So sánh sự khác nhau giữa incoterms 2000 và incoterms 2010


1. Incoterms 2010 chỉ còn 11 điều khoản so với 13 điều khoản của Incoterms 2000
Trong đó, có đưa ra hai quy tắc mới DAT [thay thế cho DEQ] và DAP [thay cho 3 quy tắc của Incoterms 2000 là DES, DAF, DDU]

2. Icoterms 2010 phân chia quy tắc thành 2 nhóm Nhóm 1: Cho mọi phương tiện vận tải tham gia gồm: EXW, CIP, CPT, FCA, DAT, DAP, DDP Nhóm 2: Chỉ sử dụng cho phương tức vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa gồm 4 điều kiện giao hàng: FOB, FAS, CIF, CFR Trong 3 quy tắc FOB, CIF, CFR bỏ khái niệm lan can tàu [ship rail] mà nêu ra thuật ngữ “lên tàu” hay “ở trên tàu”- on board. Điều này làm rõ ràng trách nhiệm giao hàng hơn so với địa điểm “mơ hồ” là lan can tàu theo Incoterms 2000. 3. Về trao đổi dữ liệu điện tử Incoterms 2000 quy định rõ những chứng từ nào được thay thế bằng dữ liệu điện tử Incoterms 2010 áp dụng mọi chứng từ, phương thức trao đổi dữ liệu điện tử có hiệu lực tương đương với văn bản. 4. Về trao đổi dữ liệu điện tử: Incoterms 2010 quy định nghĩa vụ mua bảo hiểm rõ ràng hơn do có sự sửa đổi và cập nhật các điều kiện bảo hiểm của ICC [Ủy ban Kỹ thuật Điều khoản thuộc Học hội những người bảo hiểm Luân Đôn] 5. Incoterms 2010 đề cập và quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi [bán hàng trong quy trình vận chuyển] 6. Quy định về chi phí có liên quan: cụ thể, rõ ràng tại mục A4/B4 & A6/B6

Đặc biệt có quy định cụ thể về Phí xếp dỡ tại bến bãi [THC]

7. Nghĩa vụ liên quan đến đảm bảo an ninh hàng hóa
Incoterms 2010 quy định khá rõ về vấn đề an ninh hàng hóa tại mục A2/B2; A10/B10


Chưa có File tải về

Đối với thắc mắc của bạn, trước hết cần xác định, Incoterms [viết tắt của International Commercial Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế] là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên [bên bán và bên mua] trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.

Sau Incoterms 2000 thì cho đến thời điểm hiện nay, Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 [DAF, DES, DEQ, DDU] bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011.

Căn cứ vào các điều khoản của hai phiên bản Incoterms, chúng ta có thể so sánh hai phiên bản này như sau:

- Giống nhau:

+ Đều có 07 điều kiện thương mại: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP;

+ Khuyến cáo áp dụng phương tiện thủy đối với các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF;

+ Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và giao nhận vận tải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP;

+ Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật. Các bên có thể áp dụng hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương.

- Khác nhau:

+ Về số điều kiện thương mại: Incoterms 2000 quy định 13 điều kiện, chia thành 04 nhóm, tới phiên bản Incoterms 2010 rút gọn còn 11 điều kiện và được chia thành 02 nhóm;

+ Về cách thức phân nhóm các điều kiện: Incoterms 2000 phân nhóm dựa theo chi phí giao nhận vận tải và địa điểm chuyển rủi ro còn Incoterms 2010 phân nhóm theo tiêu chí hình thức và phương tiện vận tải;

+ Về nghĩa vụ bảo đảm an ninh hoàng hóa: Incoterms 2000 không quy định còn Incoterms 2010 có quy định bao gồm: A2/B2; A10/B10;

+ Về khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms: Incoterms 2000: áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế còn Incoterms 2010 khuyến cáo áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế và nội địa, các khu ngoại quan;

+ Về quy định đối với chi phí liên quan: Incoterms 2000 quy định không cụ thể còn Incoterms 2010 quy định khá rõ: A4/B4 & A6/B6;

+ Các điều kiện thương mại DAF, DES, DEQ, DDU: Incoterms 2000 có còn Incoterms 2010 không có;

+ Các điều kiện thương mại DAT, DAP: Incoterms 2000 không quy định còn Incoterms 2010 có quy định;

+ Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF: Incoterms 2000 quy định ở lan can tàu còn Incoterms 2010 quy định nơi chuyển rủi ro là hàng xếp xong trên tàu;

+ Quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi [bán hàng trong quy trình vận chuyển]: Incoterms 2000 quy định còn Incoterms 2010 quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về so sánh sự giống và khác nhau giữa hai phiên bản điều khoản thương mại quốc tế Incoterms 2000 và Incoterms 2010. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo trực tiếp tại văn bản quy định các điều khoản cụ thể của hai phiên bản này.

Trân trọng!

Số điều kiện trong Incoterms 2010 đã giảm từ 13 xuống còn 11. Có được điều này là nhờ việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 là DAF, DES, DEQ, DDU bằng hai điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT- Giao hàng tại bến và DAP- Giao hàng tại nơi đến.

Nếu như trong các ấn bản trước đây của ICC như Incoterms 1990 hay Incoterms 2000, các điều kiện thương mại được chia thành bốn nhóm chính là nhóm E; nhóm F; nhóm C và nhóm D thì Incoterms 2010 lại được chia thành hai nhóm riêng biệt:

Nhóm các điều kiện dùng cho một hay nhiều phương thức vận tải.

– Nhóm thứ nhất này bao gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải.

– Nhóm này bao gồm các điều kiện EXW [Giao tại xưởng], FCA [Giao cho người chuyên chở], CPT [Cước phí trả tới], CIP [Cước phí và bảo hiểm], DAT [Giao tại bến], DAP [Giao tại nơi đến], DDP [Giao hàng đã nộp thuế].

– Các điều kiện của nhóm này đều có chung một đặc điểm là tên địa điểm đi kèm với các điều kiện này cũng chính là tên điểm giới hạn trách nhiệm chuyên chở của người bán và cũng tại đó được xác định là nơi giao hàng từ người bán sang người mua, ngoại trừ hai điều kiện CPT và CIP thì điểm giới hạn trách nhiệm gắn liền với tên điều kiện và địa điểm giao hàng là hai địa điểm riêng biệt tách rời nhau.

Nhóm các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:

– Nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng, dỡ hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì vậy chúng được xếp vào nhóm các điều kiện đường biển và đường thủy nội địa.

– Nhóm này bao gồm các điều kiện FAS [Giao dọc mạn tàu], FOB [ Giao lên tàu], CFR [ Tiền hàng và cước phí], CIF [ Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí]. Ở ba điều kiện FOB, CFR, CIF, tất cả các cách đề cập đến lan can tàu như một điểm giao hàng bị loại bỏ.

Thay vào đó, hàng hóa được xem như đã được giao khi chúng đã được xếp lên tàu. Điều này phản ánh sát hơn với thực tiến thương mại hiện đại ngày nay, xóa đi một quan niệm lỗi thời về việc rủi ro được chuyển giao qua một ranh giới tưởng tượng.

Việc chia thành hai nhóm thay vì bốn nhóm như trước đây là một thay đổi lớn về mặt kết cấu của Incoterms 2010. Nếu như trước đây, việc chia các điều kiện theo nhóm với các chữ cái đầu tiên của điều kiện chỉ mang lại lợi ích giúp người sử dụng có thể dễ nhớ tên thì hiện nay, với việc chia thành hai nhóm theo phương thức sử dụng, các doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng các điều kiện của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa một cách chính xác nhất.

Thay đổi thuật ngữ “lan can tàu” bằng thuật ngữ “ở trên tàu”

– Nếu như trong Incoterms 2000, trong phương thức giao hàng bằng điều kiện FOB, CIF, CFR, người bán chỉ chịu trách nhiệm tới “lan can tàu” [ship rail] thì ở Incoterms 2010, thuật ngữ này được thay thế bằng “ở trên tàu” [on board the vessel], tức là điểm di chuyển rủi ro về tổn thất và mất mát hàng hóa chuyển từ người mua là khi hàng được xếp lên tàu chứ không phải là lan can tàu như trước kia.

Theo đó, người bán sẽ chuyển giao rủi ro của lô hàng mình bán thực sự cho người mua khi hàng hóa đã thực sự “ở trên tàu” chứ không phải là “lan can tàu” như trước kia.Thuật ngữ ra đời nhằm nhấn mạnh việc phân chia rủi ro từ người bán sang người mua một cách rõ ràng hơn so với Incoterms 2000.

– Trong hợp đồng thương mại quốc tế, điểm chuyển giao trách nhiệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên, vì từ thời điểm này, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và việc chịu trách nhiệm cho những rủi ro liên quan đến hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua. Việc lấy một đường ranh giới trừu tượng và không chính xác là “lan can tàu” đã gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc xác định điểm chuyển giao trách nhiệm.

Trong thực tế, để giảm bớt được khó khăn, việc giao hàng tại cảng thường diễn ra khác với quy định. Xuất phát từ thực tế đó, dựa vào mục tiêu xây dựng và hiện chỉnh các điều kiện giao hàng trong Incoterms 2010 là phải mang tính thực tế và chính xác, nên trong ba điều kiện chỉ áp dụng cho các phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa là FOB, CFR, CIF, giao hàng qua lan can tàu đã được thay thế bằng giao hàng lên tàu để phù hợp hơn với thực tiễn.

Người bán phải chịu các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại cảng đến quy định

– Trong Incoterms 2000, theo các điều kiện CPT, CIP, CFR, CIF, DAT, DAP và DDU người bán phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa tới nơi theo thỏa thuận, tức là các chi phí khi nhận hàng tại cảng đến như lệnh nhận hàng [Deliver Order], phí vận đơn đường biển [Bill of lading] và nhất là phí nâng hạ container [ Terminal Handing Charges] đều do người bán chịu.

– Trên thực tế, dù người bán là người chịu cước phí và các chi phí liên quan, nhưng thực chất người mua mới là người chịu các chi phí này, vì thông thường chi phí này đã được tính trong tổng giá bán.

Đôi khi, khi hàng hóa được đưa tới cảng đến, người chuyên chở hoặc người điều hành bến bãi có thể yêu cầu người mua phải trả các chi phí xếp dỡ hoặc di chuyển hàng hóa trong bến container, như vậy, người mua đã phải trả 2 lần cho cùng một khoản, một lần trả trực tiếp cho người chuyên chở hoặc người điều hành, một lần trả gián tiếp cho người bán dưới dạng giá cả của hàng hóa.

– Incoterms 2010 đã khắc phục được điều này bằng cách quy định rõ ràng việc chịu các chi phí này trong mục A6/B6 của các điều kiện kể trên. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi rõ trong hợp đồng ai sẽ chịu các chi phí này một cách rõ ràng, nếu không phần thiệt thòi sẽ nghiêng về các doanh nghiệp Việt Nam.

Trách nhiệm thuê tàu biển của người bán trong điều kiện CFR và CIF.

– Trách nhiệm thuê tàu biển của người bán trong điều kiện CFR và CIF trong Incoterms 2010 cũng có sự khác biệt so với điều kiện CFR và CIF của Incoterms 2000 trước đó. Đó là, trước năm 2010, người bán dành quyền thuê tàu, theo nguyên tắc trách nhiệm tối thiểu của người bán, người bán chỉ cần thuê “con tàu đi biển – Seagoing vessel”.

Chính vì vậy đã đặt người mua trong tình trạng không yên tâm về trách nhiệm thuê tàu của người bán cũng như những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, nhiều tranh chấp đã phát sinh xung quanh vấn đề này do người mua không nắm kỹ và hiểu rõ bản chất của nghĩa vụ này hoặc người mua không nắm vững kiến thức liên quan đến vận tải biển.

– Vì vậy, đến năm 2010, để tránh những tình huống không mong muốn có thể xảy ra, các nhà soạn thảo đã chỉnh sửa lại cho đảm bảo với tính thực tiễn hơn. Theo đó, trong điều kiện CFR và CIF, người bán phải có trách nhiệm thuê một con tàu thuộc loại thường sử dụng để vận chuyển mặt hàng đó, tức là phù hợp với đặc tính và phẩm chất của hàng hóa.

Hơn nữa, trong điều kiện FOB năm 2010 đã tăng thêm trách nhiệm của người bán trong việc thuê phương tiện chuyên chở nếu người mua có yêu cầu và chịu chi phí [trong điều kiện FOB của Incoterms trước đây không có điều này], tuy nhiên người bán có thể từ chối việc này bằng cách thông báo ngay cho người mua biết.

Sử dụng cụm từ “đóng gói”

“Đã được đóng gói”- cụm từ này thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:

1. Đóng gói hàng hóa theo yêu cầu trong hợp đồng vận tải.

2. Đóng gói hàng hóa sao cho phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa.

3. Việc xếp hàng đã đóng gói trong container hay trong các phương tiện vận tải khác.

Trong quy tắc Incoterms 2010, đóng gói mang cả hai nghĩa thứ nhất và thứ hai kể trên tức là việc đóng gói hàng hóa phải đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói đồng thời phù hợp với yêu cầu trong hợp đồng vận tải và phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa.

Các quy tắc Incoterms 2010 không đề cập đến nghĩa vụ của các bên trong việc xếp hàng vào container và do đó các bên phải thống nhất với nhau về vấn đề này trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Incoterms 2000 không có những quy định rõ ràng về vấn đề này.

Học xuất nhập khẩu cùng Mr Hà Lê 

***********************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu của Trung tâm Xuất nhập khẩu Hà Lê:

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Xuất nhập khẩu chuyên sâu

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 5, số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: 0985774289

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề