Tại sao có một số người lại không thích thực hiện kỷ luật

Có rất nhiều lý do tại sao một số người không thích thực hiện kỷ luật. Một trong số đó là họ có thể không tin rằng kỷ luật là cần thiết hoặc hợp lý. Họ có thể nghĩ rằng kỷ luật là một hình thức bắt buộc và không tôn trọng quyền tự do cá nhân của người khác. Họ cũng có thể cảm thấy rằng họ bị giới hạn bởi kỷ luật và không thể làm những việc mà họ muốn. Còn nữa, một số người có thể không thích các hình thức phạt liên quan đến việc không tuân thủ kỷ luật. Tất cả đều là các lý do khác nhau tại sao một số người có thể không thích thực hiện kỷ luật.

Giải bài tập Bài 5 trang 15 SGK GDCD lớp 8

Câu 1: Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Ọuan niệm đó đúng hay sai ? Tại sao ?

Giải chi tiết:

Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động, tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

Câu 2: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không ? Tại sao ?

Giải chi tiết:

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có những quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.

Câu 3: Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến chậm :

a] Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.

b] Các bạn nói trên giải thích lại : Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật.

Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm ? Vì sao ?

Giải chi tiết:

Em đồng tình với hành vi của chi đội trưởng, vì đội là một tổ chức xã hội, có những quy định, thống nhất để hành động, đi họp chậm [không có lý do chính đáng] là thiếu kỉ luật đội.

Câu 4: Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không ? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?

Giải chi tiết:

- Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân thuộc về ý thức của người tham gia giao thông như: không đi đúng phần đường quy định, lạng lách, vượt ẩu, chở những vật cồng kềnh...

- Biện pháp khắc phục là mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Công an điều khiển giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về an toàn giao thông.

  • Trả lời gợi ý Bài 5 trang 14 SGK GDCD lớp 8

    Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất: Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư..

  • Giải bài tập Bài 13 trang 36 SGK GDCD lớp 8

    Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích...

  • Giải bài tập Bài 14 trang 40 SGK GDCD lớp 8

    Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ gần gũi, chăm sóc, động viên, an ủi họ vượt lên bệnh tật để kéo dài sự sống.

  • Giải bài tập Bài 12 trang 33 SGK GDCD lớp 8

    Sơn đua đòi ăn chơi không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình là phải học hành chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ.

  • Giải bài tập Bài 15 trang 43 SGK GDCD lớp 8

    Ở địa phương em tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại khá tốt

NGƯỜI KHÔNG KỶ LUẬT LÀ NGƯỜI DỄ DÃI

Nội dung

Kỷ luật bản thân là quá trình thách thức nhất trong việc 'tự lãnh đạo' bản thân, vì đây là ‘cuộc chiến’ không với ai khác, mà là với chính mình.

  • Thói quen chi tiêu là chìa khóa quyết định sự giàu có của bạn

‘"àm việc theo kỉ luật không phải là điều dễ dàng nhưng nó sẽ đem lại cho bạn hoa trái ngọt ngào trong công việc và cuộc sống"- ông Phạm Ngọc Anh, CEO ASK Training JSC - Ảnh: ASK

Tại sao rất nhiều người thất bại trong ‘cuộc chiến’ với bản thân?

Nhiều năm trước tôi cũng sống một cuộc sống rất lười biếng, tùy tiện, buổi tối muốn chơi đến mấy giờ thì chơi, lướt web, chơi game thâu đêm, sau đó ngủ một mạch đến khi tự tỉnh.

Tuy nhiên, từ khi bắt đầu khởi nghiệp, tôi đã thay đổi. Hàng ngày dậy từ 6h30 sáng, làm việc liên tục đến 1h đêm, chẳng cần dùng đến báo thức. Những ngày nghỉ, tôi vẫn thức dậy lúc 6h30 để không phá vỡ thói quen đã hình thành.

Khi bạn biến một hoạt động thành thói quen, bạn không cần dùng đến khả năng tự kiểm soát bản thân. Dưới đây là một số kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ, mong rằng các bạn sẽ thực hành nó, để trang bị cho mình nền tảng để tiến về phía trước:

1. Luôn làm việc có kế hoạch

Xây dựng thói quen lập kế hoạch sẽ giúp bạn luôn ý thức được mục tiêu mình muốn đạt được khi làm bất cứ việc gì và có phương án dự phòng cho những vấn đề phát sinh. Từ việc lựa chọn mô hình khởi nghiệp nào, học gì để phát triển bản thân, cho đến những việc thường nhật như ăn uống như thế nào để giữ gìn sức khoẻ, tập luyện ra sao để nâng cao sức khỏe… đều cần phải có kế hoạch.

2. Tuân thủ theo đúng kế hoạch

Rất nhiều người lập kế hoạch, có lịch công tác rõ ràng, nhưng lại thiếu sự kiểm soát khi thực hiện. Kết quả là kế hoạch chỉ trên giấy và không được hiện thực hoá. Làm việc theo đúng kế hoạch chính là thể hiện tinh thần tự tin và tự trọng.

Tin tưởng vào những gì mình đã hoạch định, quyết tâm thực hiện chúng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho những giây phút mơ hồ, lưỡng lự, không biết bắt đầu từ đâu, không biết nên làm hay không.

"Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" - Ảnh minh họa: ASK

3. Luôn đúng giờ bằng cách sớm hơn

Đi làm đúng giờ, tốt nhất là hãy chủ động để phòng tránh rủi ro kẹt xe, tắc đường. Đúng giờ sẽ mang lại cho bạn lợi nhiều hơn hại đấy. Đi họp lại càng phải đúng giờ hơn nữa, vì đó là thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác của mình. Tốt nhất nên đến sớm 15 phút để có thời gian chuẩn bị trước cho cuộc họp.

4. Quản lý tốt thời gian của bản thân

Trong giờ làm việc chỉ tập trung vào công việc, không mất thời gian cho những việc riêng tư [điện thoại, chat, chơi game, facebook, mua hàng trên mạng…]. Thời gian nghỉ giải lao từ 5 đến 10 phút sau mỗi nhiệm vụ, cho mắt và cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng.

5. Giữ thái độ tích cực, lạc quan

Thông thường chúng ta có thói quen làm những gì mình thích hơn là quan tâm đến việc làm những gì cho người khác thích. Hãy xây dựng thói quen niềm nở, thân thiện với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Biết lắng nghe những gì người khác nói và nói những gì người khác muốn nghe.

Tóm lại, kỷ luật bản thân chính là điều kiện cơ bản giúp chúng ta đạt được những điều quan trọng và cần thiết trong công việc và cuộc sống. Đồng thời cũng giúp chúng ta chống lại những thói quen xấu là rào cản cho sự phát triển của bản thân.

Khóa học Wake Up 2 ngày chuyên sâu sắp tới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể giúp bạn:

- Làm chủ kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

- Tìm ra cách thức để vượt qua sự lười biếng, trì hoãn…

- Hiểu rõ bản thân và có được tấm bản đồ hành động chi tiết trong 3-5 năm tới

Viết đoạn văn nghị luận về tính kỷ luật hay nhất

  • Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỷ luật trong cuộc sống - Mẫu 1
  • Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỉ luật - Mẫu 2
  • Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỉ luật - Mẫu 3
  • Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỉ luật - Mẫu 4
  • Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỉ luật - Mẫu 5
  • Viết đoạn văn về tôn trọng kỉ luật - Mẫu 6
  • Nghị luận 200 chữ về tính kỉ luật - Mẫu 7

Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỷ luật trong cuộc sống - Mẫu 1

Khi nhắc đến tính kỉ luật Sybil Staton cho rẳng: “Kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình”. Quả đúng như vậy, kỉ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách tạo ra tính tự chủ. Nói đến kỉ luật mọi người thường cho rằng người có tính kỉ luật luôn luôn cứng nhắc, giáo điều. Thế nhưng khi chúng ta tự áp dụng kỉ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra mình đang kiểm soát những hành động và suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn thành. Tính kỉ luật giúp chúng ta có thái độ đúng đắn khi buộc chúng ta phải hành động chứ không phải làm việc theo cảm hứng. Đây là chìa khóa của sự thành công và hạnh phúc bởi khi chúng ta hành động và tuân thủ tính kỉ luật thì sớm muộn chúng ta sẽ được hưởng trái ngọt từ công sức của quá trình lao động bền bỉ. Nhà triết học Erich Fromm từng nói: “ không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển. Chính vì vậy chúng ta cần biết đưa mình vào tính kỉ luật để chối từ nhưng lời mời gọi liên tục của bạn bè; chối từ những thú vui vô bổ để tập trung vào công việc chính. Và tất nhiên sau khi hoàn thành công việc chính các bạn có thể tự thưởng cho bản thân mình những cuộc vui khác. Người ta thường nói rằng, thành công vốn là tổng của những nỗ lực nhỏ bé được lặp đi lặp lại mà nên. Cứ mỗi ngày bạn tự đặt ra cho mình một kế hoạch rồi tự mình khép vào tính kỉ luật để thực hiện bằng được mục tiêu đó thì sao không thể đi tới thành công.

Khuyến khích kỷ luật tích cực trong trường học

Lesley Miller, Quyền Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam

20 Tháng 11 2018
UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung
  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Giáo viên là những người cầm chìa khóa mở cửa tương lai cho học sinh. Thầy cô giáo truyền cảm hứng, đưa ra thử thách, chuẩn bị hành trang và truyền sức mạnh cho những công dân toàn cầu đầy tinh thần đổi mới và trách nhiệm. Thầy cô giáo vận động trẻ em đến trường, dành thời gian với trẻ em tại trường và giúp trẻ em học tập. Ngày ngày, thầy cô giáo nỗ lực xây dựng nguồn tri thức nhằm đáp ứng nhu cầu của tương lai đất nước trong thế kỷ 21. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, UNICEF xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô giáo vì những cống hiến của các thầy cô vì học trò.

Không điều gì có thể thay thế được một người giáo viên tốt. Một em gái 14 tuổi dân tộc Nùng ở Lào Cai tâm sự “Em rất thích thầy Trung, giáo viên môn lịch sử. Thầy không bao giờ mắng chúng em khi chúng em mắc lỗi ở trên lớp. Thầy chỉ bảo và giải thích rất ân cần từ đó chúng em có thể rút kinh nghiệm mà không cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi,”

Thật đáng tiếc, không phải trẻ em nào cũng có ấn tượng như thế này về giáo viên của mình. Trừng phạt thân thể và những hình thức kỷ luật khác như xâm hại bằng lời nói vẫn là một trải nghiệm thường xuyên ở trường học đối với nhiều trẻ em ở Việt Nam. Trừng phạt thân thể và sự khoan dung cho phương pháp này lâu nay là do quan niệm cho rằng trừng phạt thân thể là một cách giáo dục trẻ em hiệu quả.

Ở Việt Nam, Luật Giáo dục năm 2005 nghiêm cấm hành vi trừng phạt thân thể ở trường học nhưng trên thực tế vẫn tồn tại vấn đề này. Một nghiên cứu do UNICEF thực hiện năm 2015 cho thấy hơn một nửa học sinh Việt Nam không thích trường học vì lý do bạo lực, bao gồm xâm hại thể chất và lời nói bởi giáo viên và bạn bè

Gần đây, UNICEF Việt Nam đã thực hiện khảo sát nhanh U-Report về chủ đề trừng phạt thân thể ở trường học bởi giáo viên và những người lớn khác ở trường. Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy trong số 417 người trả lời, 34% cho biết đã từng là nạn nhân bị xâm hại bằng lời nói nhiều hơn một lần và 59% đã chứng kiến những cảnh tượng này trong trường học trong vòng 12 tháng qua. Khi được hỏi về trừng phạt thể chất, 18% số người trả lời khảo sát cho biết họ đã từng trải qua hình thức kỷ luật này nhiều hơn một lần và 37% số học sinh cho biết đã từng chứng kiến việc này.

Trừng phạt thân thể không phải là một phương pháp phù hợp để rèn luyện kỷ luật đối với trẻ em. Trừng phạt thân thể làm trẻ em sợ hãi, từ đó khiến trẻ cảm thấy buồn bã, bị bẽ mặt, bối rối và có khả năng khiến trẻ có những hành vi hiếu thắng. Kỷ luật mang tính bạo lực và những tác động tiêu cực của nó như kết quả học tập sa sút, chuyên cần giảm, và bỏ học có ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của trẻ. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài đến tương lai của trẻ. Chấm dứt bạo lực trong trường học mới có thể giúp trẻ em lấy lại được khát khao học tập trong một môi trường giáo dục hòa bình và tạo mọi điều kiện thuận lợi.

Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em đã khẳng định rõ không một hình thức bạo lực nào đối với trẻ em có thể được chứng minh là đúng. Một điều đáng khích lệ là đã có các giải pháp cho vấn đề này. UNICEF đang phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các biện pháp phòng, chống không để bạo lực xảy ra và xử lý, giải quyết khi xảy ra bạo lực như tạo ra những giải pháp có tính bảo mật và dễ dàng tiếp cận đối với học sinh để các em có thể báo cáo bất kỳ hành vi bạo lực nào trong trường học mà không lo sợ bị trả đũa. UNICEF cũng đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng khái niệm “kỷ luật tích cực” ở Việt Nam. Đây là phương pháp tiếp cận trang bị cho giáo viên và người chăm sóc trẻ những công cụ và kỹ năng cần thiết để dạy cho trẻ những hành vi phù hợp và chủ động phòng tránh không để xảy ra những hành vi không phù hợp.

Hôm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng gửi lời tri ân và bày tỏ sự ủng hộ của chúng ta với các thầy cô giáo của Việt Nam, đặc biệt là những tấm gương như thầy Trung, những người có trách nhiệm tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh. Không có nền tảng nào vững chắc hơn cho phát triển bền vững bằng một nền giáo dục chất lượng với đội ngũ thầy cô giáo tâm huyết được đào tạo chuyên nghiệp, những người luôn thấu hiểu, cảm thông, động viên khuyến khích và tôn trọng học sinh.

Chủ Đề