Sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ hòa nhập khi đến trường tại lớp mẫu giáo 3 tuổi B, Trường Mầm non An Khánh

Ngày đăng:05/04/2021 - 14:50

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia học cùng trẻ không khuyết tật ngay trong các trường học. Giáo dục hòa nhập là cơ hội để trẻ không khuyết tật và trẻ khuyết tật hiểu đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm. Giúp trẻ khuyết tật được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không cósự tách biệt môi trường sống và trường học có trách nhiệm.

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm tạo ra được môi trường sống, học tập hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia học cùng trẻ không khuyết tật ngay trong các trường học. Giáo dục hòa nhập là cơ hội để trẻ không khuyết tật và trẻ khuyết tật hiểu đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn. Giúp trẻ khuyết tật được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt môi trường sống và trường học có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ trẻ em của địa phương không kể trẻ khuyết tật hay trẻ không khuyết tật vào học.

- Biện pháp 1: Chủ động tìm hiểu và quan tâm tới tâm lý của trẻ và phối hợp cùng phụ huynh trong việc giúp trẻ hòa nhập.

- Biện pháp 2:Khuyến khích động viên trẻ bình thường trong lớp quan tâm và giúp đỡ vui chơi cùng với trẻ tự kỷ.

- Biện pháp 3: Thực hiện kế hoạch cụ thể theo từng tháng để hòa nhập cho trẻ và đánh giá kết quả thực hiện.

- Biện pháp 4: Giúp trẻ tự kỷ thích ứng với môi trường lớp học và tham gia trò chuyện tương tác cùng cô giáo và các bạn khi đến lớp.

* Khuyến khích động viên trẻ phát triển bình thường trong lớp cùng vui chơi và giúp đỡ với trẻ tự kỷ.

Việc hòa nhập cho trẻ phụ thuộc rất lớn vào môi trường lớp học xung quanh trẻ. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì những hoạt động, hành vi của các trẻ khác trong lớp có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Bầu không khí vui vẻ, và sự quan tâm trò chuyện của các trẻ khác đầu tiên sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, sau đó sẽ kích thích tới như cầu muốn giao tiếp với các bạn của trẻ tự kỷ. Để tạo được bầu không khí trong lớp học như vậy thì trong những lúc trò chuyện với trẻ tôi thường tổ chức cho trẻ ngồi quây quần quanh cô giáo và trẻ tự kỷ để kể chuyện, hát đọc thơ hay trò chuyện với các trẻ như nhau. Nhưng khi trẻ tự kỷ có biểu hiện như trẻ chú ý, trẻ nói ê a hoặc vỗ tay thì tôi khuyến khích các trẻ khác cùng vỗ tay khen bạn.

Hình 4: Trẻ chơi câu cá cùng các bạn

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

Video liên quan

Chủ Đề