Sách công nghệ 9 - trồng cây ăn quả bài 3

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 9 Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 3 Công Nghệ 9 trang 16, 17, 19, 22

Trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Bài 3 trang 16: 

Em hãy cho biết loại đất nào là thích hợp...

Lời giải:

Đất cát pha màu mở đất mặt dày 30 – 60 cm, pH = 6 đến 7, không ngập úng.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Bài 3 trang 17: 

Em hãy phân tích ý nghĩa của các khu ...

Lời giải:

Khu cây giống: cung cấp nguyên liệu để tạo giống và nhân giống cho nên cây mẹ phải là cây tốt, có giá trị kinh tế, có năng suất cao, đảm bảo cho cây mẹ không bị lai tạp.

Khu nhân giống: tạo nhiều cây giống với chất lượng cao. Đây là khu vực cần vận dụng kĩ thuật gieo hạt, giâm, chiết cành…

Khu luân canh: trồng một số loại cây có tác dụng tăng độ màu mỡ cho đất như cây họ đậu và cung cấp thực phẩm cho người gia súc.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Bài 3 trang 19: 

Em hãy cho biết tại sao tiến hành ghép ...

Lời giải:

Vì tại thời điểm đó sâu bệnh ít phát triển, điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc trồng trọt và chăm sóc được tốt hơn.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Bài 3 trang 22: 

Em hãy điền ưu, nhược điểm của các phương pháp ...

Lời giải:

Phương pháp nhân giống Ưu điểm Nhược điểm
Gieo hạt Số lượng nhiều, nhanh, dễ thực hiện Cây con có thể khác cây mẹ về phẩm chất quả, lâu ra hoa.
Chiết cành Giữ đặc tính cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm Dễ bị thoái hoá giống, hệ số nhân giống thấp.
Giâm cành Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả. Đòi hỏi kĩ thuật cao và thiết bị cần thiết
Ghép Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả, tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, duy trì nòi giống Kĩ thuật phức tạp trong trong chọn cành ghép và gốc ghép.

Giải bài tập SGK Bài 3 Công Nghệ lớp 9

Câu 1 trang 23 Công nghệ 9: 

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây ...

Lời giải:

Để có điều kiện chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt và sản xuất ra số lượng cây giống nhiều với chất lượng cao, phải xây dựng vườn ươm.

Các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm:

- Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển

- Gần nguồn nước tươi.

- Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dày 30 -40cm, độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới trung bình, độ chua tuỳ theo từng loại cây.

Câu 2 trang 23 Công nghệ 9: 

Em hãy so sánh các ưu, nhược điểm ...

Lời giải:

Phương pháp nhân giống Ưu điểm Nhược điểm
Hữu tính Số lượng nhiều, nhanh, dễ thực hiện Cây con có thể khác cây mẹ về phẩm chất quả, lâu ra hoa và quả.
Vô tính Giữ đặc tính cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm Dễ bị thoái hoá giống, hệ số nhân giống thấp.

Câu 3 trang 23 Công nghệ 9: 

Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống ...

Lời giải:

Ở địa phương em tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép với loại cây Vải thiều.

Ví dụ: Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép đã được tháo bỏ hoàn toàn dây ghép, có bộ rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không mang theo những loại sâu bệnh nguy hiểm, có đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 - 1 cm, đường kính cành ghép từ 0,5 - 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 - 40 cm và có từ 2 - 3 cành cấp 1 trở lên.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả Công nghệ 9, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 quyển 3 bài 3

Nhằm giúp các em hệ thống lại kiến thức bài mắt đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập, VnDoc.com xin giới thiệu Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 quyển 3 bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả. Tài liệu bao gồm các gợi ý giải với đáp số cụ thể cho từng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt!

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 quyển 3 bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 quyển 3 bài 4: Thực hành: Giâm cành

Câu 1 trang 23 SGK Công Nghệ 9 - Trồng cây ăn quả

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?

Hướng dẫn trả lời

Xây dựng vườn ươm để chăm sóc khi cây còn non yếu cho đỡ thất thoát giống cây trồng do sâu bệnh, và tạo cho giống cây trồng có một sức khỏe đề kháng với môi trường thực địa. Vì nếu không ươm cây chu đáo cây sẽ còi cọc khi trồng ra dễ chết, phát triển trưởng thành rất chậm.

Trong vườn ươm giống ta có thể kiểm soát được những cây mạnh, cây yếu, cây lại gien, cây thoái hóa, cây đực để loại bỏ sớm và dặm sớm. Khi trồng ra vườn cây sẽ phát triển đều, đạt năng suất trên một diện tích và đỡ tốn công chăm sóc.

Yêu cầu ngoại cảnh làm vườn ươm phải vệ sinh từ nước tưới sạch, đất ươm phải tiệt trùng, tơi xốp, đủ dinh dưỡng không để khô hay úng. Bên trên phải làm kính nhựa để tránh mưa lớn và mưa axít làm tiêu cây giống, xung quanh vây lưới tránh côn trùng, mầm bệnh. Trên mái phải cao thoáng tạo nhiều khe hở gối lên nhau cho đỡ hầm nóng, xung quanh thoáng đãng cho không khi hút vào. Khi tưới cây phải tưới hạt nước mịn cho êm đừng tưới dạng hạt lớn, dòng làm cây tung đất trật rễ, cây có thể chết khó phục hồi.

Thường xuyên phòng bệnh cho con giống.

Câu 2 trang 23 SGK Công Nghệ 9 - Trồng cây ăn quả

Em hãy so sách các ưu,nhược điểm của các phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả?

Hướng dẫn trả lời

Phương pháp nhân giống bằng hạt

  • Ưu điểm
    • nhanh tạo ra cây con
    • cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi
    • nhân giống nhanh, đơn giản
    • cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe
  • Nhược điểm
    • dễ thoái hóa giống
    • khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền
    • cây chậm ra hoa, quả

Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như: giâm cành, chiết cành, ghép cành...

  • Ưu điểm:
    • cây thích nghi tốt
    • cây giữ được đặc tính của cây mẹ
    • nhanh ra hoa, quả.
    • tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt [đối với giâm cành]
  • Nhược điểm
    • qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa
    • cây không có rễ cọc nên yếu
    • không tạo được nhiều cây [đối với pp chiết cành]

Câu 3 trang 23 SGK Công Nghệ 9 - Trồng cây ăn quả

Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào? Với loại cây gì?

Hướng dẫn trả lời

Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp:

Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhãn, mận, bưởi,...

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRỒNG CÂY ĂN QUẢ [T1] MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRỒNG CÂY ĂN QUẢ [T1]

Ngày giảng

lớp - sĩ số

9A

9B

9C

9D

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

Ø Biết được những yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả

Ø Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

Ø Làm được một số phương pháp nhân giống cây ăn quả

Ø Yêu thích công việc thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

  • Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
  • Hình 4,5,6,7,8.SGK và bảng 3.SGk
  • Một số sơ đồ cần thiết.

2.Học sinh

  • Học thuộc bài 2
  • Nghiên cứu trước bài 3

III. Tiến trình bài học

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ
  3. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành chăm sóc cây ăn quả
  4. Khi thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm của cây ăn quả cần lưu ý điều gì?

3.Bài mới

Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao phải có nhiều giống tốt, khoẻ mạnh, sạch bệnh, chất lượng cao.Muốn vậy cần phải coi trọng khâu thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả. Bài học hôm nay chúng ta cùng thiết kế vườn ươm và nhân giống cây trồng bằng hạt.

Tìm hiểu về xây dựng vườn ươm cây ăn quả

Giới thiệu : để nhân giống cây có hiệu quả, bắt buộc chúng ta cần phải xây dựng vườn ươm cây ăn quả thật khoa học.

- Bước đầu tiên là phải chọn được địa điểm hợp lý.

? Theo em phải chọn địa điểm như thế nào mới gọi là hợp lý.

-Có được địa điểm hợp lý ta sẽ tiến hành quy hoạch thiết kế vườn ươm.

GV:Treo sơ đồ vườn ươm cây ăn quả

CH: Theo em, để có một khu vườn ươm thật lý tưởng, chúng ta cần phải thiết kế như thế nào?

Dẫn dắt học sinh dần hình thành các khu theo như sơ đồ, giải thích rõ nhiệm vụ mỗi khu.

Tìm hiểu các phương pháp nhân giống

CH:  có những phương pháp nhân giống nào?

CH: Thế nào là nhân giống hữu tính?

CH: Em hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống này?

CH: Để đạt hiệu quả cao trong nhân giống bằng hạt cần chú ý đến vấn đề gì?

v Câu hỏi mở rộng: gieo hạt thường áp dụng trong những trường hợp nào?

v Câu hỏi chuyển tiếp: ngoài phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt, ta còn phương pháp nhân giống nào nữa?

v Qua câu trả lời của HS, nêu lên phương pháp nhân giống vô tính. Đầu tiên tìm hiểu về phương pháp chiết cành

v Đưa một cành cây đã chuẩn bị sẵn, yêu câu một HS nêu cách chiết.

CH: Thời vụ chiết cành lúc nào là tốt nhất?

CH: Chiết cành có những ưu nhược điểm gì?

CH: Dựa vào kinh nghiệm thực tế, em hãy giới thiệu khái quát về phương pháp giâm cành?

v Giới thiệu cho HS biết khi tiến hành giâm cành cần lưu ý những vấn đề gì.

CH: Em hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành?

I.Xây dựng vườn ươm cây ăn quả

1.Chọn địa điểm

-Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.

-Gần nguồn nước tưới.

-Đất phì nhiêu, dễ thoát nước,  thành phần cơ giới trung bình

2.Thiết kế vườn ươm.

-Khu cây giống

-Khu nhân giống

-Khu luân canh

II.Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

1.Phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt

- Ưu điểm: nhân giống với số lượng nhiều trong thời gian ngắn, cây sống lâu, đơn giản, dễ làm, chi phí thấp.

Nhược điểm: khó giữ đặc tính cây mẹ, cây lâu ra hoa, quả.

TL: Cần trả lời được những vấn đề sau:

Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

Không có phương pháp nhân giống khác thay thế.

Chọn lọc giống cây tốt.

2.Phương pháp nhân giống vô tính

a.Chiết cành

Nên chiết cành vào đầu mùa mưa là tốt nhất.

- Ưu điểm:  giữ được đặc tính của cây mẹ, mau ra hoa, quả, mau cho cây giống.

- Nhược điểm: nhân giống với số lượng thấp, cây mau già cỗi, tốn thời gian.

b.Giâm cành

- Ưu điểm: giữ được đặc tính cây mẹ, mau ra hoa, quả, hệ số nhân giống cao.

- Nhược điểm: yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi cần phải có nhà giâm.

-Học sinh đọc “Ghi nhớ”

-Trả lời các câu hỏi sau:

  1. Khi tiến hành nhân giống cây ăn quả, cần chọn vườn ươm như thế nào?
  2. Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp gieo hạt; chiết cành; giâm cành?
  3. HDVN:

-bài 3

-Nghiên cứu trước các phương pháp ghép, nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

Video liên quan

Chủ Đề