Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì

Sốt rét trong khi mang thai gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Chloroquine có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai ở những nơi có chủng Plasmodium nhạy cảm, nhưng không an toàn và hiệu quả khi dự phòng, vì vậy phụ nữ mang thai nên tránh đi du lịch đến những vùng có kháng chloroquin. Sự an toàn của mefloquine trong thời kỳ mang thai không được ghi nhận, nhưng những kinh nghiệm ít ỏi cho thấy nó có thể được sử dụng khi những lợi ích được đánh giá cao hơn những rủi ro. Doxycycline, atovaquone / proguanil, và primaquine không nên dùng trong thời kỳ mang thai.

Artemisinins có thời gian bán hủy ngắn và không hiệu quả cho dự phòng.

Các biện pháp dự phòng muỗi bao gồm:

  • Dùng dung dịch thuốc diệt côn trùng permethrin hoặc pyrethrum [có thời gian hoạt động kéo dài]

  • Đặt rèm che ở cửa ra vào và cửa sổ

  • Sử dụng lưới chắn muỗi [tốt hơn là ngâm tẩm permethrin hoặc pyrethrum] xung quanh giường

  • Xử lý quần áo và đồ dùng [ví dụ: giày, quần, vớ, lều] với các sản phẩm có chứa 0,5% permethrin, được bảo vệ thông qua một số lần giặt [quần áo đã được xử lý sẵn và có thể bảo vệ lâu hơn]

  • Sử dụng chất chống muỗi như DEET [diethyltoluamide] 25 đến 35% đối với da tiếp xúc

  • Mặc áo sơ mi và quần dài tay bảo vệ, đặc biệt ở thời điểm giữa lúc trời sáng và trời tối, khi muỗi Anopheles đang hoạt động

Trước khi sử dụng chất chống muỗi có chứa chất DEET người dùng cần được hướng dẫn:

  • Chỉ sử dụng thuốc chống muỗi bôi trên da theo hướng dẫn trên nhãn và sử dụng chúng một cách nhẹ nhàng quanh tai [không nên áp vào hoặc phun vào mắt hoặc miệng].

  • Tránh xa tầm tay trẻ em [người lớn nên lấy vào tay trước, sau đó xoa nhẹ nhàng lên da trẻ].

  • Chỉ dùng đủ để che phủ vùng tiếp xúc.

  • Rửa sạch sau khi quay trở lại trong nhà.

  • Giặt quần áo trước khi mặc lại trừ khi nhãn sản phẩm ghi chú.

Hầu hết các chất chống muỗi có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi. Cơ quan bảo vệ môi trường không khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa bổ sung cho việc sử dụng hóa chất chống muỗi đối với trẻ em hoặc phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Vắc-xin sốt rét đang được nghiên cứu. Một thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm của vắc xin tái tổ hợp RTS, S dựa trên P. falciparum protein circumsporozoit cho thấy hiệu quả ngắn, kết quả giảm số trường hợp sốt rét lâm sàng ở trẻ em sống ở các vùng lưu hành ở Châu Phi, 46% nhưng không được bảo vệ lâu dài. Chưa có thông tin rõ ràng về nguồn vắc xin.

Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium[2] , lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây.[5] Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu,[6] và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế.

Sốt rétHình một con Plasmodium đang di chuyển trong nước bọt của một con muỗi cáiKhoaBệnh truyền nhiễmTriệu chứngSốt, nôn mửa, đau đầu[1]Biến chứngVàng da, động kinh, hôn mê[1]Khởi phát thường gặp10–15 ngày sau khi nhiễm bệnh[2]Nguyên nhânKý sinh trùng Plasmodium lây truyền qua muỗi[1]Phương thức chẩn đoánXét nghiệm máu, kiểm tra phát hiện kháng nguyên[1]Phòng chốngMàn chống muỗi, thuốc đuổi muỗi, kiểm soát muỗi, thuốc[1]Dược phẩm nội khoaThuốc chống sốt rét[2]Tần suất296 triệu [2015][3]Tử vong730.500 [2015][4]
 Phủ nhận y khoa 

Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium. Chi này có bốn loài làm con người nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Hai loài còn lại [Plasmodium ovale, Plasmodium malariae] cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn. Nhóm các loài Plasmodium gây bệnh ở người thường được gọi chung là ký sinh trùng sốt rét. Riêng loài P. knowlesi, phổ biến ở Đông Nam Á, gây bệnh sốt rét ở khỉ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng ở người.

 

Các triệu chứng chính của sốt rét[7]

Các biểu hiện và triệu chứng của sốt rét đặc biệt bắt đầu thể hiện từ ngày thứ 8 đến 25 sau khi nhiễm;[7] tuy nhiên, các triệu chứng có thể thể hiện muộn hơn đối với những người đã sử dụng thuốc chống sốt rét.[8] Biểu hiện ban đầu của bệnh-chung cho tất cả các loài-là các triệu chứng giống cảm cúm,[9] và có thể tương tự như các trường hợp khác như nhiễm trùng, viêm ruột và bệnh do virus.[8] Biểu hiện của bệnh có thể gồm đau đầu, sốt, run, đau khớp, nôn, thiếu máu tán huyết, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc, và co giật.[10]

Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét là kịch phát, đó là sự xuất hiện theo chu kỳ của cơn lạnh đột ngột sau đó run rẩy và sau đó sốt và đổ mồ hôi, xảy ra cứ mỗi hai ngày đối với nhiễm trùng loài P. vivax và P. ovale, và cứ ba ngày đối với nhiễm trùng P. malariae. Nhiễm trùng P. falciparum có thể gây sốt tái phát mỗi 36-48 giờ hoặc sốt ít rõ ràng hơn và gần như liên tục.[11]

Sốt rét nghiêm trọng thường gây ra bởi loài P. falciparum. Các triệu chứng của sốt rét do vi trùng falciparium phát triển 9–30 ngày sau khi nhiễm.[9] Những người bị sốt rét thể não thường thể hiện các triệu chứng thần kinh như hành vi bất thường, run giật nhãn cầu, conjugate gaze palsy, opisthotonus hoặc hôn mê.[9]

Ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium [ngành Apicomplexa]. Ở người, sốt rét gây ra bởi các loài P. falciparum, P. malariae, P. ovale, P. vivax và P. knowlesi.[12][13] Nằm trong số nhiễm các loài trên, loài P. falciparum là loài phổ biến nhất đã được xác định [~75%] theo sau là P. vivax [~20%].[8] Mặc dù P. falciparum thường gây ra số lượng tử vong lớn,[14] những bằng chứng gần đây cho thấy rằng số rét P. vivax có quan hệ với các tình trạng đe dọa tính mạng tiềm năng cũng gần tương tự về mặt chẩn đoán như lây nhiễm P. falciparum.[15] P. vivax tương đối phổ biến hơn ngoài châu Phi.[16] Đã có ghi nhận các trường hợp người bị mắc bệnh bởi các loài trong chi Plasmodium từ khỉ; tuy nhiên, với sự loại trừ loài P. knowlesi—một loài gây bệnh sốt rét ở khỉ[13]—đây chủ yếu là sự hạn chế về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.[17]

Vòng đời

 

Vòng đời của ký sinh trùng sốt rét. Muỗi vằn gây nhiễm trùng khi hút máu. Đầu tiên, sporozoites đi vào trong dòng máu, và di chuyển đến gan. Chúng nhiễm vào các tế bào gan, tại đây chúng phân chia thành merozoites, phá vỡ tế bào gan, và quay trở lại dòng máu. Sau đó, các merozoite lây nhiễm các hồng cầu, tại đây chúng phát triển thành các thể hình tròn, trophozoite và schizont đến lượt chúng tạo ra nhiều merozoite hơn nữa. Giao bào cũng được tạo ra, chúng được muỗi lấy đi, sẽ lây nhiễm ký sinh trùng và tiếp tục vòng đời.

Trong vòng đời của ký sinh trùng Plasmodium, một con muỗi Anopheles cái [vật chủ trung gian truyền bệnh] truyền một dạng lây nhiễm di động [được gọi là thoi trùng] vào động vật chủ có xương sống như con người [vật chủ thứ 2], hoạt động này có vai trò là một vec-tơ truyền bệnh. Một thoi trùng di chuyển thông qua các mạch máu để vào trong các tế bào gan [hepatocyte], tại đây chúng sinh sản vô tính [mô schizogony], tạo ra hàng ngàn merozoite. Các merozoite này lây nhiễm các hồng cầu mới và bắt đầu một chu trình nhân bản vô tính, chúng tạo ra 8 đến 24 merozoite lây nhiễm mới, lúc này các tế bào vỡ ra và chu kỳ lây nhiễm các tế bào mới bắt đầu.[18]

 

Muỗi Anopheles, tác nhân truyền bệnh sốt rét

Một người có thể nhiễm bệnh sốt rét qua 3 cách thức sau đây:

  • Do muỗi truyền [phổ biến]
  • Do truyền máu
  • Truyền qua nhau thai

Ngoài ra những người tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm cũng có thể bị mắc căn bệnh này[19]

Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chia sốt rét theo 2 mức độ lâm sàng:

  • Sốt rét thông thường/sốt rét chưa có biến chứng
  • Sốt rét ác tính/sốt rét có biến chứng

 

Năm sống điều chỉnh theo bệnh tật đối với bệnh số rét trên 100.000 dân năm 2004

   không có dữ liệu

  

Chủ Đề