Tại sao rắn là biểu tượng của ngành y

Cập nhật: 13/03/2020 14:59 | Nhâm PT

Biểu tượng ngành Y đó là hình ảnh một con rắn đang quấn mình quanh một cây gậy. Theo truyền thuyết kể lại rằng Asclepios là một y sĩ người Hy Lạp, ông được người đời thờ phụng và tôn kính thành thần y khoa trong thần thoại Hy Lạp. Hình ảnh của ông được người ta miêu tả là một người để ngực trần nửa ngực, không có râu và tóc xoăn, tay trái ngài cầm một cây gậy có con rắn quấn quanh.

Biểu tượng của ngành Y có ý nghĩa đặc biệt

>>Nếu bạn đang có ý định trở thành dược sĩ đừng bỏ qua chương trình học cao đẳng dược của trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn.

Về sau này, tổ chức Y tế thế giới quyết định lấy hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy là hình ảnh đại diện trong Y học.

Cần lưu ý có biểu tượng là hình ảnh hai con rắn quấn quanh một cây gậy. Biểu tượng này rất hay bị nhầm làn biểu tượng của ngành Y. Tuy nhiên đây là biểu tượng của một số sản phầm có liên quan đến ngành Y.

Biểu tượng của ngành Y tế

Biểu tượng của ngành Y tế là hình ảnh một con rắn quấn quanh cây gậy giống như biểu tượng của ngành Y, tuy nhiên điều đặc biệt là con rắn và cây gậy có màu trắng bởi vì đây là màu của Ngành Y tế. Màu trắng có ý nghĩ cho sự sạch sẽ, hòa bình và ý chí.

Biểu tượng ngành Y tế

Biểu tượng ngành Dược

Trên thế giới biểu tượng ngành dược đã được nhận diện bằng hình ảnh Cái chén của Hygeia. Biểu trượng này có lịch sử liên quan lớn thời thần thoại Hi Lạp và một phần Ki tô giáo.

Chiếc chén Hygeia có hình ảnh một con rắn cuốn quanh chén nguyên thủy có nguồn gốc từ  Hy Lạp. Thần Zeus là một vị thần tối cao ngự trị ở Núi Olympus, cai quản tất cả những nam thần, nữ thần khác ở Pantheon. Vị thần này có một người con trai tên là Apollo. Vị thần Apollo chịu trách nhiệm tiên tri, ánh sáng, âm nhạc và Y thuật. Tiếp đó vị thần này lại có một người con trai tên là Aesclepius được phong làm thần Hy Lạp chịu trách nhiệm về y thuật và chữa bệnh. Từ nhỏ Aesclepius đã có hiểu sâu biết rộng về các loài cây cỏ. Sau một lần chứng kiến cảnh một con rắn cứu bạn nhờ thảo dược ông đã quyết tâm nghiên cứu và tìm hiến sâu hơn về chúng để tìm ra cách chữa bệnh cứu người và ông đã thành công.

Thần Aesclepius sau một thời gian đảm nhận chức vụ chữa bệnh thì được công nhận là quá tài giỏi. Vị thần này thường được miêu tả là tay cầm một cây gậy luôn có một con rắn cuốn xung quanh thân gậy. Chính vì sự tài giỏi ấy, Thần Zeus lo sợ rằng Aesclepius sẽ làm cho tất cả đàn ông trên thế giới trở nên bất tử còn diêm vương thì than là sợ không còn người chết xuống dưới âm phủ nữa. Vì vậy, thần Zeus đã ra lệnh giết chết Aesclepius bằng một cơn sấm sét.

Cái chén của nữ thần Hygeia

Lực học của bạn chưa thực sự xuất sắc, đừng lo chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT bạn hoàn toàn có thể đăng ký học tại trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn để cầm chắc cho mình tấm vé trở thành dược sĩ.

Người hạ giới vì thương tiếc vị thần này nên đã xây dựng một ngôi đền để thờ phụng. Sau khi xây xong đền thờ thi người ta thấy có rất nhiều rắn xuất hiện trong đền. Lúc đầu nhìn những con rắn như đã chết nhưng hễ có người cầm lên rồi thả xuống thì con rắn đó lại bò đi. Người dân quanh đó tin rằng,  chính thần Aesclepius đã làm cho những con rắn đó sống lại.

Aesclepius có một người con gái là nữ thần bảo vệ sức khỏe đồng thời  có bổn phận gìn giữ đền cha và rắn trong đền thờ. Hiện nay, chúng ta chỉ có thể thấy tượng đài nữ thần Hy Lạp Hygeia cầm một cái chén y khoa có một con rắn quấn quanh tay nhìn giống như con rắn sắp thả lưỡi  vào chén. Biểu tượng này dần trở nên quen thuộc và được gọi với tên là “ Cái chén của Hygeia và cũng là biểu tượng thông dụng sử dụng dành riêng cho ngành Dược được nhiều hiệp hội, tổ chức và một số trường đại học sử dụng.

Còn trong Kito giáo, một số tài liệu lưu lại rằng, ngay từ thế kỷ thứ nhất trước sau công nguyên, chén Hygeia đã được liên kết đến sứ đồ Cơ đốc St John. Hình ảnh này đã được dùng như một biểu tượng cho những nhà chế thuốc ở Ý từ năm 1222.  Vào năm này, người Ý đã dùng biểu tượng này trong dịp lễ mừng kỷ niệm 700 năm thành lập Đại học Padua.

Năm 1796, chén Hygeia được xem như chính thức liên quan đến ngành Dược khi Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành đồng đúc mang biểu tương này. Từ đó. Chiếc chén được coi như tiêu biểu cho chém nước thuốc, và con rắn là tượng trưng cho việc có thể cứu chữa được. Hội Dược sĩ Hoa Kỳ đã chính chức công nhận chén Hygeia là biểu tượng cho nghề Dược từ năm 1964.

Ý nghĩa biểu tượng ngành Y Dược

Như đã trình bày ở trên, biểu tượng của ngành Y được kết cấu từ hai hình ảnh chủ đạo đó là hình ảnh con rắn và hình ảnh cây gậy. Mỗi hình ảnh lại có ý nghĩa riêng.

Hình ảnh con rắn trong biểu tượng của ngành Y tưởng chừng như có vấn đề gì bất thường bởi vì theo quan niệm của nhiều người, rắn là con vật chứa nọc độc, mang lại những điều không tốt và thường không được đón nhận. Tuy nhiên, hình ảnh con rắn trong biểu tượng của ngành Y lại măng ý nghĩa khác, nó tượng trưng cho sự sống bền bỉ, sức sống mãi liệt bởi vì rắn già thì rắn lột, rắn lột xác xong sẽ bắt đầu một sự sống như một vòng tuần hoàn.

Cây gậy được có là cây gậy thần của thần Asclepios. Cây gậy nguyên thủy có hình dạng sần sùi và có sẹo nhánh trên thân. Tuy nhiên cũng có một câu chuyện khác có liên quan đến hình ảnh cây gậy đó là theo Kinh thánh, do người Do Thái bị rắn tấn công dẫn đến có quá nhiều người chết. Họ bèn cầu cứu đến chúa, chúa thương tình liền hạ lệnh cho thần Moses làm một cây gậy có đầu là một con rắn bằng đồng quấn quanh, người nào bị rắn cắn nhìn vào đầu cây gậy đó là tự khắc sẽ khỏi.

Như vậy, ý nghĩa của biểu tượng ngành Y đó là sự sống mãnh liệt của loài rắn và sự tâm huyết, kì diệu đến từ cây gậy.

Trong ngành Y, còn có phân ra chuyên ngành Y tế, chuyên ngành Y dược,…. Và một số chuyên ngành khác. Mỗi chuyên ngành lại có một biểu tượng riêng, lấy cảm hứng từ biểu tượng của ngành Y nói chung để thể hiện nét đặc trưng của chuyên ngành mình.

Đặng Thùy Linh giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Tổng hợp

Hình ảnh con rắn quấn quanh cái ly đối với những người hoạt động ngành Y Dược thì rất quen thuộc. Nhưng tại sao lại lựa chọn con rắn làm biểu tượng ngành Y chắc hẳn sẽ ít người biết?

>>> Tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM năm 2019

Nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc là tại sao biểu tượng trong ngành Y - Dược lại là con rắn mà không phải là một con gì hay vật gì khác. Khi thì thấy hai con, khi thì một con quấn quanh một cây gậy; có khi thì cái ly hay cốc [hay gặp trong ngành Dược].

Rắn là một linh vật đối với Ấn Độ giáo [Hinduism]. Tại những đền chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo như Campuchia và Thái Lan, chúng ta thấy tượng rắn thần Naga khắp nơi. Naga theo tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, và được xem là thần rắn trong Ấn Độ giáo. Naga được gắn với hai vị thần quan trọng là Vishnu và Shiva, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và huỷ diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới.

Thần Esculape - ông tổ của ngành Y Dược

Theo thần thoại Hy Lạp, một lần, thần Esculape đến thăm một người bạn bị bệnh, ông trông thấy một con rắn độc đang bò vào nhà và đã đánh chết nó. Ngay sau đó, một con rắn khác lại tiến vào và trên miệng ngậm một lá cỏ đến mớm cho đồng loại vừa mới bị đánh chết. Kỳ lạ thay, con rắn chết bỗng hồi sinh. Esculape tình cờ biết được thứ cỏ lạ đấy, nghiên cứu và tìm hiểu thêm, từ đó trở thành một thần y chữa bệnh cứu sống rất nhiều người.Trên thiên đình, thần vương Jupiter thấy thế, sợ tài năng của Esculape sẽ làm cho loài người thoát khỏi luật sinh tử, nên đã sai độc nhãn quỷ Cyclope tạo ra sét và đánh chết vị y sư. Cũng nhờ có cha là thần Apollon xin, nên được thần vương Jupiter cho lên ở lại chùm sao Nhân Mã [Sagittaire]…. Từ đó, Esculape được tôn vinh như vị thần y khoa, và thường lấy hình ảnh hai con rắn quấn quanh cái gậy của người làm biểu tượng cho ngành y. Ngày nay, tại thành phố cổ Epidaure vẫn còn di tích ngôi đền thờ thần Esculape.

Sử cổ La Mã chép truyện về Andro Machus, y sư của Catus Claudius, một vị tướng nổi tiếng thành Rome. Ông đã tìm ra thuốc trị rắn cắn bằng chính nọc độc của chúng, nhờ đó quân La Mã thoát chết bởi đoàn rắn độc của tướng Hung nô Annibal.

Năm 290 trước công nguyên, La Mã bị dịch, người bệnh phải dâng ly rượu cúng thần Esculape mong tai qua nạn khỏi. Vì thế, về sau người ta vẽ thêm một cái ly bên cạnh con rắn, biểu tượng cho ngành dược.

Đối với Tây y, rắn chiếm vị trí khiêm nhường trong số khổng lồ các phương thuốc trị liệu nhưng lại có vinh dự trở thành biểu tượng có tính chất truyền thống của cả ngành Y và ngành Dược. Biểu tượng ngành Y là hình con rắn quấn quanh cây gậy. Còn biểu tượng ngành Dược là con rắn có đuôi quấn quanh chân một cái ly đựng thuốc và thân của nó vòng qua miệng ly để đầu chúi xuống, thả lưỡi nếm thuốc. Biểu tượng ngành Dược thường gọi nhiều tên như: “Cái ly con rắn”, “Cái cốc con rắn” hoặc “Chén thuốc Hygeia”.

Biểu tượng ngành Y

Kể từ năm 1796, chén thuốc Hygeia được Pháp chính thức xem là biểu tượng ngành Dược và Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành biểu tượng được đúc bằng đồng hình cái ly và con rắn. Khi Pháp xâm chiếm và phổ biến nền Y - Dược phương Tây vào đất nước ta nên mặc nhiên chúng ta cũng thừa nhận biểu tượng ngành Dược này của Pháp.

Các nhà thuốc tây ở ta trước đây luôn treo bảng hiệu có dấu thập xanh lá cây và hình cái ly con rắn. Còn ở Mỹ, Hội Dược sĩ Hoa Kỳ [APhA] chính thức công nhận chén thuốc Hygeia là biểu tượng ngành Dược từ năm 1964.

Ngoài biểu tượng con rắn và cây gậy của Asclepius, nhiều khi một y hiệu có hai con rắn cuốn một cây gậy, và hai bên có đôi cánh cũng được dùng làm biểu hiệu cho ngành y hay y sĩ. Biểu tượng có hai con rắn cuốn trên một cây gậy có cánh thường được gọi là Caduceus. Chữ Caduceus gốc Hy Lạp có nghĩa là "Đũa thần của sứ giả". Ngành Quân Y của Mỹ dùng biểu tượng này từ năm 1856 làm biểu tượng riêng của họ, khác với biểu tượng chính thức của ngành Y từ trước đó với một con rắn quấn trên một cây gậy.

 Nguồn: Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề