So sánh logistics và giao nhận

Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giao lưu buôn bán thì kèm với đó là sự đi lên của các dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ Logistics. Trên thực tế đây là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn, chính vì thế mà Vận Tải Lưu Lê sẽ đưa ra so sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics cho bạn thông qua chia sẻ dưới đây.

>>> Xem ngay: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong nước uy tín nhất hiện nay!

Làm rõ hai khái niệm về vận chuyển hàng hóa và logistics

► Dịch vụ vận chuyển hàng hoá

Được hiểu là dịch vụ tạo ra với mục đích vận chuyển một lô hàng, một khối lượng hàng cụ thể nào đó bằng đường biển, đường bộ, đường hàng không hay ngay cả đường thuỳ. Khái niệm này được trích dẫn từ các quy định của ngành kinh tế.

Vận chuyển hàng hóa đơn giản như cái tên của nó, nhiệm vụ là giúp đưa hàng hóa từ một địa điểm này sang một địa điểm khác. Đơn giản như vậy và không có thêm nhiều vụ nào khác. Hiểu đơn giản theo ý nghĩa này sẽ dễ dàng so sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics.

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá đường bộ

>>> Xem ngay: Dịch vụ vận tải bằng đường bộ nhanh - rẻ - chất lượng!

► Dịch vụ Logistics

Về dịch vụ Logistics, được hiểu là quá trình lưu chuyển vật liệu qua nhiều khâu khác nhau, cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Có nhiều cách hiểu về dịch vụ Logistics nhưng cơ bản sẽ có hai cách như sau:

- Theo khái niệm của Liên hợp quốc: thì đây là hoạt động mà đơn vị Logistics quản lý quá trình lưu chuyển các vật liệu, hàng hoá thông qua các khâu lưu kho, sản xuất để đưa ra sản phẩm đến tay của người tiêu dùng cuối cùng theo yêu cầu.

- Theo Điều 233 luật thương mại Việt Nam: có thể so sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics thông qua khái niệm của Logistics là một hoạt động thương mại. Hoạt động này bao gồm nhiều công đoạn gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho phù hợp, thực hiện các thủ tục giấy tờ theo quy định, đóng gói bao bì, ký hiệu mã, giao hàng, tư vấn khách hàng theo yêu cầu của khách để nhận lại phần chi phí từ khách hàng.

Hiểu để so sánh đúng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và logistics

Hiểu theo khái niệm này thì Logistics sẽ bao trùm cả công đoạn vận chuyển hàng hoá cộng thêm các dịch vụ khác. Một đơn vị kinh doanh Logistics sẽ nhận tất cả các khâu trong quá trình nhận, hình thành và vận chuyển hàng hoá đến cho người nhận cuối cùng theo thoả thuận từ trước.

► Điểm giống nhau giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics

Về bản chất cuối cùng thì cả vận chuyển hàng hoá hay Logistics đều mang tính chất là di chuyển, vận chuyển, di dời các hàng hoá khác nhau từ một địa điểm ban đầu đến địa điểm cuối cùng được đưa ra.

Khi so sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics có thể thấy mục đích chung của cả hai là di dời hàng hóa nhằm phục vụ mục đích nhất định. Là vận chuyển hàng hoá đơn thuần hay Logistics thì đều cần tới các phương thức vận chuyển thông qua đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay là cả đường hàng không.

Có những điểm tương đồng giữa hai dịch vụ

>>> Xem ngay: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường sắt

► Sự khác nhau giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics

So sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics dễ tìm ra điểm khác nhau bao trùm chính là Logistics có lĩnh vực hoạt động rộng hơn, bao trùm cả vận chuyển hàng hoá. Một đơn vị kinh doanh Logistics có thể kinh doanh thêm mảng vận chuyển hàng hoá và đó cũng là một khâu của công ty Logistics.

Nếu xét về tính pháp lý khi so sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics thì vận chuyển hàng hoá có phần đơn giản hơn. Nếu muốn gửi một kiện hàng, di chuyển một lô hàng từ nơi này qua nơi khác thì bạn chỉ cần lấy phiếu dịch vụ, thanh toán tiền, hai bên thỏa thuận với nhau thông qua tờ phiếu đấy. Còn dịch vụ Logistics sẽ cần tính pháp lý cao hơn, cần các biên bản thoả thuận hay hợp đồng rõ ràng thể hiện các hạng mục bên kinh doanh đáp ứng và bên khách hàng đồng ý.

Theo Luật thương mại Việt Nam, hoạt động kinh doanh logistics cần đáp ứng các quy định của pháp luật. Thương nhân – người kinh doanh dịch vụ logistics chính là doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Chính phủ cũng quy định rõ các điều kiện kinh doanh, khi so sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua các văn bản pháp luật.

Những chia sẻ chi tiết, phân tích rõ ràng trên đây đã giúp bạn này so sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics chưa. Vận tải Lưu Lê là một đơn vị kinh doanh Logistics đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ đa dạng, giá cả phù hợp, truy cập website //vantailuule.vn/ để lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp mà bạn cần nhé.

>>> Xem ngay: Giá cước vận chuyển hàng hóa Bắc Nam tại Lưu Lê!

15-12-2016

“Nhà giao nhận hàng hoá quốc tế” và “Nhà cung cấp dịch vụ logistics” là hai thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế và phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Ở các nước phát triển thì hai khái niệm này được phân biệt rất rõ ràng, trong khi đó ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, dường như có một sự nhầm lẫn rất lớn về hai thuật ngữ này. Vậy sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì ?  

Nhà giao nhận hàng hoá quốc tế  [IFF]

Đóng vai trò là một nhà vận chuyển [Carrier] nhưng không sở hữu bất kỳ phương tiện vận tải nào [NVOCC – Non_Vessel Operating Common Carrier]. IFF sử dụng mối quan hệ của mình với các hãng tàu, hãng hàng không, các công ty vận tải nội địa… để mua giá cước vận chuyển sau đó bán lại cho các chủ hàng và hưởng phần chênh lệch. Ngoài ra, IFF cũng cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu của các chủ hàng. Như vậy chúng ta có thể thấy, IFF chỉ đơn thuần mua đi bán lại cước vận chuyển và hưởng phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Đây là lí do vì sao các chủ hàng sử dụng dịch vụ của các IFF thay vì đặt chỗ trực tiếp với các hãng tàu, hãng hàng không : ·         Cước vận tải thấp hơn [IFF có lượng hàng lớn, mối quan hệ tốt hơn chủ hàng] ·         Dịch vụ khách hàng tốt hơn [Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các IFF] ·         Cho khách hàng nợ cước vận chuyển [trong khi đó các hãng tàu chỉ cho các khách hàng lớn nợ cước]


 

Theo số liệu của Hiệp hội giao nhận hàng hoá Việt Nam [VIFFAS] thì hiện nay Việt Nam có hơn 1000 công ty cung cấp dịch vụ  giao nhận hàng hoá quốc tế. Tuy nhiên, tên gọi của các công ty này rất dễ gây ngộ nhận vì thường được gắn liền với từ Logistics dù họ chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ giao nhận [Forwarding]
Nhà cung cấp dịch vụ logistics [LSP] Thông thường LSP cung cấp các dịch vụ căn bản của một IFF cộng với các giải pháp logistics : lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát dòng lưu chuyển hàng hoá [ dòng hàng hoá, dòng chứng từ và dòng thông tin ] từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng sao cho tối ưu hoá về mặt thời gian và chi phí. Có thể kể ra một vài giải pháp logistics đang được thực hiện tại thị trường Việt Nam : Quản lí nhà vận chuyển [Carrier Management], Quản lí nhà máy gia công [Vendor Management], Gom hàng cho người mua [Buyer Consolidation], Quản lí nguyên liệu cho nhà máy [Vendor Managed Inventory – VMI], Giải pháp trung tâm phân phối và vận tải [ Distribution Center and Transportation Solution ]… Đa số các thuật ngữ về giải pháp logistics vẫn còn rất xa lạ đối với người Việt Nam, thậm chí những người tự xưng mình làm trong ngành logistics.


 

Để cung cấp các giải pháp logistics hiệu quả, LSP cần có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, quy trình vận hành hàng hoá chuẩn mực và hệ thống công nghệ thông tin toàn cầu.

[Nguồn: Vietnam Logistics Institute]

Video liên quan

Chủ Đề