So sánh hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật

so sánh hình tròn, vuông, tam giác 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [44.12 KB, 4 trang ]

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2017 – 2018
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Chủ đề: Gia đình
Chủ đề nhánh: Ngôi nhà gia đình ở
Đề tài: Phân biệt Hình tròn, hình vuông, hình tam
giác .
Đối tượng: Trẻ 4 tuổi
Số lượng: 16 – 18 trẻ.
Thời gian: 25 phút
Ngày dạy: 12/10/2017
GVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ phân biệt và gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác
- Trẻ biết đặc điểm đặc trưng cửa hình: Hình tròn không có cạnh, không có góc, lăn
được; hình vuông, hình tam giác có cạnh, có góc và không lăn được.
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa các hình
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân biệt, so sánh
- Phát triển khả năng nhận biết màu sắc
- Củng cố khă năng quan sát, ghi nhớ của trẻ
- Rèn kĩ năng đếm và nhận biết số
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức trong giờ học, tích cực tham gia hoạt động.
- GD trẻ yêu quý ngôi nhà của mình.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Bài giảng điện tử, máy vi tính, ti vi
- Bảng gài, tấm bìa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, que tính.
- Nhạc bài hát: Nhà của tôi, Các hình bé yêu.


2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, 7 que tính
- Các miếng ghép về ngôi nhà cho trẻ chơi, 2 bảng quay hai mặt
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú [ 2 – 3 phút]
- Xúm xít, xúm xít
Bên cô, bên cô
+ Các con ơi chúng mình đang học chủ đề gì?
-CĐ Gia đình
+ Tuần này chúng mình học chủ đề nhánh là gì?
Ngôi nhà gia đình ở
+ Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết về ngôi
3 - 4 trẻ kể: Nhà 1 tầng,
nhà của mình như thế nào?
hai tầng…
Như vậy là có rất nhiều các kiểu nhà bạn thì nhà 2 tầng,
1 tầng, nhà mái ngói…. Cô cũng có 1 ngôi nhà bằng
các hình hình học đấy chúng mình có muốn xem ngôi
nhà của cô không?
Có ạ


2. Nội dung [21 phút]
a. Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hìnhtam giác
+ Đây là hình ảnh gì?
Tập thể, cá nhân trẻ trả lời
Ngôi nhà
+ Ngôi nhà này có thân nhà là hình gì? Màu gì?

Hình vuông,…
+ Cửa ra vào? Cửa sổ hình gì? Màu gì?
+ Còn đây là phần nào của ngôi nhà? mái nhà hình gì? Mái nhà, hình tam giác…
Màu gì?
+ Bên trên ngôi nhà còn có gì đây? Ông mặt trời có
Ông mặt trời, hình tròn
dạng hình gì các con? Màu gì?
+ Những hình gì tạo nên ngôi nhà đây chúng mình?
HV, HT, HTG
Hỏi lại cá nhân 1-2 trẻ
Rất là giỏi cô khen cả lớp mình nào
Trẻ vỗ tay
- Các con ạ! Mỗi gia đình đều có một ngôi nhà riêng,
nhà là nơi cho chúng ta ở, sinh hoạt, nghỉ ngơi …vì vậy
chúng mình hãy biết yêu quý và bảo vệ ngôi nhà của
mình nhé!
Vâng ạ
+ Cô cháu mình cùng hát vang bài hát về ngôi nhà nào.
Cô cùng trẻ hát bài “Nhà của tôi”.
Trẻ hát
b. Dạy trẻ phân biệt hình tròn, vuông, tam giác.
- Cô tặng rổ đồ dùng cho trẻ về chỗ ngồi. hỏi trẻ trong
rổ đồ đồ dùng có gì?
HT, HV, HTG, que tính
* Hình tròn
+ Mắt xinh chúng mình hãy nhìn lên đây cô có hình gì? Hình tròn
Đúng rồi đấy, đây là hình tròn .Cô đọc: hình tròn, cả
lớp đọc, 1- 2 trẻ đọc
lớp đọc, 1- 2 trẻ đọc
Hình tròn

+ Các con hãy chọn hình tròn nào
Trẻ thực hiện
Cả lớp đọc cho cô nào, tổ đọc, cá nhân
+ Hãy đặt hình tròn xuống góc bảng bên trái nào
+ Bạn nào giỏi cho cô biết đặc điểm của hình tròn? Cho 2 – 3 trẻ. có đường cong
trẻ sờ hình.
tròn khép kín, không có
- Đúng rồi HT được tạo bởi đường cong tròn khép kín, góc , không có cạnh
không có góc , không có cạnh
+ Các con ơi hình tròn có lăn được không? [Cô lăn
Có ạ
hình]
+ Vì sao hình tròn lại lăn được?
- 2,3 trẻ: Vì có mặt bao
cong…
- Cô cho trẻ cầm hình và lăn. HT có lăn được không?
- Cả lớp lăn hình
Vì sao?
-> Hình tròn được tạo bởi 1 đường cong tròn khép kín,
không có góc, không có cạnh. Vì hình tròn là mặt bao
cong, nên lăn được dễ dàng.
* Hình vuông
- Cô đố chúng mình biết hình gì có 4 cạnh dài bằng
Hình vuông
nhau?
Cô đọc: Hình vuông, Lớp đọc
Trẻ đọc


Hãy chọn hình vuông và gọi tên hình, tổ đọc

+ Vì sao các con biết là hình vuông?
- Cùng đếm số cạnh của hình, nhận xét các cạnh như
thế nào? Đếm số góc của hình
+ Hình vuông có lăn được không?
+ Cô cháu mình cùng lăn hình vuông trong bảng nào,
có lăn được không? Vì sao
-> Hình vuông là hình có 4 cạnh, các cạnh đều dài bằng
nhau, có 4 góc. hình vuông không lăn được vì có cạnh
và có góc.
* Hình tam giác
+ Các con ơi trong rổ còn lại hình gì? Chúng mình hãy
lấy hình và đọc to cho cô nào, Đọc lại 1 lần nữa nào
- Bạn nào nêu đặc điểm hình tam giác
- Cho trẻ lấy hình tam giác và cùng đếm số cạnh, số
góc với cô
Hình tam giác có lăn được không?
- Vì sao hình tam giác không lăn được?
-> Hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc nên không lăn
được.
- Vừa rồi cô và các bạn cùng nêu đặc điểm của những
hình gì?
Có một bài hát rất hay ca ngợi về các hình đấy cô cháu
mình cùng hát vang nào. [hát bài: Các hình bé yêu]
* So sánh hình tròn với hình vuông
Các con hát rất hay cô khen cả lớp mình nào.
Các con ơi chúng mình hãy nhìn bảng và cho cô biết
hình gì lăn được, hình gì không lăn được?
+ Hãy cất hình tam giác vào rổ nào. Trước mặt chúng
mình còn lại hình gì?
- Điểm giống nhau giữa hình tròn với hình vuông là gì?

- Điểm khác nhau giữa hình tròn với hình vuông là gì?

Trẻ thực hiện, các tổ đọc
Vì có 4 cạnh
-TT: Tất cả có 4 cạnh
- 2,3 trẻ: 4 cạnh đều bằng
nhau. 4 góc
Không ạ
Trẻ lăn hình
Vì có 4 cạnh và 4 góc

Hình tam giác
- 2,3 trẻ
- TT đếm: Tất cả có 3
cạnh, 3 góc
Không ạ
- 1,2 trẻ: Vì có cạnh và có
góc
- Hình tròn, hình vuông,
hình tam giác.
Trẻ hát Các hình bé yêu ,
đi xung quanh lớp 1 vòng
HT lăn được, HV, HTG
không lăn được
Hình tròn, hình vuông,
Đều là hình học phẳng
HV có cạnh, có góc không
lăn được. HT lăn được,
không có cạnh, không có
góc

HT có mặt bao cong, HV
có cạnh có góc

+ Vì sao hình tròn lăn được mà hình vuông lại không
lăn được? Cô khen trẻ.
->Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của 2 hình.
Hình tròn lăn được vì có mặt bao cong, hình vuông có
cạnh, có góc nên không lăn được.
* So sánh hình vuông và hình tam giác
Cô y/c trẻ hãy cất hình tròn, chọn hình vuông để ra
Trẻ thực hiện
bảng. Trên bảng của chúng mình có hình gì?
HV, HTG
- Nêu sự khác nhau giữa 2 hình
-2- 3 trẻ. HV có 4 cạnh


- Bạn nào biết hình vuông và hình tam giác giống nhau
ở điểm nào? Cô khen trẻ
-> Cô khái quát: Hình vuông và hình tam giác giống
nhau là đều là hình học phẳng, có cạnh và có góc. Khác
nhau là hình vuông có 4 góc, 4 cạnh đều bằng nhau còn
hình tam giác có 3 góc. 3 cạnh.
- Cho trẻ thực hiện thao tác xếp que tính thành hình
vuông, hình tam giác để thấy sự khác biệt rõ nét giữa 2
hình.
Con đang xếp hình gì?, xếp bằng mấy que tính? Các
que tính như thế nào?...
Con đang xếp hình gì? xếp bằng mấy que tính?
Cô nhận xét khen trẻ. Tặng trẻ trò chơi: Ai nhanh hơn

Luyện tập củng cố
T/C: Ai nhanh hơn
Cô tặng cho 3 đội các hình học, chúng mình hãy ghép
thành ngôi nhà. Mỗi trẻ chỉ được lấy 1 hình ghép.Thời
gian của trò chơi là 1 bản nhạc đội nào ghép đúng và
nhanh là đội chiến thắng. Các đội đã rõ chưa?
1, 2, 3, trò chơi bắt đầu
Cô quan sát, động viên trẻ.
5, 4, 3, 2, 1 hết giờ
Cô nhận xét khen trẻ
c. Kết thúc: [1 phút]
- Trò chơi ai nhanh hơn đã khép lại buổi học hôm nay
rồi, cô xin chào các bé.
Cô cùng trẻ hát bài hát :Nhà của tôi

bằng nhau, 4 góc, HTG có
3 cạnh, 3 góc.
Đều là hình học phẳng
Có cạnh và có góc

Trẻ thực hiện
HV, 4 que tính, các que
tính bằng nhau
HTG, 3 que tính
Trẻ dê lên
Trẻ chú ý lắng nghe
Rõ rồi ạ
- Trẻ chơi

Trẻ chào cô

- Trẻ hát



giáo án : LQVT "So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình"

Đọc bài Lưu

LQVT: So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình

1. Kết quả mong đợi:

- Kiến thức: + Trẻ nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các hình

- Kĩ năng: + Trẻ thực hiện được kĩ năng so sánh các hình và trả lời rõ ràng, mạch lạc

+ Phát triển tư duy, khả năng phán đoán, phân tích

- Thái độ: + Trẻ có ý thức trong giờ học, tích cực tham gia hoạt động

2. Chuẩn bị:

- Giáo án điện tử, máy tính, rổ, xắc xô, bảng

- Các hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông

- Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”

3. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật:

- Cô và trẻ cùng hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân”

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Cô chú công nhân thường làm những công việc gì?

+ Cho trẻ tìm các đồ vật trong lớp có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

- Cô khái quát: Có rất nhiều đồ vật có các hình dạng khác nhau, mỗi loại đều có những công dụng riêng nên các con phải luôn giữ gìn nhé

+ Cho trẻ đọc bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” và về ngồi hình chữ U

* So sánh sự giống và khác nhau hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật:

Cô phát rổ đựng hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật và hỏi trẻ:

+ Trong rổ các con có gì?

- Cô lần lượt xếp các hình [Tròn, tam giác, vuông, chữ nhật] lên bảng. Cô yêu cầu trẻ xếp theo cô
+ Đây là hình gì?
- Cô cho 1 trẻ sờ quanh hình tròn
+ Con có nhận xét gì về hình tròn?
-> Khái quát: Hình tròn là một đường cong khép kín, không có cạnh, không có góc, lăn được
+ Còn đây là hình gì?
+ Hình tam giác như thế nào?

- Cô cho trẻ đếm các cạnh của hình tam giác
* So sánh hình tròn và hình tam giác:
- Cháu có nhận xét gì về hình tròn và hình tam giác?
+ Hình tròn và hình tam giác khác như thế nào?
+ Hình tròn và hình tam giác giống nhau như thế nào?
-> Khái quát: Hình tròn và hình tam giác khác nhau là hình tam giác có 3 góc, 3 cạnh không lăn được, hình tròn, không có cạnh, không có góc và lăn được, giống nhau là hình tròn và hình tam giác đều có bề mặt phẳng và gọi chung là hình học
- Mời cá nhân trẻ nhắc lại sự khác và giống nhau
- Cô đưa hình vuông lên và hỏi:
+ Đây là hình gì?
+ Hình vuông như thế nào?
- Cho trẻ đếm cạnh của hình vuông
+ Các cạnh của hình vuông như thế nào? [các cạnh của hình vuông đều bằng nhau]
-> Khái quát: Hình vuông có 4 cạnh, 4 góc, các cạnh của hình vuông đều bằng nhau và hình vuông không lăn được
- Cô đưa hình chữ nhật lên và hỏi: Đây là hình gì?
- Hình chữ nhật có mấy cạnh?
- Các cạnh hình chữ nhật như thế nào?
- Cho trẻ chỉ hai cạnh ngắn, hai cạnh dài và đếm
* So sánh hình chữ nhật và hình vuông
- Hình chữ nhật và hình vuông có gì khác nhau?
- Hình chữ nhật và hình vuông giống nhau ở đặc điểm nào?
-> Khái quát: hình vuông và hình chữ nhật khác nhau là hình vuông các cạnh đều bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn, giống nhau là đều là dạng hình học

* Luyện tập củng cố:

- TC: “Ai nhanh hơn”

- Cô giới thiệu trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi

- Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và ra ngoài

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ tìm các đồ vật

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc đồn dao và về ngồi hình chữ u

- Trẻ trả lời

- Trẻ xếp

- Hình tròn

- Trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe

- Hình tam giác- Trẻ đếm

- Trẻ nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắc lại

- Hình vuông

- Trẻ đếm

- Trẻ lắng nghe

- Hình chữ nhật

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ hát và ra ngoài

Nguồn:Tự soạn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

I. YÊU CẦU.

– Trẻ biết tên gọi, các đặc điểm cơ bản của hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. Trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác theo đặc điểm đường bao chung.

– Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và ghi nhớ cho trẻ.

– Trẻ mạnh dạn tham gia trò chơi, tuân thủ luật chơi. Phối hợp tốt với bạn khi tham gia hoạt động.

II. CHUẨN BỊ

– 4 ngôi nhà, một số hình học.

– Nhạc chủ đề gia đình.

– Dây giấy, kẽm lông, khung hình, hình ảnh gia đình,…

– Rổ, một số vòng tròn và vuông.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Ổn định:

Cô cho trẻ chơi trò chơi: Cò chẹp, bật vào ô

1. Hoạt động 1:

Cô và trẻ cùng trò chuyện:

– Các con vừa chơi trò chơi gì?

– Các con chơi như thế nào?

– Ngoài hình vuông, hình tròn các con còn biết những hình gì?

Cô cho trẻ lên tìm hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác.

Cô mời lần lượt từng trẻ lên giới thiệu lại đặc điểm của các hình.

Cô cho trẻ so sánh hình tròn với hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.

Cô mời 4 trẻ lên lăn hình.

Cô cho trẻ nhắc lại: Hình tròn có đường bao cong khép kín nên lăn được, còn hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác có đường bao thẳng nên không lăn được.

2. Hoạt động 2:

* Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh.

Cô hỏi trẻ 4 ngôi nhà xung quanh lớp.

Cô cho trẻ chọn một thẻ hình mà trẻ thích.

Cách chơi: Cô cho trẻ vận động theo nhạc, khi nhạc dừng cô yêu cầu trẻ có cầm hình nào về nhà thì trẻ nhanh chân chạy về nhà có cánh cửa giống với thẻ hình của trẻ đang cầm.

Cô tổ chức cho trẻ chơi và cùng nhận xét.

* Trò chơi 2: Chìa khóa bí ẩn

Cô cho trẻ xem chiếc hộp có chứa kí hiệu chìa khóa bằng các hình.

Cô cho trẻ dùng những thẻ hình đang cầm xếp thành đường đi đến hộp chìa khóa.

Nào bạn ơi đến đến đây, ta cùng nhau chơi trò chơi xếp hình, bạn xếp trước, mình xếp sau, ta cùng nhau xếp nào!

Cách chơi: Trẻ sẽ thi nhau đi trên đường xếp của đội mình lên tìm kí hiệu chìa khóa hình học giống với hình dạng cửa của ngôi nhà. Sau đó chạy nhanh về vỗ vào tay bạn tiếp theo và bạn tiếp theo lên chơi, cứ thế cho đến hết thời gian quy định.

Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ chọn 1 hình cho một lượt chơi. Sau thời gian quy định, đội nào tìm được nhiều và đúng theo yêu cầu của cô, đội đó sẽ thắng.

Cô tổ chức cho trẻ chơi và cùng nhận xét.

* Trò chơi 3: Dây thần kỳ

Cô cho trẻ khám phá ngôi nhà có cửa hình tròn.

Cô cho trẻ xem hộp quà bên trong có những sợi dây và 1 tờ giấy.

Cô cho trẻ tạo hình không lăn được theo yêu cầu của cô từ những sợi dây.

Cô tổ chức cho trẻ chơi và cùng nhận xét.

3. Hoạt động 3:

Cô cho trẻ khám phá xem ngôi nhà có cửa hình học không lăn được !

Cô cho trẻ về nhóm thực hiện:

Nhóm 1: Xâu dây hình học.

– Nhóm 2: Tìm ảnh cho khung hình.

Nhóm 3: Dùng kẽm lông, dây tạo các hình học theo ý thích.

Cô cho trẻ thực hiện và cùng nhận xét.

Cô và trẻ cùng trang trí chuẩn bị cho ngày hội gia đình.

Chuyển tiếp hoạt động.

Xem thêm: Giáo án thi giáo viên giỏi nhận biết hình tròn hình vuông 3-4 tuổi

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề