So sánh đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành

Trang chủ > Kế toán > 6. Hướng dẫn kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách và lập BCTC cuối năm > Kiểm tra giá thành > Các đối tượng tập hợp chi phí có tính giá thành nhưng chưa cập nhật giá nhập kho thành phẩm hoặc tự nhập đơn giá nhập kho trên phiếu nhập khác giá thành đơn vị sản phẩm

Các đối tượng tập hợp chi phí có tính giá thành nhưng chưa cập nhật giá nhập kho thành phẩm hoặc tự nhập đơn giá nhập kho trên phiếu nhập khác giá thành đơn vị sản phẩm

Trường hợp có sai sót trong hạch toán kế toán giá thành, báo cáo sẽ hiển thị kết quả theo các nội dung sau:

1. Các chứng từ chi phí chung nhưng chưa phân bổ hết hoặc không phân bổ cho kỳ tính giá thành nào, hoặc số tiền bằng 0 nên chưa được tính vào giá thành:

Trường hợp này, kế toán kiểm tra các chứng từ mà báo cáo liệt kê xem đã hạch toán đúng số tiền chưa [nếu số tiền trên chứng từ chi phí chung bằng 0 có thể do xuất kho NVL nhưng chưa tính giá xuất kho], sau đó thực hiện phân bổ chi phí cho kỳ tính giá thành.

2. Trong kỳ có nhập kho thành phẩm nhưng nhập nhầm sang loại phiếu nhập kho khác dẫn đến không tính được giá thành do không có nhập kho thành phẩm trong kỳ:

Trường hợp này, kế toán nhấn vào các số chứng từ nhập kho mà báo cáo liệt kê, sửa lại thành loại chứng từ Nhập kho thành phẩm sản xuất.

3. Trong kỳ có nhập kho vào loại phiếu nhập kho thành phẩm nhưng hạch toán sai hoặc sai đối tượng tập hợp chi phí, hoặc đối tượng tập hợp chi phí không được tính giá thành trong kỳ:

Trường hợp này, tương ứng với từng lý do ghi chú trên báo cáo, kế toán cần sửa lại cho đúng [sửa lại hạch toán, bổ sung hoặc sửa đối tượng tập hợp chi phí].

4. Các đối tượng tập hợp chi phí có tính giá thành nhưng chưa nhập kho thành phẩm:

Trường hợp này, kế toán cần lập bổ sung phiếu nhập kho thành phẩm sản xuất cho các thành phẩm mà báo cáo liệt kê sau đó thực hiện tính lại giá thành.

5. Các đối tượng tập hợp chi phí có tính giá thành nhưng chưa cập nhật giá nhập kho thành phẩm hoặc tự nhập đơn giá nhập kho trên phiếu nhập khác giá thành đơn vị sản phẩm:

Trường hợp này, kế toán cần thực hiện tính giá thành và cập nhật giá nhập kho thành phẩm.

  • Một số lưu ý đối với DN hạch toán theo TT133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính:

TT

Tình trạng

Các nguyên nhân xảy ra

Hướng dẫn xử lý

Ghi chú

1

Tổng giá trị dở dang cuối kỳ trong kỳ tính giá thành nhỏ hơn số dư cuối kỳ trên sổ Cái TK 154

DN hạch toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC, khi hạch toán vào TK 154, là chi phí chung nhưng chưa phân bổ hết trong kỳ, vì vậy chi phí này có trên sổ Cái TK 154 nhưng không được tập hợp vào chi phí trong kỳ tính giá thành, nên sẽ không có trong chi phí dở dang cuối kỳ ở kỳ tính giá thành

Phân bổ hết chi phí chung trong kỳ, nếu chưa tính hết giá thành trong kỳ này thì sẽ đưa vào dở dang cuối kỳ

2

Sổ cái TK 154 vẫn còn số dư cuối kỳ trong khi kỳ tính giá thành thì không còn giá trị dở dang cuối kỳ

Dữ liệu được tạo nhiều tiết khoản của TK 154 [Ví dụ: 154.1, 154.2, 154.3....], khi kết chuyển chi phí và tính giá thành chương trình sẽ mặc định kết chuyển vào tài khoản đầu tiên [TK 154.1]. Vì vậy nếu xem số dở dang cuối kỳ trên kỳ tính giá thành thì không còn, nhưng xem sổ cái của các tiết khoản 154.1, 154.2, 154.3..có thể bị âm, dương không đúng.

- Nếu hạch toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC thì không nên tạo tiết khoản của TK 154, vì tạo thêm tiết khoản như vậy có thể dẫn đến những sai sót không lường trước được do chương trình đã ngầm định tính giá thành theo TK 154 mặc định ban đầu.

- Nếu doanh nghiệp vẫn muốn tạo tiết khoản của TK 154 thì khi kết chuyển chi phí, nhập kho thành phẩm phải tự sửa lại về tiết khoản tương ứng, phù hợp [vì chương trình đang chỉ mặc định hạch toán vào tiết khoản đầu tiên của TK 154.

3

Không có giá trị của TK 154 mặc dù trong kỳ đã tập hợp chi phí vào TK 154

Các bút toán hạch toán không được chọn khoản mục chi phí, vì vậy không tập hợp được chi phí để tính giá thành [vì khi tính giá thành có tính chi tiết theo từng khoản mục chi phí]

Sửa lại các chứng từ phát sinh, chọn khoản mục chi phí và thực hiện tính lại giá thành



TÀI LIỆUKẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất.
a. Khái niệm chi phí sản xuất:
- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.
Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu:
- Chi tiêu là sự giảm đi thuần túy các loạivật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì.
- Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu có sự khác nhau về số lượng và thời điểm phát sinh, có những khoản chi tiêu ở kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí [chi mua, nguyên vật liệu chưa sử dụng] và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu [chi phí trích trước].
b. Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại, có tính chất, công dụng kinh tế và yêu cầu quản lý khác nhau; trong công tác quản lý và trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, phải tập hợp từng chi phí riêng biệt, vì vậy cần phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
- Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp để chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vị phân xưởng, tổ, đội như:
. Chi phí nhân viên phân xưởng,
. Chi phí nguyên vật liệu,
. Chi phí công cụ, dụng cụ,
. Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng,
. Chi phí dịch vụ mua ngoài,
. Chi phí bằng tiền khác.
- Phân loại chi phí theo nội dung của chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích trên lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
* Tác dụng:
+ Làm cơ sở để lập bẳng thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Làm căn cứ để lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí.
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất:
+ Chi phí bất biến [chi phí cố định]: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.
+ Chi phí khả biến [chi phí biến đổi]: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận:
+ Chi phí thời kỳ: là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí sản phẩm: là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tài sản hoặc thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và chỉ trở thành phí tổn khi sản phẩm được tiêu thụ.
- Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:
+ Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tập hợp chi phí.
+ Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, do đó người ta phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.

Xem thêm: Cách tập hợp chi phí sản xuất

c. Giá thành sản phẩm:
- Khái niệm:
+ Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.
+ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phân loại giá thành sản phẩm:
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do phòng kế toán lập.

Giá thành kế hoạch = Tổng chi phí sản xuất kế hoạch
Tổng sản lượng kế hoạch

Giá thành kế hoạch là mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được và nó là căn cứ giúp cho việc tổ chức công tác phân tích tình hình thực hiện công tác giá thành.
+ Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
Dựa và định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm người ta có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giá thành.
Tác dụng của giá thành định mức là căn cứ để thực hiện tiết kiệm trong sử dụng vật tư, tiền vốn của doanh nghiêp.
+ Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất thực tế và sản lượng thực tế được xác định.
Căn cứ để tính giá thành thực tế là chi phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng thực tế hoàn thành.
Tác dụng:
+ Làm căn cứ để xác định kết quả thực tế.
+ Là một trong những căn cứ để phân tích tình hình thực tế kế hoạch.

Xem thêm: Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp sản xuất

d. Sự giống và khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành:
- Giống nhau: đều là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động hóa trong quá trình sản xuất.
- Khác nhau:
+ Về thời gian: chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, còn giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm.
+ Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá thành.
+ Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kỳ này.
+ Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí là cơ sở để tính giá thành.
Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng hoàn thành.

Tổng giá thành = Chi phí dở dang + Chi phí sản xuất phát sinh - Chi phí dở dang
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

2. Ý nghĩa kế toán giá thành sản phẩm.
- Kế toán giá thành xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán.
- Kế toán giá thành góp phần quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Nhim vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý.
- Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một các đầy đủ và chính xác.

Video liên quan

Chủ Đề