Tại sao chó sói lại tru

Hình minh họa: Tại sao chó sói hay hú vào ban đêm. Thế Giới Động Vật

[Nguồn ảnh: Internet]


Ở những làng ven núi hoặc khu chăn nuôi, lúc đêm khuya thanh vắng, thường nghe thấy tiếng hú của bầy sói. Đặc biệt là ở khu chăn nuôi, những người chăn nuôi gia súc càng thêm cảnh giác, sợ bầy sói tham lam tàn ác gây tổn hại cho đàn dê của mình. Tại sao chó sói lại thích hú vào ban đêm vậy?

Các loài động vật trên thế giới đều có thói quen sinh sống của mình. Chó sói là loài mãnh thú tương đối lớn, thức ăn chính là thịt, chúng chuyên săn bắt thỏ, gà rừng, các loài hươu nai, chuột, gia cầm, gia súc..., đôi khi cũng ăn một số thức ăn có tính thực vật, thậm chí còn tàn sát cả đồng loại. Sói đi thành bầy đôi khi còn có thể gây tổn thương cho người.

Sói là một loài động vật đi ăn đêm. Khi trời vừa sẩm tối, bầy sói đói thường đi thành đàn để kiếm mồi, vừa đi vừa phát ra tiếng hú với âm thanh trầm thấp. Tiếng sói hú trong đêm làm người ta cảm thấy sởn tóc gáy, thực ra điều đó không phải là để doạ con người, mà là có hàm ý khác.

Tiếng kêu của động vật là tín hiệu thông tin để liên hệ giữa bầy đàn động vật. Trong các tình huống khác nhau, động vật thường sẽ phát ra tiếng kêu khác nhau. Tiếng kêu đôi khi có quan hệ rất lớn tới thói quen sinh sản. Ví dụ như loài hươu trong thời kì sinh sản, hươu đực thường phát ra tiếng kêu đặc biệt để tìm đôi. Còn tiếng hú của chó sói trong đêm là để tụ tập bầy đàn hoặc thông qua tiếng hú để gọi lẫn nhau, như sói mẹ thường hú để gọi sói con, sói đực lại hú gọi sói cái, sau khi tập hợp thành bầy mới ra ngoài kiếm ăn. Vào thời kì sinh sản, sói cũng thường phát ra tiếng hú để tìm đôi. Vào thời kì nuôi con, ngoài sói mẹ cất tiếng hú ra, sói con khi đói cũng sẽ cất tiếng hú the thé đòi ăn.

Từ Khóa:

Tại sao chó sói hay hú vào ban đêm || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới

Xuyên suốt lịch sử con người, mỗi nền văn hóa khác nhau đều có những cách riêng để tạo ra những câu chuyện nhằm giải thích cho những điều mà họ không thể hiểu. Mỗi hiện tượng tự nhiên thường gắn liền với một câu chuyện và được truyền lại từ đời này qua đời khác.

Như sói và trăng là một ví dụ. Trong thần thoại Hy Lạp, Roman và Nauy, giữa sói và Mặt trăng luôn có một sự liên quan mật thiết. Thổ dân châu Mỹ thì coi sói là kẻ canh gác Mặt trăng, còn tiếng hú là phương thức để gọi trăng lên vào ban đêm.

Những điều đó dần dà đã trở thành một trong những nét đặc trưng của nhiều nền văn hóa, thậm chí còn là một kiến thức phổ thông mà ai cũng biết mặc dù không có bất kỳ chứng minh khoa học nào cả.

Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sói vẫn hú như thường dù đó là đêm trăng non hay trăng tròn, thậm chí là không có trăng cũng hú.

Không có bất kỳ một số liệu thống kê đáng chú ý nào thể hiện sự tương quan giữa tần suất, thời gian và cường độ của tiếng hú với sự hiện diện của mặt trăng.

Vậy thì, tại sao sói lại hú? Hiện tượng sói gọi trăng theo truyền thuyết thực chất là như thế nào?

Sói tru dưới góc nhìn khoa học

Tiếng sói tru hẳn là một trong những tiếng kêu ghê rợn nhất trong tự nhiên. Nhưng dù có gợn tóc gáy, lạnh sương sống hay sởn gai ốc như thế nào, thì tiếng tru cũng chỉ đơn giản giống như tiếng kêu của hàng nghìn động vật khác.

Giao tiếp ở động vật cũng rất quan trọng không kém so với con người vì tiếng kêu có thể là lời cảnh báo nguy hiểm, để ra hiệu nơi có thức ăn, tìm kiếm bạn tình hay ra dấu nơi một cá thể nào đó bị lạc đàn.

Bên cạnh đó, loài sói còn có hình thức tru theo bầy, và điều này mang lại nhiều lợi ích cho cả đàn. Một là để chúng cảnh báo những bầy sói khác tránh xa lãnh thổ của chúng.

Hai là việc nhiều cá thể cùng hú lên sẽ gây khó khăn cho kẻ thù - thường là những con sói khác có ý định tranh giành lãnh thổ - trong việc xác định số lượng và sức mạnh, nhằm khiến chúng thiếu sự chuẩn bị về tinh thần.

  • 12 bí ẩn kinh điển trong lịch sử đã được khoa học giải mã thành công: Bất ngờ nhất là số 7

Một điều thú vị hơn nữa là do mọi tiếng kêu của động vật luôn có nhiều sắc thái, nên tiếng hú thường được mô tả bằng các thước đo như âm lượng, tần suất, cường độ và thời gian.

Những tiếng hú cường độ thấp nhưng thường xuyên thường là của con đực đầu đàn, trong khi đó tiếng hú có cường độ cao mà nghe như tiếng rên rỉ thì đó hẳn là thể hiện sự khuất phục.

Tiếng hú loại này cũng được dùng để thiết lập tôn ti trật tự trong việc giao phối, đối với những con sói đứng trong vị thế nhóm đầu đàn [được gọi là alpha male] thì việc hú lên một cách dữ dội có thể nghĩa là nó đang ra hiệu điều gì đó hoặc đang tìm kiếm bạn đời tiềm năng.

Là một công cụ giao tiếp hữu ích như thế tuy nhiên đôi khi tiếng tru lại gây ra những "tác dụng ngược" cho loài sói. Ví dụ như đối với một con sói bị lạc đàn chẳng hạn, chúng hú lên để ra dấu cho đàn nơi chúng bị lạc nhưng cũng vô tình thông báo cho các động vật khác luôn.

Và giả dụ như một con sư tử nào đó mà nghe được trong khi không có bầy đàn trợ giúp, thì đó có lẽ là một ngày buồn cho chú sói đơn độc ấy.

Sói có thực sự gọi trăng như trong truyền thuyết?

Điều thực sự gây ra những trang luận gay gắt đằng sau hiện tượng này đó là hình ảnh sói ngẩng đầu của mình lên cao khi hú. Tại sao phải ngẩng? Chẳng phải gọi trăng thì gì?

  • 7 bí ẩn vũ trụ thách thức trí tuệ nhà khoa học lớn nhất mọi thời đại: Đặc biệt là cái số 4

  • Khoảnh khắc lở đất "phẫn nộ", cuốn phăng hàng chục ô tô ở Trung Quốc: Nguyên nhân từ đâu?

Có một cách giải thích cực kỳ đơn giản cho việc này, đó là giúp âm thanh truyền đi xa hơn. Một tiếng hú sử dụng "hết công lực" có thể vang xa đến hơn 9km theo mọi hướng.

Nếu là địa hình bằng phẳng, không có vật cản, tiếng hú còn có thể nghe được ở nơi cách đó khoảng 16km. Điều này cho phép sói có thể giữ liên lạc với bầy đàn của chúng dù ở khoảng cách xa.

Bên cạnh đó, cần hiểu rằng sói hoạt động về đêm, và tru là một trong những cách để chúng giao tiếp với "đồng bọn" của mình bên cạnh tiếng sủa, rên rỉ hay gầm gừ - âm thanh đã quá quen thuộc mà chúng ta được nghe từ những chú chó nhà.

Và dám chắc rằng rất nhiều loài chó hay nhiều cá thể vẫn giữ tập tính này của tổ tiên, dù là đã được thuần hóa, được huấn luyện hay thâm chí được đặt cho một cái tên cực kỳ đáng yêu thì chúng vẫn có thể tạo ra tiếng kêu ghê rợn như thế.

Nếu một ngày nào đó bạn vô tình được nghe thấy tiếng sói tru, hãy yên tâm đó chắc chắn không phải là bắt đầu của một câu chuyện kinh dị cũng không phải là lời đối thoại giữa chúng với một vật thể nào trên trời mà chỉ đơn giản là chúng đang giao tiếp với người anh em của mình thôi.

Và cũng có thể là chúng đang gặp nguy hiểm đấy, nên hãy cầu nguyện cho chúng!

Tham khảo: Science ABC

Bị sói lửa hạ sát tàn độc, hươu đốm ung dung nằm im cho bầy sói ăn tươi nuốt sống: Vì sao?

Video liên quan

Chủ Đề