Sách tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức

Ngữ văn lớp 6 trang 99 sách Kết nối tri thức tập 1

Nhằm giúp học sinh hiểu có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt [trang 99].

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 6 có thể hiểu rõ hơn về bài học. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt

Đọc hai dòng thơ sau, chú ý nghĩa của áo chàm:

Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

[Tố Hữu, Việt Bắc]

- Ở đây, áo chàm được dùng với nghĩa hoán dụ, chỉ những người dân Việt Bắc với trang phục đặc trưng là áo chàm.

- Quan hệ giữa trang phục với người mang trang phục đó được coi là quan hệ tương cận [gần nhau]. Ngoài ra, quan hệ tương cận có thể là quan hệ toàn thể - bộ phận, vật chứa - vật được chứa, sự vật - chất liệu…

II. Hướng dẫn bài tập trong SGK

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có ý nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó:

a. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Nhắm mắt xuôi tay: ý chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản.

b. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- mái nhà tranh: gia đình của con người

- đồng lúa chín: ý chỉ thành quả lao động của người nông dân.

c. Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

- áo cơm cửa nhà: ý chỉ cuộc sống sung túc ấm no.

2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

a. Đời cha ông với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa

- Biện pháp tu từ: so sánh.

- Tác dụng: Cho thấy khoảng cách xa xôi của thế hệ cha ông với con cháu.

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

- Điệp ngữ: tre

- Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ đất nước.

3. Những dòng thơ “Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ý nghĩa ngắn gọn của từ ngữ đó.

- Thành ngữ: Đẽo cày giữa đường.

- Ý nghĩa: không có chính kiến, làm việc theo ý của người khác nên thường bỏ dở giữa chừng, không có kết quả.

4. Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.

Ý nghĩa: ví lớp người trước già đi thì có lớp người sau kế tục, thay thế [lớp này kế tiếp lớp khác, không bao giờ hết].

III. Bài tập ôn luyện thêm

1. Giải thích nghĩa của các từ sau: hoài niệm, thuyền chài, mãnh liệt, nhũn nhặn, chinh phục.

2. Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:

a.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người

[Tương tư, Nguyễn Bính]

b.

“Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

[Tre Việt Nam, Nguyễn Duy]

c.

Ông trời
Mặc áo giáp đen

[Mưa, Trần Đăng Khoa]

d.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

[Ca dao]

Gợi ý:

a.

  • hoài niệm: tưởng nhớ về những gì đã qua từ lâu.
  • thuyền chài: thuyền nhỏ dùng để đánh cá chủ yếu bằng chài.
  • mãnh liệt: mạnh mẽ, dữ dội.
  • nhũn nhặn: thái độ khiêm tốn, nhún nhường.
  • chinh phục: dùng sức mạnh để bắt phải phục tùng.

b.

a. hoán dụ

b. điệp ngữ

c. nhân hóa

d. so sánh

Cập nhật: 11/11/2021

Ngữ văn lớp 6 trang 47 sách Kết nối tri thức tập 1

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt trang 47, thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Hy vọng tài liệu dưới đây có thể giúp ích cho các em học sinh lớp 6 trong việc chuẩn bị bài khi phải tiếp cận với một bộ sách mới.

Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt [trang 47] 

- Đọc những dòng thơ sau và chú ý các từ được in đậm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

[Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ]

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.

[Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm]

- Giải thích:

  • Từ “mặt trời” trong dòng “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được dùng để chỉ em bé đã nói lên tình yêu con tha thiết của người mẹ. Con cũng giống như mặt trời tỏa sáng trong cuộc đời mẹ.
  • Từ “chảy” trong dòng thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” vốn chỉ sự vận động của chất lỏng, được Hoàng Trung Thông dùng với ánh nắng, giúp người đọc cảm nhận được ánh nắng vàng rực tràn trề trên vai hai cha con và lan tỏa khắp không gian.

II. Hướng dẫn bài tập trong SGK

1. Biện pháp tu từ

Câu 1. Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.

Hình ảnh “mây và sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra. Nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút.

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ
  • Tác dụng: gợi ra những thế giới đầy màu sắc, lung linh kì ảo của thiên nhiên mà mọi đứa trẻ đều bị hấp dẫn.

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn,
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào.

  • Điệp ngữ trong câu: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
  • Tác dụng: Câu thơ đã gợi ra hình ảnh con là sóng, còn mẹ là biển. Con “lăn, lăn, lăn mãi” cũng giống như làn sóng vỗ. Từ đó nhấn mạnh sự gắn bó của con và mẹ, thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

2. Dấu câu

Câu 4. Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

Dấu câu dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp là dấu hai chấm.

3. Đại từ

Câu 5. “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

“Bọn tớ” dùng để chỉ những người ở “trên mây”, những người ở “trong sóng”.

Câu 6. Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”. Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho “bọn tớ” trong bản dịch không. Vì sao?

  • Không thể dùng từ ngữ khác để thay thế.
  • Lý do: Việc sử dụng đại từ “bọn tớ” phù hợp với các đối tượng đang giao tiếp là em bé và những người “trên mây” và “trong sóng”; cho thấy sự gần gũi giữa các đối tượng giao tiếp.

III. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Tìm đại từ trong đoạn văn sau:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”

[Chí Phèo, Nam Cao]

Gợi ý:

Các đại từ là: hắn, ai, nó, mình

Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:

Lão bảo nó thế này [ ]

[ ] Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng [ ] Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu [ ] Liệu hồn cậu đấy [ ]

[Lão Hạc, Nam Cao]

Gợi ý:

Lão bảo nó thế này:

- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

Cập nhật: 05/10/2021

Bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 1,2 [Kết nối tri thức với cuộc sống] do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ấn hành, gồm 2 tập được biên soạn gôm 10 bài học, chia đều cho hai tập tương ứng với hai học kì. Các bài học được sắp xếp, lồng ghép hệ thống thể loại và hệ thống chủ điểm, bảo đảm mục tiêu phát triển hiệu quả năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cho HS, đồng thời khơi gợi được trải nghiệm, hứng thú của người học, qua đó bồi dưỡng cho các em những đức tính, phẩm chất tốt đẹp.

Mỗi bài học được thiết kế theo các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Nội dung của các hoạt động được kết nối, tích hợp chặt chẽ với nhau. Các kiến thức tiếng Việt và kiến thức văn học được cài đặt dựa vào yêu cầu phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học trong mỗi bài học. 

1. CLICK LINK DOWNLOAD NGỮ VĂN 6 TẬP 1

2. CLICK LINK DOWNLOAD NGỮ VĂN 6 TẬP 2

Thẻ từ khóa: Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 1 2 [Kết nối tri thức với cuộc sống], Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 1 2 pdf, Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 1 2 ebook, Tải Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 1 2

Video liên quan

Chủ Đề