một đội bóng rổ thi đấu chính thức bao nhiêu vđv trên sân:

Ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích bóng rổ - Ảnh: M.P.

Theo Liên đoàn Bóng rổ quốc tế [FIBA], một trận đấu bóng rổ 5x5 sẽ có hai đội thi đấu với nhau với số lượng thành viên của mỗi đội tối đa 12 người. Nhưng mỗi bên chỉ được phép cho 5 cầu thủ thi đấu trên sân, số còn lại gọi là thành viên dự bị.

Ngoài 10 cầu thủ, trên sân còn có 3 trọng tài. Các trọng tài sẽ di chuyển ở sát các biên dọc và ngang để điều khiển trận đấu.

Mỗi đợt tấn công, VĐV chỉ có 24 giây để ném rổ - Ảnh: M.P.

Trận đấu có tổng thời gian là 40 phút được chia đều ra thành 4 hiệp chính [mỗi hiệp 10 phút]. Thời gian nghỉ giữa các hiệp là 2 phút, riêng khoảng nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút.

Khác với nhiều môn thể thao đồng đội, FIBA quy định trong một đợt tấn công, mỗi đội bóng chỉ có 24 giây để ném rổ. Bóng rổ không có khái niệm hòa, nếu bất phân thắng bại sau 4 hiệp chính thì hai đội sẽ bước vào hiệp phụ [thời gian mỗi hiệp là 5 phút].

Không như bóng đá, bóng rổ không có giới hạn cho việc thay người trong suốt trận đấu. Mỗi đội sẽ có một quyền hội ý kéo dài 60 giây trong mỗi hiệp, ngoại trừ hiệp 4 sẽ có hai quyền hội ý.

Đội bóng có quyền thay người hoặc gọi hội ý khi đồng hồ trận đấu đang dừng [bóng ra ngoài biên hoặc có tình huống lỗi trên sân]. Hai đội sẽ tiến hành đổi sân khi bước vào hiệp 3.

Ở mỗi hiệp, mỗi đội được quyền xin hội ý trong 60 giây - Ảnh: M.P

Sân bóng rổ có kích thước dài 28m và rộng 15m với 2 cột rổ có chiều cao khoảng 3,05m đặt hai bên.

Khu vực bàn trọng tài được đặt bên ngoài biên và nằm chính giữa, với bên trái là khu vực ngồi của đội chủ nhà - nơi mà huấn luyện viên và các trợ lý cùng các cầu thủ dự bị ngồi, tương tự bên phải là khu vực của đội khách.

Bàn y tế sẽ được đặt gần sân để kịp thời can thiệp khi cần thiết. Khu vực khán đài sẽ cách đường biên khoảng hơn 2m để khán giả không gây ảnh hưởng đến trận đấu.

Sơ đồ một sân bóng rổ chuẩn quốc tế - Ảnh: VBA

Các cú ném được tính là 3 điểm nếu được thực hiện ngoài vòng cung lớn [khu vực 3 điểm], còn bên trong chỉ được tính 2 điểm.

Hình chữ nhật nằm trong vòng cung gọi là khu vực 3 giây, còn vòng bán nguyệt màu đỏ là khu vực thực hiện ném phạt [một quả ném phạt được tính 1 điểm].

Bóng rổ là môn thể thao đồng đội, mỗi vị trí trên sân đều có một vai trò nhất định và đều có liên kết chặt chẽ đến các vị trí còn lại. Có 5 vị trí thi đấu cơ bản như sau:

Các vị trí cầu thủ trên sân - Ảnh: VBA

● Vị trí số 1 [Point Guard - PG]: Hậu vệ dẫn bóng được xem là "trái tim" trong các pha triển khai tấn công, điều nhịp tốc độ trận đấu và là tay phối bóng chính trong đội hình.

Vị trí PG đòi hỏi kỹ năng xử lý bóng rất cao, tầm quan sát rộng cùng khả năng chuyền bóng chắc chắn, và hơn hết là cần có IQ bóng rổ cao để đưa ra các chiến thuật phù hợp. Christian Juzang, Nguyễn Phú Hoàng hay Trần Đăng Khoa là những cầu thủ tiêu biểu chơi ở vị trí này.

● Vị trí số 2 [Shooting Guard - SG]: Hậu vệ ghi điểm được xem là vị trí ghi điểm chủ chốt của đội bóng ở vòng ngoài.

Ngoài nhiệm vụ phòng ngự của một hậu vệ ra thì vị trí này còn đòi hỏi cầu thủ phải có kỹ thuật ném rổ cực kỳ tốt, đặc biệt là 3 điểm và có khả năng thi đấu độc lập cùng việc chạy chỗ thông minh để tự tạo cơ hội cho mình.

Một vài cái tên tiêu biểu ở vị trí SG như Triệu Hán Minh, Đinh Thanh Tâm hoặc Võ Kim Bản.

● Vị trí số 3 [Small Forward - SF]: Tiền phong phụ có lối chơi tương tự SG nhưng đánh ở vị trí gần rổ hơn. Đây là vị trí linh hoạt nhất trong đội hình khi đòi hỏi người chơi vừa phải ném tốt, vừa phải dẫn bóng chắc chắn, vừa phải đột phá và lên rổ hiệu quả.

Thông thường các SF sẽ có chiều cao tương đối tốt cùng khả năng xử lý bóng và ghi 2 điểm ổn định. Có thể nhắc đến vài cái tên như Đinh Thanh Sang, Đinh Tiến Công hay Lê Ngọc Tú ở vị trí này.

Lê Ngọc Tú là một tiên phong phụ điển hình ở VBA - Ảnh: VBA

● Vị trí số 4 [Power Forward - PF]: Tiền phong chính thường là người ghi điểm chủ lực ở khu vực cận rổ, với vẻ ngoài cao lớn và có lối chơi thiên về sức mạnh thì PF là tay hỗ trợ đắc lực cho vị trí trung phong.

Ngoài khả năng phòng thủ chắc chắn ra thì vị trí này còn đòi hỏi cầu thủ phải có kỹ năng xử lý bóng chắc chắn trong không gian hẹp và dứt điểm cận rổ tốt. Justin Young, Đặng Thái Hưng hoặc Chris Dierker là những cầu thủ chơi tốt ở vị trí PF.

● Vị trí số 5 [Center - C]: Được xem là cầu thủ cao lớn nhất đội nên vị trí trung phong chính là bức tường phòng thủ kiên cố nhất của đội bóng. Với nhiệm vụ chính là tranh chấp bóng bật bảng, yểm trợ đồng đội và phòng thủ dưới bảng rổ.

Vị trí C đòi hỏi cầu thủ phải có tinh thần tốt, thể hình cứng cáp, có khả năng ghi điểm dưới rổ ổn định và di chuyển linh hoạt. Một vài gương mặt tiêu biểu cho vị trí C như Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Huỳnh Phú Vinh hay Mike Bell.

Hiện nay, để các chiến thuật trở nên đa dạng, hiệu quả và phù hợp với tình hình lực lượng của đội bóng, các huấn luyện viên sẽ cho các cầu thủ thi đấu đa năng hơn.

Vì vậy sẽ có nhiều cầu thủ có khả năng chơi ở nhiều hơn một vị trí như SG/PG, SF/SG, SF/PF hoặc PF/C. Có thể thấy một vài điển hình như: PFC Nguyễn Huỳnh Phú Vinh, SG/PG: Christian Juzang, SF/SG: Đinh Thanh Sang.

TẤN PHÚC

Chúng ta vẫn thường hay thắc mắc rằng “1 đội chơi bóng rổ có bao nhiêu người”. Bởi nhiều khi ta thấy một trận thi đấu mà mỗi đội chỉ có 3 người, nhưng nhiều khi lại thấy đội bóng tới 5 người. Vậy rốt cuộc 1 đội bóng rổ có bao nhiêu người? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1 đội bóng rổ có bao nhiêu người?

Theo luật của môn bóng rổ trên Thế Giới, cũng như ở Việt Nam. Một đội chơi bóng rổ trong thể thức thi đấu sẽ có 5 người. Thể thức thi đấu này được thi đấu với 2 rổ ở 2 bên. Các giải đấu tiêu biểu cho thể thức này như NBA [giải nhà nghề bóng rổ của Mỹ] và ABL [giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á]

Tuy nhiên, việc bạn thấy 1 đội bóng rổ chỉ có 3 người cũng không phải là sai. Đó là thể thức thi đấu của bóng rổ đường phố – thể thức này chơi chủ yếu 1 rổ ở 1 bên. Trong bài viết này chúng ta chủ yếu tìm hiểu bóng rổ thể thức thi đấu 5 người.

Vị trí của các cầu thủ bóng rổ trên sân

Trên sân thi đấu bóng rổ, tương ứng với 5 người chơi sẽ có 5 vị trí với phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng người, cụ thể như sau:

    • Point Guard [Hậu vệ dẫn dắt banh]
    • Shooting Guard [Hậu vệ ghi điểm]
    • Small Forward [Tiền đạo phụ]
    • Power Forward [Tiền đạo chính]

Ngoài những cầu thủ sẽ thi trực tiếp trên sân, một đội bóng sẽ còn có các cầu thủ thay thế những cầu thủ trên sân trong những trường hợp cần thay đổi chiến thuật hoặc tình huống bất khả kháng. Ví dụ như theo điều luật của VBA, một đội bóng được đăng kí tối đa 14 cầu thủ chính thức và 3 cầu thủ dự bị.

Bóng rổ là đang trở thành môn thể thao học đường được yêu thích nhất, đặc biệt đối với các bạn trẻ từ 12 - 30 tuổi. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những điều luật cơ bản người chơi bóng rổ nên biết để chơi môn thể thao này.

Bóng rổ là một môn thể thao đồng đội, trong đó hai đội, thường gồm năm cầu thủ, đối đầu nhau trên một sân hình chữ nhật, cạnh tranh với mục tiêu chính của ném một quả bóng [đường kính khoảng 9,4 inch [24 cm] qua vòng đai của rổ [đường kính 18 inch [46 cm] cao 10 foot [3,048 m] được gắn trên một tấm bảng ở mỗi đầu của sân] trong khi ngăn chặn đội đối phương làm điều tương tự vào rổ của phe mình. Một cú ném rổ gần trong phạm vi quy định có giá trị hai điểm, còn cú ném rổ được thực hiện từ phía sau vạch ba điểm sẽ có giá trị ba điểm. Sau khi phạm lỗi, thời gian dừng chơi và người chơi bị phạm lỗi hoặc được chỉ định để ném phạm lỗi kỹ thuật được cung cấp một hoặc nhiều cú ném phát một điểm. Đội nào có nhiều điểm nhất vào cuối trận sẽ thắng, nhưng nếu trận đấu kết thúc với số điểm hòa, thì một khoảng thời gian chơi bổ sung [thêm giờ] là bắt buộc.

Thế Giới Thể Thao xin tóm tắt những điểm chính trong bộ luật bóng rổ mới nhất được VBF ban hành bạn nên biết để có thể tập luyện và thi đấu bóng rổ tốt nhất.

Chương 1. Trận đấu bóng rổ

Theo luật bóng rổ, một trận đấu bóng rổ sẽ được thi đấu bởi 2 đội chơi. Mỗi đội bao gồm 5 cầu thủ trên sân. Mục tiêu chính của các đội sẽ là: “đưa bóng thành công vào rổ của đối phương mà không bị phạm luật”. Đội nào ném bóng vào rổ càng nhiều thì càng ghi được nhiều điểm. Đến cuối cùng, đội được nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.

Chương 2. Sân và thiết bị

2.1. Sân thi đấu

Sân thi đấu bóng rổ là mặt sân cứng, không có chướng ngại vât. Với kích thước chiều dài là 28m, chiều rộng là 15m. Trên sân được chia làm nhiều khu vực khác nhau, mời xem chi tiết hình dưới đây để hiểu hơn về sân bóng rổ.

Sân sau của mỗi đội bóng bao gồm rổ, mắt trước bảng rổ, phần sau được giới hạn bởi các đường cuối sân phía sau rổ.

Tất cả các đường kẻ trên sân phải là màu trắng, chiều rộng là 5cm

Sân thi đấu được giới hạn bởi hai đường biên ngang và hai đường biên dọc. Sân phải có đường giữa sân, vòng tròn giữa sân và hai nửa vòng tròn ném phạt.

Xem thêm về: báo giá Thảm sân bóng rổ được yêu thích nhất hiện nay

2.2. Trang thiết bị

Trang thiết bị và dụng cụ cần có để tổ chức một giải bóng rổ chuyên nghiệp bao gồm: 

  • Bảng bóng rổ: Cột và vành rổ được làm bằng kim loại; Bảng rổ được làm bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng gỗ, lưới rổ được làm bằng sợi nylon. Khoảng cách tính từ mép trên của vành rổ xuống mặt sân bóng rổ theo chiều thẳng đứng là 3.050m đối với người tập trên 12 tuổi hoặc ít hơn 3.050m đối với người tập từ 12 tuổi trở xuống. Quả bóng rổ phải được sử dụng phù hợp với từng loại đối tượng theo quy định của Luật thi đấu bóng rổ…
  • Quả bóng rổ tiêu chuẩn
  • Các loại đồng hồ đếm giờ
  • Bảng hiện điểm số
  • Biên bản ghi điểm
  • Bảng báo lỗi cá nhân và đồng đội
  • Mũi tên luân phiên luân phiên phát biên
  • Sân thi đấu
  • Sàn bóng rổ thi đấu
  • Ánh sáng: Độ chiếu sáng bảo đảm trên sân ít nhất là 300 lux; Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế; có nơi thay đồ, cất giữ đồ và khu vệ sinh; có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, trang phục, trang thiết bị khi tham gia tập luyện, các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn trong tập luyện.
  • Chương 3: Luật về đội bóng

    1. Quy định về đội bóng

  • Không có quá 12 cầu thủ được phép tham dự thi đấu bao gồm cả đội trưởng và cầu thủ dự bị.
  • Một đội bóng rổ sẽ có một huấn luyện viên chính và một trợ lý huấn luyện viên [nếu có]
  • Những thành viên có nhiệm vụ khác như nhân viên y tế, phiên dịch, nhân viên thống kê,.. sẽ được phép ngồi tại khu vực ghế ngồi của đội với số lượng tối đa là 5 người. 
  • Sẽ có 5 cầu thủ chính thức được thi đấu trên sân. Và các cầu thủ này có thể được thay thế bởi cầu thủ dự bị khi trọng tài cho phép họ vào sân thi đấu. 
  • 2. Trang phục thi đấu và đồ dùng cá nhân 

    a. Trang phục thi đấu

  • Quần với áo cùng màu từ mặt trước đến mặt sau. 
  • Áo phải được bỏ trong quần [sơ vin áo]. Nếu có ống tay thì ống tay áo chỉ được phép dài đến phía trên khuỷu tay. 
  • Cho phép mặc áo liền quần.
  • Nếu mặc áo lót và quần lót bên trong thì phải mặc cùng màu với quần áo thi đấu.
  • Trên áo có ghi số áo tượng trưng cho mỗi cầu thủ trong đội. Số áo giữa các cầu thủ là khác nhau. Bất kể biểu tượng hay chi tiết trang trí nào cũng phải đặt cách số áo ít nhất là 5cm. 
  • 3. Vật dụng cá nhân

    Được phép: 

    Đồ bảo vệ cẳng chân, đùi, khuỷu tay, vai, đầu gối, mũi,…

    Được phép đeo kính mắt nếu kính mắt đó không gây nguy hiểm gì cho những cầu thủ khác. 

    Nếu là cầu thủ nữ thì được phép mang theo dây buộc tóc có chiều rộng tối đa là 5 cm, được làm bằng vải/nhựa dẻo/cao su có một màu. 

    Không được phép: 

    Vật dụng bảo vệ và đồ trang sức làm bằng chất liệu cứng [da, nhựa dẻo, kim loại,..]

    Móng tay phải được cắt ngắn gọn gàng

    4. Vận động viên Chấn thương và công tác hỗ trợ

    Trong trường hợp có bất kỳ cầu thủ nào trong trận đấu bị chấn thương thì trọng tài có thể dừng trận đấu

    Nếu một cầu thủ chấn thương không thể tiếp tục thi đấu sau 15s hoặc cần điều trị ngay thì đội bóng có cầu thủ chấn thương đó sẽ phải thi đấu ít hơn 5 cầu thủ. 

    Huấn luyện viên và trợ lý huấn luyện viên đi theo đội có thể vào sân thi đấu để xem xét tình trạng chấn thương của cầu thủ trước khi thay thế họ bằng một cầu thủ dự bị khác nếu được phép của trọng tài. 

    Nếu một cầu thủ chấn thương bị chảy máu hoặc vết thương vẫn còn rỉ máu thì phải được thay bởi cầu thủ khác. Họ có thể xin trở lại sân nếu máu ngừng chảy và được băng bó cẩn thận. 

    Nếu cầu thủ chấn thương được nhận quả ném phạt thì các cầu thủ trong đội có thể thay thế thực hiện quả ném phạt đó.

    5. Đội trưởng và huấn luyện viên trưởng

    Đội trưởng theo luật bóng rổ

  • Trong một trận đấu bóng chuyền, đội trưởng của một đội bóng là người duy nhất trên sân có quyền giao tiếp trực tiếp với trọng tài nhưng chỉ trong trường hợp trận đấu dừng lại và đồng hồ tính thời gian dừng tính.
  • Đội trưởng trong thi đấu bóng chuyền có quyền giống như với một HLV trên sân.
  • Sau trận đấu, đội trưởng có quyền khiếu nại lên trọng tài nếu thấy kết quả của trận đấu là không khách quan. Đội trưởng sẽ là người ký vào biên bản thi đấu khi trận đấu kết thúc.
  • Quyền hạn của HLV và ban huấn luyện một đội bóng

  • Trước thời gian trận đấu diễn ra khoảng 20 phút, HLV cần phải gửi danh sách các cầu thủ tham gia vào trận đấu. Tất cả các cầu thủ có tên trong danh sách thi đấu đều có thể tham gia thi đấu trận đó và điều đặc biệt là họ có thể đến muộn tức là sau khi trận đấu đã diễn ra.
  • Trước thời gian trận đấu kết thúc 10 phút, HLV cần điểm lại danh sách thi đấu, số áo đấu của các cầu thủ và danh sách tên của 5 VĐV tham gia thi đấu đầu tiên.
  • Trong suốt thời gian mà trận đấu diễn ra huấn luyện viên và trợ lý HLV được ngồi tại khu vực hàng ghế của đội.
  • HLV hay trợ lý chỉ được lấy kết quả khi trận đấu dừng lại và đồng hồ tính thời gian đã ngừng.
  • Trong khi thi đấu chỉ có HLV là người duy nhất được đứng để chỉ đạo. HLV chỉ đạo các cầu thủ trong quá trình thi đấu bằng lời nói.
  • Trợ lý HLV sẽ đảm nhận vị trí của HLV trong trường hợp vị HLV vì một lý do nào đó mà không thể tiếp tục chỉ đạo.
  • Nếu như trong trường hợp HLV không thể tiếp tục chỉ đạo, thì người có quyền hạn có thể thay thế HLV trong mọi hoạt động của toàn đội là đội trưởng của đội bóng đó.
  • Có thể bạn quan tâm:

  • Luật thi đấu sân bóng rổ 3x3
  • Kích thước sân bóng rổ
  • Chương 4. Quy định thi đấu

    1. Quy định về thời gian thi đấu bóng rổ

  • Luật bóng rổ quy định một trận đấu bóng rổ sẽ bao gồm bốn hiệp chính và mỗi hiệp sẽ kéo dài 10 phút
  • Mỗi đội có thời gian nghỉ 20 phút trước giờ thi đấu/
  • Thời gian nghỉ giữa các hiệp 1-2 ; 3-4 và giữa các hiệp phụ đều là 2 phút.
  • Thời gian nghỉ giữa hiệp 2-3 là 15 phút
  • Thời gian thi đấu hiệp phụ kéo dài 5 phút để có thể tìm ra đội thắng cuộc
  • 2. Quy tắc thi đấu bóng rổ: bắt đầu, kết thúc hiệp đấu và trận đấu

  • Nhảy tranh bóng và chạm bóng đúng luật để bắt đầu hiệp đầu đầu tiên
  • Chạm bóng đúng luật sau quả phát bóng biên để bắt đầu các hiệp đấu tiếp theo
  • Trận đấu sẽ không bắt đầu nếu mỗi đội không có 5 cầu thủ
  • Trước hiệp thứ nhất và hiệp thứ ba, các đội sẽ được phép khởi động ở nửa sân đặt rổ của đối thủ. 
  • Hai đội sẽ đổi sân ở hiệp đấu thứ 3
  • 3. Tình trạng của bóng

    Bóng sống:

  • Nhảy tranh bóng và chạm bóng đúng luật
  • Thực hiện quả ném phạt
  • Thực hiện quả phát bóng biên
  • Bóng chết: 

  • Quả ném rổ được tính điểm hay quả ném phạt đã được hiện
  • Có tiếng còi của trọng tài khi bóng sống 
  • Quả ném phạt không vào rổ mà tiếp tục bằng: một quả bóng khác, thêm một quả ném phạt/quả phát bóng
  • Đồng hồ thi đấu phát tìn hiệu kết thúc hiệp đấu
  • Đồng hồ 24s phát tín hiệu trong khi một đội đang kiểm soát bóng sống
  • 4. Vị trí của vận động viên và trọng tài

    5. Nhảy tranh bóng và luân phiên phát bóng biên

  • Cả hai đội cùng giữ chặt vào trái bóng.
  • Trái bóng bật ra ngoài mà trọng tài không phân định được ai là người chạm vào bóng cuối cùng, trước khi bóng bật ra ngoài biên.
  • VĐV phạm lỗi khi ném quả bóng phạt.
  • Khi thi đấu mà trái bóng bị đậu trên giá không rơi xuống mà cũng không lọt lưới [ngoại trừ trường hợp ném bóng phạt].
  • Không đội nào giành quyền kiểm soát bóng và bóng chết.
  • Khi bắt đầu thi đấu hiệp đấu đầu tiên.
  • Chương 5. Cách chơi bóng rổ

    Trong trận đấu, bóng chỉ được chơi bằng tay theo đúng luật bóng rổ. Các cầu thủ có thể chuyền, ném, lăn, dẫn bóng theo bất kỳ hướng nào chỉ cần không phạm lỗi. 

    1. Kiểm soát bóng

    Một đội đang kiểm soát bóng nếu như cầu thủ của đội đó giữ bóng, dẫn bóng hay có bóng sống tại vị trí của cầu thủ đang giữ bóng.

    2. Động tác ném rổ

    Là khi cầu thủ cầm bóng bằng một hoặc cả hai tay rồi ném lên không trung hướng về phía rổ. Đó có thể là quả ném bóng thông thường hoặc ném phạt. 

    3. Bóng được tính điểm và cách tính điểm

    Bóng như thế nào mới được tính điểm 

  • Một quả bóng vào rổ sẽ được tính điểm nếu như quả bóng đó là quả bóng sống lọt vào trong rổ từ phía trên hay còn gọi là bóng lọt lưới. 
  • Khi bóng nằm trong vành hoặc dưới vành rổ thì nó sẽ được công nhận là bóng đã vào rổ. 
  • Cách tính điểm trong bóng rổ:

  • Ném phạt thành công sẽ được tính một điểm.
  • 2 điểm được ghi khi cầu thủ đứng ở khu vực 2 và ném bóng vào rổ đối phương.
  • Tương tự 3 điểm cũng được ghi khi bóng được ném đúng rổ tại khu vực 3.
  • Trong một tình huống ném phạt hay ném bóng vào rổ, bóng chạm vào thành rổ[chưa vào rổ] ngay sau đó có một cầu thủ tác động vào bóng và ghi điểm thì tính huống đó đội ghi điểm sẽ được cộng 2 điểm.
  • Một tình huống ném bóng vào rổ của đội nhà [vô tình] thì 2 điểm sẽ được dành cho đội của đối phương.
  • Cầu thủ cố tình ném bóng vào lưới của đội nhà sẽ không tính điểm.
  • Ném bóng từ phía dưới lên vào trong rổ sẽ bị tính là phạm luật.
  • 4. Phát bóng biên

    Là cú phát bóng được thực hiện ở mép bên ngoài đường biên chuyền vào trong sân thi đấu. Cầu thủ thực hiện quả phát bóng biên ở vị trí gần nhất với nơi vi phạm theo sự hướng dẫn của trọng tài hoặc nơi trận đấu vừa bị dừng [trừ vị trí ở phía sau bảng rổ]. 

    Xử phạt: Đội đối phương sẽ được hưởng một pha phát bóng biên tại vị trí phát bóng biên ban đầu.

    5. Thay người

    Trận đấu sẽ được yêu cầu tạm dừng để thay đổi cầu thủ đang thi đấu bằng một cầu thủ dự bị

  • Trong một lần thay người, một đội có thể thay đổi 1 hay nhiều cầu thủ
  • Cơ hội để thay người khi: bóng trở thành bóng chết/đồng hồ thi đấu dừng/trọng tài đã kết thúc giao tiếp với bàn trọng tài
  • Đội không ghi điểm ở 2 phút cuối cùng của hiệp thứ 4 hay 2 phút cuối cùng của các hiệp phụ. 
  • Cầu thủ được nhận quả ném phạt sẽ được thay  thế  khi:

  • Gặp chấn thương không thể tiếp tục thi đấu
  • Vi phạm lỗi thứ 5 [một trong các lỗi cơ bản trong bóng rổ]
  • Bị truất quyền thi đấu
  • 6. Thua trận đấu khi bỏ cuộc

    Một đội sẽ bị xử thua trận đấu do bỏ cuộc nếu:

  • Đội không có mặt hoặc không có đủ 5 đấu thủ sẵn sàng thi đấu trong vòng 15 phút sau giờ thi đấu chính thức trong lịch thi đấu.
  • Đội có hành động cản trở trận đấu.
  • Đội từ chối thi đấu sau khi đã được trọng tài chính yêu cầu thi đấu.
  • Xử phạt:

  • Đội đối phương sẽ được xử thắng cuộc với tỉ số 20-0. Ngoài ra, đội bỏ cuộc sẽ có 0 điểm xếp hạng.
  • Đối với thể thức thi đấu lượt đi – lượt về [tính tổng tỉ số] và vòng tranh vé vớt [Play-Off] đấu 3 trận, đội bỏ cuộc trong trận đấu thứ nhất, thứ hai hay thứ ba sẽ thua toàn bộ lượt trận hoặc vòng tranh vé vớt với lý do “bỏ cuộc”. Điều này không áp dụng cho vòng tranh vé vớt đấu 5 trận hoặc đấu 7 trận.
  • Nếu trong một giải một đội bỏ cuộc lần thứ hai, đội sẽ bị loại khỏi giải và bị hủy toàn bộ kết quả thi đấu.
  • 7. Thua trận đấu theo mặc định

    Luật: Một đội sẽ bị xử thua trận đấu theo mặc định nếu trong trận đấu đội có ít hơn 2 đấu thủ sẵn sàng thi đấu trên sân.

    Xử phạt: Đội đối phương sẽ được hưởng một pha phát bóng biên tại nơi gần nhất với vị trí xảy ra vi phạm, trừ vị trí ngay phía sau bảng rổ, từ khi có quy định khác trong Luật này.

    Chương 6: Các điều luật thi đấu dễ mắc phải

    1. Cầu thủ ở ngoài biên và bóng ở ngoài biên

  • Khi một phần thân thể của cầu thủ tiếp xúc với mặt ngoài đường biên hoặc chạm vật gì khác ở trên không hoặc ngoài đường biên thì cầu thủ đó ở ngoài đường biên. 
  • Bóng ở ngoài đường biên khi bóng chạm phải một cầu thủ hoặc một người khác ở ngoài đường biên/giá đỡ bảng rổ, mặt sau của bảng rổ hoặc bất kỳ thứ gì khác ở phía trên cao của sân.
  • 2. Luật dẫn bóng

  • Một lần dẫn bóng bắt đầu khi một cầu thủ trong đội giành được quyền kiểm soát bóng sống. Sau đó họ ném, đập hoặc dẫn bóng xuống mặt sân và chạm bóng một lần nữa trước khi bóng được chạm bởi người khác. 
  • Một cầu thủ không được dẫn bóng lần thứ 2 sau khi đã kết thúc lần thứ nhất trừ khi giữa hai lần dẫn bóng cầu  thủ đó mất quyền kiểm soát bóng khi: ném rổ/chạm bởi cầu thủ đối phương/chuyền bóng bị chạm bởi cầu thủ khác. 
  • 3. Luật chạy bước trong bóng rổ

  • Luật chạy bước xảy ra khi một cầu thủ đang cầm bóng sống trên tay và di chuyển trái luật theo bất kỳ hướng nào của một hoặc hai chân vượt quá những quy định của điều luật này.
  • Chân trụ được xác định khi cầu thủ cầm bóng sống và bước 1 hoặc nhiều bước về bất kỳ hướng nào cùng với một chân trong khi chân khi vẫn giữ ở điểm tiếp xúc với  mặt sân.
  • 4. Luật bóng rổ 3 giây

    Luật 3 giây trong thi đấu bóng rổ quy định như sau:

  • Khi một bên kiểm soát bóng ở phần sân của đối thủ, thì một cầu thủ của đội tấn công sẽ không được di chuyển trong khu vực phần sân của đối phương liên tục quá 3 giây.
  • VĐV có mặt ở trong khu vực giới hạn của đối phương chưa đến 3 giây, được phép dẫn bóng để ném rổ.
  • Một cầu thủ được gọi là đứng ngoài khu vực giới hạn thì hai chân của cầu thủ đó phải nằm bên ngoài khu vực giới hạn.
  • Trong luật bóng rổ có quy định một cầu thủ bị đối thủ kèm sát quá 5 giây [khoảng cách giữa 2 người khoảng 1m] thì phải chuyền bóng hoặc ném rổ.
  • 5. Luật 8 giây

    Trong luật thi đấu bóng rổ ghi rõ, khi một cầu thủ cướp được bóng và kiểm soát bóng ở phần sân sau của đội, cần phải nhanh chóng chuyền bóng tới phần sân phía trước của đội nhà trong khoảng thời gian là 8 giây.

    Và thời gian cũng được tính tương tự khi đội kiểm soát bóng có quyền ném phát bóng thuộc khu vực sân sau với những lý do:

  • Bóng từ tay đối phương bay ra ngoài biên.
  • Có một cầu thủ nào đó bị chấn thương và trọng tài ra hiệu tạm dừng.
  • Tình huống nhảy lên tranh bóng của hai đội.
  • Có lỗi kép xảy đến.
  • 6. Luật 24 giây

    Khi một cầu thủ của một bên giành quyền kiểm soát bóng, thì khoảng thời gian từ lúc đội đó kiểm soát bóng tới khi ném bóng vào rổ không được vượt quá 24 giây. Luật 24 giây trong bóng rổ được tính cụ thể như sau:

  • Bóng phải rời tay cầu thủ ném rổ trước khi đồng hồ 24 giây báo tín hiệu âm thanh.
  • Khi động tác ném bóng rổ hoàn thành, bóng phải chạm vào vòng rổ hay lọt vào bên trong rổ mới được tính là kết thúc khoảng thời gian 24 giây.
  • Trong trường hợp hi hữu bóng rời khỏi tay người ném, trên không trung và âm báo kết thúc 24 giây vang lên.
  • Nếu như bóng vào rổ sẽ không tính là phạm luật 24 giây trong thi đấu bóng rổ.
  • Nếu bóng chạm và thành rổ cũng sẽ không bị tính là vi phạm luật bóng rổ.
  • Sẽ tính là phạm luật, nếu bóng chạm vào bảng rổ và không vào rổ hay vào vành rổ, không bị phạm luật nếu đối phương giành quyền kiểm soát bóng, khi đó 24 giây sẽ bị hủy bỏ.
  • Trên đây là tóm tắt những điều bạn cần biết về luật thi đấu bóng rổ. Ngoài ra để xem đầy đủ luật thi đấu bóng rổ, xin vui lòng xem thêm file đính kèm.

    Xem thêm về: Thi công sân bóng rổ ngoài trời

    Video liên quan

    Chủ Đề