Tác như lai xứ hành như lai sự là gì

25/12/2018

Nhận lời mời của Ban điều hành Lớp đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc, Thượng tọa Thích Minh Hiền - Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trưởng Ban trị sự GHPG Việt Nam thành phố Hà Nội, Trụ trì chùa Hương đã dành thời gian hai ngày 24 và 25/12/2018 [tức ngày 18 và 19/11/Mậu Tuất] chia sẻ và giảng dạy cho Tăng ni Giảng sinh về công tác hoằng pháp.

Tại các buổi học, Thượng tọa nhấn mạnh để sự nghiệp hoằng pháp đạt hiệu quả thì vị giảng sư cần chú trọng đến 3 yếu tố: 
- Thứ nhất, vị giảng sư cần xác định được mục tiêu của sự nghiệp hoằng pháp, đó là: "Hành Như Lai xứ/Tác Như Lai sự"
- Thứ hai, vị giảng sư cần phải hoàn thiện bản thân mình trước tiên, bao gồm: Củng cố kiến thức nội điển và ngoại điển; hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất; trau dồi văn - tư - tu.
- Cuối cùng, vị giảng sư cần phải biết bảy điều [thất tri]: Biết pháp, biết nghĩa, biết thời, biết tiết độ, biết mình, biết chúng hội, biết sự hơn kém của người.

Ngoài ra, thượng tọa còn chia sẻ chia sẽ những kinh nghiệm hoằng pháp, những ứng xử trong giao tiếp hoằng pháp, những điều kiện cần và đủ để trở thành một vị giảng sư hoằng pháp. Thượng tọa cũng có những lời động viên, sách tấn các vị Tăng Ni giảng sinh tinh tấn trong học tập và rèn luyện, trở thành một vị giảng sư hoằng pháp phục vụ lợi ích giáo hội.

Dưới đây là một số hình ảnh buổi học.



Hoằng nghĩa là mở rộng, là quảng bá, truyền rộng. Pháp ở đây là Phật pháp, là giáo lý của Đức Phật. Hoằng pháp của Phật giáo là truyền bá rộng rãi Phật pháp ở khắp nơi.

Công việc hoằng pháp gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương tiện để Phật giáo lan truyền trong đông đảo mọi người trong các xã hội, các quốc gia. Ý nghĩa này đồng nghĩa với các chủ đề đã được nói đến khá nhiều, khá quen thuộc: Đạo Phật đi vào đời; Đạo Phật và xã hội, Đạo Phật dấn thân; Đạo Phật nhập thế. Những lĩnh vực và phương tiện hoằng pháp là: Thuyết giảng Phật giáo, thành lập các hội Phật giáo, Phật học, phổ biến kinh sách, mở trường Phật học, truyền bá tranh tượng, báo chí, các trang web, nêu gương đạo đức… Dĩ nhiên, trí tuệ, đạo đức, kỹ năng, kiến thức Phật học, phương tiện thiện xảo của vị Tỳ-kheo, vị thuyết giảng là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong sự nghiệp hoằng pháp.

Công việc hoằng pháp gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương tiện để Phật giáo lan truyền trong đông đảo mọi người trong các xã hội, các quốc gia. Ý nghĩa này đồng nghĩa với các chủ đề đã được nói đến khá nhiều, khá quen thuộc: Đạo Phật đi vào đời; Đạo Phật và xã hội, Đạo Phật dấn thân; Đạo Phật nhập thế.

Là “Như Lai sứ”, có nhiệm vụ hoằng pháp và chịu trách nhiệm về việc hoằng pháp của chính mình. Do đó, vị Sứ giả Như Lai hay một vị Tỳ-kheo hoằng pháp cần có những phẩm chất cơ bản sau đây:

- Phẩm chất đạo đức, đạo hạnh cao, gây được sự tín nhiệm, kính trọng trong quần chúng để người ta tin theo nội dung thuyết giảng. Thuyết giảng vì lòng từ bi, muốn cho mọi người được an vui, xã hội an bình, sống và sinh hoạt phù hợp với giáo lý Phật giáo. Không phân biệt mọi tầng lớp sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, tôn giáo, tín ngưỡng. Hoằng pháp không nhằm để người không tôn giáo hay có các tôn giáo khác trở thành tín đồ Phật giáo.

- Không cực đoan trong thuyết giảng mà cho rằng Phật giáo là duy nhất đúng, không so sánh các tôn giáo với nhau hay với Phật giáo.

- Thuyết giảng phù hợp với thời đại. Nay là thời hiện đại, thời của khoa học kỹ thuật, của công nghệ 4.0 và sẽ tiến triển không ngừng. Cần liên hệ bài giảng với những vấn đề của thời đại.

- Không bao giờ tự kiêu, tự cho rằng mình thuyết giảng tốt hay đã có nhiều tác phẩm Phật học giá trị. Trái lại, một Tỳ-kheo hoằng pháp luôn luôn phải trau dồi phẩm hạnh, kiến thức, học hỏi những vị đã thành công trong việc hoằng pháp. Cần nhớ rằng chư Bồ-tát, A-la-hán cũng còn phải tu tập, học hỏi không ngừng.

- Trong trường hợp hoằng pháp ở nước ngoài, vị Tỳ-kheo cư trú ở các tự viện nước ngoài cần có ngoại ngữ căn bản để giao tiếp, thu hút người nước ngoài đến tự viện hoặc thông thạo ngoại ngữ và các thuật ngữ Phật học ngoại ngữ thì có thể trực tiếp thuyết giảng cho người bản xứ. Cần mở rộng đối tượng hoằng pháp, không chỉ cho người Việt ở hải ngoại mà còn cho quần chúng bản địa.

HT.TS. Thích Giác Toàn

Chủ Đề