Tại sao bị mụn mông

Tuy là một vấn đề khó nói nhưng nhiều người lại mắc phải tình trạng mụn ở mông. Nguyên nhân mọc mụn ở mông và cách chữa trị thế nào? Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin để giúp bạn giải đáp vấn đề tế nhị này.

Tuy không lộ diện và ảnh hưởng đến thẩm mỹ như nổi mụn ở các vị trí khác nhưng tình trạng mông nổi mụn lại khiến cho khổ chủ có cảm giác vô cùng khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân do đâu mà bạn bị mọc mụn ở mông và cách điều trị tình trạng này như thế nào? Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi mụn mọc ở mông có mủ cùng những thông tin cần biết khác.

1. Biểu hiện của mọc mụn to ở mông là gì?

Mông bị mọc mụn khiến khổ chủ vô cùng khó chịu

Mọc mụn ở mông là tình trạng thường xuất hiện ở nhiều độ tuổi, không phân biệt đối tượng, từ trẻ sơ sinh, tuổi dậy thì đến tuổi trường thành, phụ nữ mang thai hay người già đều có nguy cơ bị. Khi mới xuất hiện, mụn chỉ là nốt nhỏ giống với trứng cá, có thể ở dạng đốm nhỏ hoặc có phần nhân trắng ở bên trong. Nếu bạn không kịp thời xử lý những đốm mụn này thì chúng sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và tình hình sẽ chuyển biến nặng hơn do phải thường xuyên cọ sát với trang phục.

Nếu bị mọc mụn ở mông tình trạng nặng, mụn nhọt sẽ sưng to, tấy đỏ và ở giữa có chứa mủ viêm. Tại thời điểm này, phần u nhọt ở mông sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, hơi đau, đặc biệt là những lúc ngồi hoặc nằm đè lên. Phần mụn ở mông có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, nhất là những lúc nó bị loét mủ hoặc vỡ. Nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể sẽ xâm lấn sang những vùng da bên cạnh. Ngoài ra, một số nhân mụn nếu để thời gian lâu sẽ bị cứng lại và loại bỏ khá khó khăn, lâu ngày sẽ thành hiện tượng bị chai. Lúc ấy, mụn có dạng u nhọt to, cứng rắn, thâm đen rất mất thẩm mỹ.

2. Lý giải nguyên nhân tại sao mọc mụn ở mông

Có đến 4 nguyên nhân chính khiến bạn bị mọc mụn ở mông và thâm chí là mụn mọc ở mông có mủ. Chúng bao gồm:

2.1. Bít tắc lỗ chân lông

Lỗ chân lông bị bít tắc là nguyên nhân gây mọc mụn ở mông

Vấn đề dầu thừa và da chết nhiều cộng thêm các bụi bẩn lâu ngày tích tụ từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và sinh ra mụn. Tình trạng này xảy ra do một số thói quen hàng ngày như:

  • Ngồi quá lâu, không di chuyển nhiều khiến vùng da mông bị đè chặt trong thời gian dài.
  • Mặc trang phục quá bó khiến mông bị bó chặt và cọ xát quá nhiều với chất liệu trang phục.
  • Mặc quần áo ướt hoặc nhiều mô hôi khiến tắc tuyến chân lông.
  • Không thay và giặt đồ lót thường xuyên dẫn đến không đảm bảo vệ sinh và phát sinh vi khuẩn gây mụn.

2.2. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng lỗ chân lông của bạn bị kích ứng làm nổi lên nhiều nốt mụn sưng đỏ. Những nốt này phát sinh đầu trắng gây cảm giác ngứa ngáy và hơi đau nhức. Vùng da mông bị viêm nang lông thường xảy ra do nguyên nhân là mặc trang phục không thích hợp, quá bó sát.

2.3. Dày sừng nang lông

Hiện tượng dày sừng nang lông có triệu chứng là các ổ mụn sần sùi và thô ráp mọc ở vùng mông. Trình trạng này sẽ xảy ra khi lỗ chân lông có quá nhiều keratin tích tụ. Trẻ em là đối tượng dễ gặp tình trạng này.

2.4. Áp xe da

Nếu như bạn phát hiện thấy hiện tượng mụn nhọt ở lỗ chân lông bị sưng to, đau, mụn mọc thành cụm thì đây chắc chắn là một triệu chứng của bệnh áp xe da. Tình trạng này bị gây ra là do tuyến chân lông bị nhiễm trùng do vi khuẩn pseudomona, liên cầu khuẩn, nấm...

3. Bị mọc mụn ở mông phải làm sao?

3.1. Chữa mọc mụn ở mông với tỏi

Tỏi có khả năng chữa mụn nhọt hiệu quả

Loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của những gia đình Việt chính là tỏi. Tỏi có khả năng khắc chế sưng viêm, hạn chế vết thâm cực tốt. Các tinh chất trong thành phần của củ tỏi mang đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cực mạnh nên tỏi có tác dụng đánh bay vi khuẩn và giảm thiểu sưng viêm hết sức hiệu quả.

Để chấm dứt tình trạng mông nổi mụn nhọt, bạn hãy bóc vỏ từ 3 đến 4 nhánh tỏi rồi mang đi giã nhỏ. Sau đó, bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị rồi dùng phần bã tỏi đã giã nát đắp lên phần ổ nhọt tại mông. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện từ 2 đến 3 lần để mụn ở mông nhanh chóng xẹp.

3.2. Dùng kem đánh răng chữa mụn nhọt ở mông

Một phương pháp chữa mọc mụn ở mông chính là dùng kem đánh răng. Trong kem đánh răng có chứa thành phần Sodium pyrophosphate, Silica và Baking Soda với khả năng diệt khuẩn, giảm sưng viêm, hỗ trợ ức chế quá trình tiết nhờn trên da. Chính vì vậy, nếu mụn nhọt trên mông bạn nhỏ thì bạn hãy dùng kem đánh răng để xử lý và làm xẹp mụn cấp tốc.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực cần điều trị rồi trực tiếp thoa kem đánh răng lên. Tuy nhiên, bạn nên chọn kem đánh răng có màu trắng để tránh khiến da bị kích ứng.

3.3. Tuyệt chiêu dùng rau mồng tơi trị mụn mọc ở mông có mủ

Tuyệt chiêu dùng rau mồng tơi trị mụn mọc ở mông có mủ như thế nào?

Các bà nội trợ thường dùng rau mồng tơi để nấu canh với hương vị thơm ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, loại rau với đặc tính thanh mát, giải độc tốt này có thể giúp tiêu viêm nhanh chóng và trị mụn nhọt vô cùng ưu việt.

Để chữa mụn nhọt bằng rau mồng tơi, bạn hãy rửa sạch, phơi khô và giã nát rau mồng tơi. Tiếp theo, bạn hãy đắp phần đã giã lên ổ nhọt và để khoảng 15 phút, sau đó lột bỏ phần bã rồi rửa sạch khu vực ổ mụn. Bạn hãy kiên trì thực hiện cách này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày nhằm giúp phần mụn ở mông mau chóng giảm sưng và xẹp.

Mông bị mọc mụn không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu như bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có đầy đủ thông tin về tình trạng mọc mụn ở mông cũng như cách xử lý nó. Nếu trong nhà không có sẵn nguyên liệu tự nhiên hoặc muốn tác dụng nhanh hơn, bạn cũng có thể sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc thích hợp, tránh tiền mất tật mang.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Mọc mụn ở mông là tình trạng thường xuất hiện ở nhiều độ tuổi, không phân biệt đối tượng, từ trẻ sơ sinh, tuổi dậy thì đến tuổi trường thành, phụ nữ mang thai hay người già đều có nguy cơ bị. Khi mới xuất hiện, mụn chỉ là nốt nhỏ giống với trứng cá, có thể ở dạng đốm nhỏ hoặc có phần nhân trắng ở bên trong. Nếu bạn không kịp thời xử lý những đốm mụn này thì chúng sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và tình hình sẽ chuyển biến nặng hơn do phải thường xuyên cọ sát với trang phục.

Có đến 4 nguyên nhân chính khiến bạn bị mọc mụn ở mông và thâm chí là mụn mọc ở mông có mủ. Chúng bao gồm: Bít tắc lỗ chân lông; Viêm nang lông; Dày sừng nang lông; Áp xe da.

Bạn có thể áp dụng những nguyên liệu tự nhiên để chữa mọc mụn ở mông như tỏi, rau mông tơi, kem đánh răng...

Để chấm dứt tình trạng mông nổi mụn nhọt, bạn hãy bóc vỏ từ 3 đến 4 nhánh tỏi rồi mang đi giã nhỏ. Sau đó, bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị rồi dùng phần bã tỏi đã giã nát đắp lên phần ổ nhọt tại mông. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện từ 2 đến 3 lần để mụn ở mông nhanh chóng xẹp.

Để chữa mụn nhọt bằng rau mồng tơi, bạn hãy rửa sạch, phơi khô và giã nát rau mồng tơi. Tiếp theo, bạn hãy đắp phần đã giã lên ổ nhọt và để khoảng 15 phút, sau đó lột bỏ phần bã rồi rửa sạch khu vực ổ mụn. Bạn hãy kiên trì thực hiện cách này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày nhằm giúp phần mụn ở mông mau chóng giảm sưng và xẹp.

Mụn nhọt ở mông gây không ít phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy mụn nhọt ở mông làm sao để chữa trị là vấn đề nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những vấn đề này.

Tại sao lại có mụn nhọt ở mông?

Mụn nhọt là những mụn mủ gây đau nhức do bị viêm nhiễm mà hình thành dưới da. Lúc đầu mụn có biểu hiện sưng đỏ, sau đó các nốt mụn hình thành mủ và vỡ ra kèm theo chảy nước.

Vệ sinh không sạch sẽ đúng cách có thể là nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông

Sở dĩ chúng ta bị mụn nhọt ở mông là do vùng da mông thường ít thông thoáng, dễ bị bít lỗ chân lông nên cũng dễ gây mụn. Bên cạnh đó, những yếu tố như nội tiết, việc sử dụng thuốc hay vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, dùng sản phẩm cho vùng kín không phù hợp hay do chúng ta mặc quần áo quá chật…cũng là nguyên nhân dễ gây mụn trứng cá, mụn nhọt ở mông. Mông cũng là nơi tiếp xúc với với mặt cứng trong quá trình ngồi, nằm nên khi bị mụn cũng dễ trở nên chai sần và thâm đen.

Để việc điều trị mụn nhọt ở mông được hiệu quả và nhanh chóng, chúng ta cần phải lưu ý chăm sóc cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó chính là chú ý đến vệ sinh cá nhân và chế độ sinh hoạt hằng ngày song song với việc áp dụng các phương pháp chữa trị mụn.

Vệ sinh cá nhân, nhất là khu vực da mông sạch sẽ bằng các loại xà phòng hay dung dịch phù hợp với loại da, có tính kháng khuẩn tốt. Bạn chỉ cần thực hiện 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa và tối sẽ giúp vùng da mông luôn được sạch sẽ, hạn chế tình trạng nổi mụn hiệu quả.

Thăm khám để điều trị mụn nhọt ở mông hiệu quả

Khi mới bị nổi mụn nhọt, bạn có thể sử bôi thuốc chống bội nhiễm giúp hạn chế mụn phát triển, tránh lây lan sang các vùng da xung quanh và chống thâm mông.

Tẩy tế bào chết cho da mông hoặc toàn thân bằng các loại muối biển hay kem tẩy tế bào chết để giúp da mông bớt thô và chai sần cũng hạn chế được nguy cơ nổi mụn nhọt.

Tránh mặc quần chíp bó sát, nên sử dụng quần có chất liệu mềm mại, dịu nhẹ, thấm hút tốt để không bị bí mồ hôi, dễ gây mụn.

Bạn cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng với nhiều rau xanh, hoa quả, thịt cá, uống nhiều nước, tránh thức ăn nhanh và các loại thực phẩm chứa chất kích thích để không bị nổi mụn nhé.

Lưu ý tất cả các loại thuốc sử dụng cần được bác sĩ thăm khám chỉ định, người bệnh không tự ý mua thuốc chữa trị khi không có đơn thuốc của bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề