Tại sao Pháp lại mở trường học

Giáo dục Liên bang Đông Dương là nền giáo dục trong sáu xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên, Lào và Quảng Châu Loan thuộc Liên bang Đông Dương dưới sự cai trị của Pháp. Tuy Liên bang này chính thức hình thành năm 1887 nhưng người Pháp không mấy quan tâm về ngành giáo dục mãi cho đến đầu thế kỷ 20 mới lập Học chánh đường [Direction de l'enseignement] và thông qua mấy đợt cải cách học vụ.

Hệ thống giáo dục này chấm dứt năm 1954 nhưng đã đặt nền móng và gây âm hưởng trong các hệ thống giáo dục kế tiếp của Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lào và Cao Miên.

Mục lục

  • 1 Thời kỳ đầu
    • 1.1 Trường Pháp-bản xứ
  • 2 Cải cách năm 1908
    • 2.1 Chính thức hóa chữ Quốc ngữ, loại dần chữ Nho
    • 2.2 Viện Đại học Đông Dương ra đời
  • 3 Cải cách năm 1917
  • 4 Chú thích

Thời kỳ đầuSửa đổi

Bắt đầu ở Nam Kỳ nơi người Pháp đặt nền cai trị đầu tiên ở Đông Dương, họ cho lập một số cơ sở huấn luyện như Trường Thông ngôn [Collège des interprètes] năm 1862 ở Sài Gòn, nhưng mục đích chính là để đào tạo nhân sự cho chính quyền người Pháp chứ không phải nâng cao kiến thức người bản xứ. Riêng một ngoại lệ là trường d'Adran [Collège D'Adran] ở Sài Gòn do Hội Thừa sai Paris lập nên và sau do dòng tu Lasan quản nhiệm nuôi dạy trẻ em nghèo.

Ngày 20 Tháng Hai năm 1873 thì chính quyền cho lập Trường Hậu bổ ở Sài Gòn [Collège des Stagiares] do Jean Luro điều hành để đào tạo công chức người Pháp khi sang nhận nhiệm sở Đông Dương.[1] Sau đó Trương Vĩnh Ký được bổ làm Chánh đốc học.[2]

Năm 1903 ở thì người Pháp cho lập Trường Hậu bổ, Hà Nội rồi Trường Hậu bổ, Huế [năm 1911] cũng với mục đích đào tạo nhân sự hành chính. Trong khi đó giáo dục đại chúng không mấy thay đổi so với giáo dục khoa cử thời Nguyễn ở Việt Nam hoặc giáo dục do nhà chùa đảm trách ở hai xứ Lào và Miên.

Trường Pháp-bản xứSửa đổi

Dù vậy cũng khởi đầu ở xứ thuộc địa trực trị Nam Kỳ năm 1879 chính quyền Pháp thành lập loại trường hỗn hợp [tiếng Việt gọi là "trường Pháp-Nam" hoặc "trường Pháp-Việt"] lấy mẫu từ trường công ở bên chính quốc. Năm 1904 thì hệ thống loại trường mới này mở ở Bắc Kỳ; Cao Miên theo gót năm 1905, và đến năm 1906 thì áp dụng ở cả Lào và Trung Kỳ. Mặc dù có sự hỗ trợ của chính quyền, loại trường mới này chỉ có một thiểu số nhỏ học sinh ghi danh theo học. Riêng ở Bắc Kỳ năm 1917 trong số 22 tỉnh thành chỉ có 67 trường.[3] Để tiện bề so sánh, trước đó chín năm ở hai xứ bảo hộ Bắc và Trung Kỳ thì số liệu năm 1908 ước tính vẫn còn 15.000 trường truyền thống do các ông đồ dạy chữ Nho với khoảng 200.000 học sinh theo học.[4]

Ngoài mục đích giáo dục, chủ trương của chính quyền khi mở trường Pháp Nam còn do động lực chính trị. Đó là vì nhóm văn thân vẫn chưa khuất phục nhà nước Bảo hộ; người Pháp cho rằng giới nho sĩ là mầm mống kháng cự nên họ tìm cách triệt hạ lề lối giáo dục bản xứ cựu triều để cách ly lớp trẻ khỏi lối tư duy cũ.

Cải cách năm 1908Sửa đổi

Toàn quyền Đông Dương Paul Beau là người đề xướng việc cải tổ và cho thành lập Hội đồng Cải cách Học vụ [Conseil de Perfectionnement de l'enseignement indigène] ngày 14 tháng 11 năm 1905 cùng lập Nha Giám đốc Học chính [Direction de l'Enseignement] dưới sự điều hành của Henri Gourdon. Nếu theo đúng kế hoạch thì mỗi làng xã sẽ có một ngôi trường dạy chữ Quốc ngữ để dần loại bỏ chữ Nho. Theo Nha Học chính thì trường sở sẽ chia thành ba cấp:

  • Ấu học thì giao cho xã thôn dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ; ai đậu thì gọi là "tuyển sinh."
  • Tiểu học thì do phủ, huyện có huấn đạo và giáo thụ đảm trách, tiếp tục dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ và có thể tình nguyện học thêm tiếng Pháp chứ không bắt buộc;
  • Trung học thì do quan đốc học ở tỉnh lỵ trông coi và dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Đây bước đầu của chữ Quốc ngữ trong ngành giáo dục của người Việt.

Chính thức hóa chữ Quốc ngữ, loại dần chữ NhoSửa đổi

Chính quyền cũng theo đuổi việc hợp thức hóa chữ Quốc ngữ cho người Việt bằng cách nâng loại chữ này lên hàng văn tự chính thức ở Nam Kỳ ngay từ năm 1878[5] và Bắc Kỳ kể từ năm 1910.[3] Ngay khoa thi Canh Tuất [1910] triều Duy Tân, sĩ tử đã phải làm bài bằng chữ Quốc ngữ. Đối với chữ Hán thì khoa cử dần bị loại bỏ. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ là năm 1915. Ở Trung Kỳ đạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ [tức ngày 28 tháng 12 năm 1918] chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế.[6]

Viện Đại học Đông Dương ra đờiSửa đổi

Bài chi tiết: Viện Đại học Đông Dương

Thay thế vào con đường tiến thân cũ, Toàn quyền Paul Beau cũng cho lập Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội với ba phân khoa: văn chương, luật khoa và khoa học. Ngay năm đầu tiên đã có 94 sinh viên ghi danh theo học nhưng sang năm 1908, nhân có vụ biến động của phong trào kháng thuế ở Quảng Nam rồi lan rộng khắp miền Trung, Viện Đại học phải bãi khóa. Toàn quyền Antony Wladislas Klobukowski cũng cho giải thể Nha Học chính.[7] Tình hình giáo dục ở những thập niên đó bị cách đoạn.

Cải cách năm 1917Sửa đổi

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Toàn quyền Albert Sarraut là người ban hành Tổng quy học chính [Règlement Général de l'Instruction Publique en Indochine] ngày 21 tháng 12 năm 1917 và cho tái khai giảng Viện Đại học Đông Dương, lần này thêm các phân khoa Y dược, Thú y, Thủy lâm, Sư phạm, Thương mại, Tài chính, Luật khoa hành chánh, và Mỹ thuật.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Britto, Karl. Disorientation: France, Vietnam and the Ambivalence of Interculturality. Hongkong: Hongkong University Press, 2004. tr 145-147.
  2. ^ "Petrus Key và Sứ Đoàn Phan Thanh Giản [1863-1864]"
  3. ^ a b Franco-Vietnamese schools
  4. ^ Pierre Brocheux và Daniel Hémery. Indochina: An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009. tr 217-249
  5. ^ Thi cử và nền giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ Chương trình giáo dục ở nước ta những thập niên đầu thế kỷ XX và những ông nghè cuối cùng của nền khoa cử phong kiến
  7. ^ Vietnam and the French


Video liên quan

Chủ Đề