Sau khi mổ thai ngoài tử cung bao lâu quan hệ được

Sau phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung, người phụ nữ vẫn có nhiều khả năng mang thai trong lần tiếp theo. Khả năng mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có độ lớn của khối thai, mức độ xâm lấn vòi tử cung, phương phức phẫu thuật và mức độ hồi phục của người phụ nữ.

Người phụ nữ vẫn có khả năng mang thai trong những trường hợp sau:

Phẫu thuật thai ngoài tử cung bảo tồn ống dẫn trứng làm tăng cơ hội mang thai thành công do cả 2 ống dẫn trứng đều có khả năng hoạt động

Trong quá trình phẫu thuật, người thực hiện ca phẫu thuật vừa kết hợp hủy khối thai vừa thăm dò, đánh giá tình trạng ống dẫn trứng và buồng trứng đồng thời xử lý các vấn đề liên quan đến việc sản xuất và di chuyển trứng đã thụ tinh về buồng tử cung. Trong trường hợp ống dẫn trứng bị tắc do dịch, mủ, phẫu thuật viên sẽ chọc dịch cho bệnh nhân. Buồng trứng có u nang, phẫu thuật viên sẽ thực hiện lấy gắp bỏ chúng ra.

Quá trình hồi phục tốt, không bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, làm ảnh hưởng đến vòi trứng, đặc biệt là viêm tử cung, viêm vòi trứng...sẽ để lại sẹo và gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của các cơ quan này.

Tuy nhiên, khả năng mang thai của người phụ nữ cũng giảm đi trong nhiều trường hợp như:

  • Bệnh nhân đến trong tình trạng vỡ ống dẫn trứng, có chỉ định cắt hẳn vòi trứng bên bị bệnh
  • Bệnh nhân đã được thực hiện các thủ thuật giúp lưu thông ống dẫn trứng và buồng trứng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, các chất dịch, mủ quay trở lại hoặc tồn tại nhiều chất dính trong vòi trứng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung lần nữa.
  • Các bệnh lý mắc phải như u nang buồng trứng, viêm nhiễm làm tăng khả năng tạo sẹo và giảm chức năng của các cơ quan sinh sản.

Nhìn chung, người bệnh nên lạc quan vì khả năng sinh con sau mổ thai ngoài tử cung vẫn ở mức cao, 85% có khả năng mang thai trở lại, chỉ có 10 - 20% bị mang thai ngoài tử cung trở lại và một số khác không thể mang thai hoặc sảy thai tự nhiên trong 3 tháng đầu.

Tùy vào tình trạng bệnh, loại phẫu thuật, mức độ thành công của ca phẫu thuật và sức khỏe của người bệnh mà thời gian hồi phục là khác nhau. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì người bệnh chỉ nên có thai trở lại sau 6 tháng đến 1 năm sau phẫu thuật, khi mà vết mổ và chức năng sinh lý của các cơ quan sinh dục đã hồi phục hoàn toàn.

85% có khả năng mang thai trở lại sau khi mổ thai ngoài tử cung

Hiện nay, vẫn chưa tồn tại phương pháp được chính minh là có hiệu quả cao trong việc tăng cơ hội sinh con cho phụ nữ sau mổ chửa ngoài tử cung. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa, nâng cao sức khỏe và khả năng sinh sản vẫn có để giúp người phụ nữ tăng khả năng sinh con trong lần mang thai tiếp theo bao gồm:

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt là sau quan hệ tình dục
  • Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn trong thời gian hồi phục sức khỏe, tránh mang thai trở lại khi cơ thể chưa kịp thích nghi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các bệnh lý phụ khoa. Nếu có mắc bệnh phải thực hiện điều trị nhanh chóng, tránh gây ra tổn thương, mô sẹo đặc biệt là tại buồng tử cung và vòi trứng gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và làm tổ.
  • Nếu người phụ nữ mang thai trở lại, cần đi khám sức khỏe định kỳ để xác định vị trí làm tổ và những bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi nếu có.

Nếu người phụ nữ mang thai trở lại, cần đi khám sức khỏe định kỳ

Người phụ nữ sau mang thai ngoài tử cung nên chú ý các dấu hiệu bệnh trong lần mang thai tiếp theo để đi khám và xử trí kịp thời tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:

  • Chậm kinh nguyệt: Có kinh nguyệt sớm trước thời gian dự kiến, với tính chất máu ra từng chút, sẫm màu, ra dai dẳng.
  • Đau bụng: Tình trạng đau xảy ra do vòi tử cung bị rạn nứt theo sự phát triển của khối thai.

Sàng lọc trước sinh giúp thai phụ phát hiện các biến chứng thai kỳ sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khoa Khoa Y học bào thai - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên tại miền Bắc triển khai phòng khám tiền sản 1 cửa [OSCAR] cung cấp gói sàng lọc toàn diện cho thai phụ 12 tuần. Phòng khám trả kết quả nhanh ngay trong ngày khám và thực hiện sàng lọc.

Khoa Y học bào thai đã triển khai thành công các phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến, giúp sàng lọc các biến chứng cho sản phụ; Phát hiện và can thiệp kịp thời một số bất thường ở thai nhi như thai ngoài tử cung từ những tuần thai rất sớm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Khả năng mang thai sau khi mổ thai ngoài tử cung

XEM THÊM:

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu quan hệ được? Theo các bác sĩ, hai vợ chồng phải kiêng làm chuyện ấy trong khoảng 6 tuần và ít nhất 6 tháng sau mới nên có thai lại. Trước khi hiểu rõ lý do tại sao phải kiêng làm chuyện ấy trong thời gian 6 tuần thì cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung là gì.

Nội dung bài viết:

  • Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ cần biết
  • Thai ngoài tử cung khi nào cần phải mổ?
  • Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì quan hệ được?
  • Chăm sóc cơ thể mẹ sau phẫu thuật xử lý thai ngoài tử cung

Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ cần nhận biết càng sớm càng tốt

Một số dấu hiệu điển hình dưới đây giúp các mẹ nhanh chóng nhận biết mình có mang thai ngoài tử cung hay không. Từ đó, mẹ đi khám sớm và bác sĩ có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời.

Mất kinh và ốm nghén

Mẹ mang thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu như giai đoạn đầu mang thai là trễ kinh, không có kinh và que thử thai 2 vạch. Bên cạnh đó, mẹ cũng có biểu hiện của ốm nghén như người mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sợ mùi lạ…

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là mẹ cũng có dấu hiệu ốm nghén

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu bị tức bụng trên: Dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Đau lưng và đau bụng dưới

Vì vòi trứng của mẹ bầu bị căng giãn nên cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới và chỉ đau 1 bên vùng dưới rốn. Cơn đau này có thể tăng dần, thường có 1 cơn đau nhói và khi thai vỡ sẽ đau dữ dội. Mẹ cũng cảm thấy đau nhức ở lưng dưới vùng xương chậu.

Chảy máu vùng nhạy cảm

Dấu hiệu này được xem là cuối cùng khi thai nhi lớn dần và vòi trứng bị rạn nứt. Màu có màu đen sậm rỉ ra nhưng không kéo dài. Nhiều chị em lầm tưởng là kinh nguyệt bình thường.

Chảy máu vùng nhạy cảm là dấu hiệu sau cùng của hiện tượng mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung khi nào cần phải mổ?

Khi mẹ mang thai ngoài tử cung thì cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán. Bác sĩ cơ thể cho điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật còn tuỳ thuộc vào các yếu tố như:

  • Khối thai kích thước to hay nhỏ.
  • Thai đã vỡ hay chưa vỡ.

Nếu thai ngoài tử cung chưa vỡ thì thường phẫu thuật nội soi. Đây là phương  pháp được đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật như vết mổ nhỏ, tính thẩm mỹ cao và chỉ nằm viện trong thời  gian ngắn. Bác sĩ cũng có thể dùng thuốc đặc hiệu tiêm trực tiếp vào khối thai hoặc tiêm gián tiếp qua đường máu để làm khối thai tự tiêu. Trường hợp, bác sĩ áp dụng phương pháp này không hiệu quả thì bắt buộc phải phẫu thuật.

Đối với thai ngoài tử cung đã vỡ thì mẹ cần phải được phẫu thuật ngay lập tức. Bác sĩ sẽ bắt đầu thực hiện cắt phần vòi trứng vỡ để cầm máu. Tiếp theo, bác sĩ lau sạch ổ bụng và đóng vết mổ.

Nếu mẹ mang thai ngoài tử cung đã bị vỡ thì cần phải phẫu thuật ngay lập tức

Bạn có thể chưa biết:

Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung thì có kinh nguyệt không?

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu quan hệ được?

Theo các bác sĩ giải thích, mổ thai ngoài tử cung là làm sạch vùng thai làm tổ không đúng chỗ. Nó ít gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục ngoài hay buồng trứng của chị em. Do đó, các cặp đôi không cần phải kiêng quan hệ quá lâu. Nhưng cũng không vì thế mà làm chuyện ấy quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.

Thông thường, các cặp vợ chồng chỉ cần đợi sau 6 tuần là có thể làm chuyện ấy trở lại được. Nhưng với những cặp đôi muốn có con thì sao, thời gian là bao lâu? Cặp đôi cần phải thận trọng, chờ đợi khi muốn có con trở lại. Người mẹ cần có thời gian để khôi phục sức khoẻ và chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại đều đặn hơn. Trung bình, khoảng 6 tháng sau thì hai vợ chồng có thể nghĩ đến chuyện mang thai.

Mẹ mổ thai ngoài tử cung cần kiêng làm chuyện ấy trong 6 tuần

Các cặp đôi cần chú ý, trước khi có ý định mang thai lại thì cần kiểm tra sức khoẻ xem vòi trứng có tốt, có bị tắc hay thông thoáng bình thường. Nếu bác sĩ phát hiện hẹp hay tắc ống dẫn trứng thì cần có sự can thiệp và xử lý nhanh chóng.

Chăm sóc cơ thể mẹ sau phẫu thuật xử lý thai ngoài tử cung

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Nhất Nguyên – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng đưa ra lời khuyên cho phụ nữ sau khi mổ thai ngoài tử cung như sau:

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc
  • Không lao động quá sức, không nên vội hoạt động thể lực
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và thực phẩm giàu protein, tránh thực phẩm dễ gây xuất huyết như gừng, thực phẩm có tính nóng như ớt, tỏi, thực phẩm gây co bóp tử cung như đu đủ xanh, nha đam…
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của chuyên gia y tế.

Nguồn tham khảo: Các biến chứng có thể gặp sau mổ thai ngoài tử cung – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Tổng kết

Các mẹ đã có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi “mổ thai ngoài tử cung bao lâu quan hệ được” rồi đúng không nào. Hãy tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và cả khả năng sinh sản sau này.

Xem thêm:    

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Video liên quan

Chủ Đề