Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo

Mục lục bài viết

  • 1. Các khái niệm về quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
  • 2. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta
  • 3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta
  • 4. Sơ đồ hệ thống các cơ quanquản lý nhà nước về giáo dục.
  • 4.1. Công vụ
  • 4.2. Cán bộ, công chức, viên chức
  • 5. Khen thưởng và xử lý vi phạm cán bộ, công chức, viên chức
  • 5.1. Khen thưởng cán bộ, công chức
  • 5.2. Xử lý vi phạm cán bộ, công chức, viên chức

1. Các khái niệm về quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo, do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.

Cơ cấu tổ chức quản lý là tập hợp các bộ phận [Đơn vị hay Cá nhân] có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý và mục tiêu chung đã được xác nhận.

2. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo bao gồm 4 nội dung chủ yếu sau:

Một là: Hoạch định chính sách cho giáo dục và đào tạo. Lập pháp và lập quy cho các hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực hiện quyền hành pháp trong quản lý giáo dục và đào tạo.

Hai là: Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo.

Ba là: Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Bốn là: Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động giáo dục và đào tạo, đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.

Tuy nhiênquản lý nhà nước về giáo dụcvà đào tạo ở các cấp độ khác nhau sẽ có nội dung cụ thể không hoàn toàn giống nhau.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện quyềnquản lý nhà nước về giáo dục, theo khuyến cáo của Hội đồng Giáo dục Quốc gia tập trung làm tốt những nội dung sau:

Một là: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo.

Hai là: Xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ba là: Tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định trong giáo dục và đào tạo.

Đối với cấp địa phương [tỉnh, huyện, cơ quan chuyên môn là sở, phòng giáo dục và đào tạo] cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:

Một là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục ở địa phương .

Hai là: Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ các trường theo sự phân cấp và quản lý nhà nước về các hoạt động giáo dục ở địa phương.

Ba là: Thực hiện kiểm tra, thanh tra giáo dục ở địa phương.

Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo [Trường và các loại hình khác] tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:

Một là: Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục thông qua việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và bảo đảm các quy chế chuyên môn...

Hai là: Quản lý đội ngũ sư phạm, cơ sở vật chất, tài chính... theo các quy định chung, thực hiện kiểm tra nội bộ bảo đảm trật tự an ninh trong nhà trường.

Ba là: Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường đã được ban hành và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó.

3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta

Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta

Hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo được tổ chức theo Luật Giáo dục có thiết chế như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập cuả công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của cả một bậc học, cấp học; hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục và đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Ủy ban Nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của Chính phủ.

Cấp tỉnh có Sở giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Đối với trường Cao đẳng, một số Sở Giáo dục và Đào tạo được ủy nhiệm quản lý một vài mặt của quá trình đào tạo hoặc quản lý cả năm mặt: Chuyên môn, nhân sự, bộ máy, tài chính, cơ sở vật chất sư phạm.

Cấp huyện, quận có Phòng giáo dục. Trưởng phòng giáo dục chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi huyện, quận, thị xã. Phòng giáo dục cấp huyện quản lý các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung tâm giáo dục thường xuyên.

4. Sơ đồ hệ thống các cơ quanquản lý nhà nước về giáo dục.

CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC - NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC - QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC – KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Nền hành chính Nhà nước gồm 3 yếu tố cấu thành:Công vụ, công chức, viên chức

4.1. Công vụ

Công vụ một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức thực hiện các chức năng của Nhà nước trong quá trình quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

Công vụ gồm các yếu tố cơ bản:

Đội ngũ cán bộ, công chức; Thể chế của nền công vụ gồm Pháp luật, chính sách, chế độ quy định quyền, nghĩa vụ và hoạt động đối với công chức;

Hệ thống tổ chức quản lý và hoạt động công vụ;

Công sở, tổ chức bộ máy làm việc.

Nội dung của công vụ là toàn bộ các hoạt động của các cơ quan Nhà nước thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản:

Quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực KT-VH-XH nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội;

Thi hành Pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, bảo đảm kỷ cương xã hội, thực hiện các quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của công dân theo luật định;

Quản lý tài sản công và ngân sách nhà nước, xây dựng nền tài chính nhà nước vững mạnh và hiệu quả cao.

Hoạt động công vụ có bốn đặc thù riêng:

Được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước & sử dụng quyền lực đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước;

Là hoạt động có tổ chức tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự có tính chất thứ bậc chặt chẽ, chính quy và liên tục;

Công chức là người đại diện cho Nhà nước, có quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định;

Công dân và các tổ chức kinh tế-xã hội được làm những gì mà luật pháp cho phép.

Hoạt động công vụ tuân theo bốn nguyên tắc là:

Công vụ thể hiện ý chí và lợi ích của Nhà nước cũng như Nhân dân, phục vụ nhân dân vô điều kiện. Cán bộ công chức là công bộc của dân, vì nhân dân mà phục vụ;

Công vụ được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhà nước thực hiện sự quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, nhưng có sự tham khảo ý kiến rộng rãi và có sự phân cấp hợp lý.

Công vụ được hình thành và phát triển theo kế hoạch. Trên cơ sở yêu cầu đảm bảo thực hiện được sự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và các địa phương mà phát triển nền công vụ tương xứng với sự phát triển của đất nước;

4.2. Cán bộ, công chức, viên chức

Theo Luật Cán bộ Công chức đã được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2008, có hiệu lực từ 01/01/2010 thì: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”, “Cán bộ xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã] là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”, còn “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

5. Khen thưởng và xử lý vi phạm cán bộ, công chức, viên chức

5.1. Khen thưởng cán bộ, công chức

Chế độ khen thưởng của cán bộ, công chức được qui định tại các Điều 76 của Luật cán bộ, công chức bao gồm:

Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

Chính phủ quy định cụ thể khoản này.

Chế độ khen thưởng của viên chức được qui định tại Điều 51 của Luật viên chức bao gồm:

Khen thưởng

Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ.

5.2. Xử lý vi phạm cán bộ, công chức, viên chức

Việc xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức được qui định tại các Điều 78, 79 của Luật cán bộ, công chức bao gồm:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ

Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a] Khiển trách; b] Cảnh cáo; c] Cách chức; d] Bãi nhiệm.

Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Các hình thức kỷ luật đối với công chức qui định tại Điều 79

Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a] Khiển trách; b] Cảnh cáo; c] Hạ bậc lương; d] Giáng chức; đ] Cách chức; e] Buộc thôi việc.

Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức.

Việc xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm đối với viên chức được qui định tại Điều 52 và các điều từ 53 đến 57 của Luật viên chức, bao gồm:

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức qui định tại Điều 52

Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: a] Khiển trách; b] Cảnh cáo; c] Cách chức; d] Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.

Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.

Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.

Từ điều 53 đến điều 57 Luật quy đinh về: Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật [Đ53]; Tạm đình chỉ công tác [Đ54]; Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả [Đ55]; Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức [Đ56]; Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự [Đ57].

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHIỆP VỤ CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chức trách

Là công chức chuyên môn chuyên trách giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường Trung học phổ thông cấp 3 công lập.

Nhiệm vụ cụ thể:

Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo cấp học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.

Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn như: soạn bài, giảng dạy, chấm bài, chuẩn bị thí nghiệm, phụ đaọ, coi thi, chấm thi, đánh giá xếp loại học sinh và các chế độ, nội quy, các quy định khác của ngành.

Hoàn thành đầy đủ các chương trình, nội quy, nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, các hội thảo chuyên đề môn học, cấp học… và tự bồi dưỡng nâng cao.

Đảm nhiệm các hoạt động giáo dục [chủ nhiệm, lao động hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao…] theo chương trình quy định và phân công của hiệu trưởng.

Nêu cao đạo đức, phẩm chất của người giáo viên, gương mẫu tham gia công tác đoàn thể, xã hội trong và ngoài trường; phối hợp với các giáo viên liên quan để xây dựng tập thể sư phạm nhà trường và giáo dục học sinh.

Hiểu biết

Nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách… của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác giáo dục và đào tạo.

Nắm được mục tiêu bậc học.

Nắm được kiến thức cơ bản, lý luận dạy học và phương pháp giảng dạy các bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Nắm được sinh lý lứa tuổi, tình hình học tập bộ môn và các hoạt động giáo dục của học sinh mà giáo viên phụ trách.

Hiểu biết và tiến hành một số hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Yêu cầu trình độ

Tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên, nếu tốt nghiệp trường đại học khác về một chuyên ngành có giảng dạy trong chương trình trường trung học phổ thông thì phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Video liên quan

Chủ Đề