, thở có bị kéo dài không, đánh giá được luồng khí vào phổi. Trẻ có tính trạng kéo dài thở khi nghe phổi thường sẽ mắc phải một số vấn đề như bệnh phổi tắc nghẽn như hen phế quản, viêm tiểu phế quản.

Nghe phổi bằng ống nghe để chẩn đoán các bất thường về đường thở của trẻ

Tiếng thở của trẻ giảm hoặc mất tiếng rì rào phế nang khi nghe phổi thường do tình trạng tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, thậm chí là các tình trạng bệnh quá nặng, bệnh nhân sắp ngừng thở...

Bên cạnh đó, khi nghe phổi có thấy tiếng rít, ngáy, khó thở thường gặp trong trường hợp viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen suyễn. tiếng thở rít do tắc nghẽn đường hô hấp trên vang xuống thường không nghe rõ bằng tai, đưa gần tai gần miệng trẻ.

1.4 Gõ phổi

Là cách chẩn đoán trong các bệnh phổi hạn chế, gõ trong bệnh phổi tắc nghẽn. Gõ phổi là cách khó đánh giá được nếu trẻ sơ sinh nhẹ cân vì tiếng gõ vang ra từ phổi bị bệnh sẽ lẫn cùng vào các vùng xung quanh, khó chẩn đoán.

Chẩn đoán bệnh Bất thường về thở, đường thở
Viêm phổi – Ho kèm thở nhanh và sốt – Thở rên hoặc khó thở– Diễn tiến nặng dần lên nếu không điều trị– Nghe phổi có ran nổ– Triệu chứng đông đặc hoặc có dịch ở

phổi

Suyễn – Tiền sử khò khè trước đây– Thì thở ra kéo dài– Khò khè, thì hít vào ngắn

– Đáp ứng với thuốc dãn phế quản

Dị vật đường thở – Bệnh sử đột ngột ho sặc sụa– Đột ngột thở rít hay suy hô hấp

– Giảm phế âm khu trú hoặc khò khè

Áp-xe thành sau hầu – Diễn tiến chậm nhưng nặng dần– Khó nuốt, không nuốt được

– Sốt cao

Viêm thanh khí phế quản – Ho như “sủa”– Khàn tiếng– Liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên– Thở rít thì hít vào

– Dấu hiệu suy hô hấp

Bạch hầu Bạch hầu– ‘Bull neck’ do sự phì đại hạch lympho– Triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp vớithở rít và thở rút lõm

– Giả mạc màu xám ở họng

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề