Tại sao thẻ atm không giao dịch được

Thẻ ATM bạn đang dùng gặp tình trạng lỗi chip nhưng bạn không biết nguyên nhân do đâu và cách khắc phuc? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này của VinID để biết những cách khắc phục thẻ ATM bị lỗi chip nhé!

1. Các lý do thẻ ATM báo lỗi không đọc được chip 

Trong quá trình sử dụng, khi thẻ ATM báo lỗi không đọc được chip nghĩa là khách hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch thành công. 

Con chíp nhỏ này nó có nhiệm vụ kết nối rất nhiều đơn vị quan trọng như ngân hàng phát hành, công ty thanh toán, bên nhận thanh toán. Vì vậy, khi sử dụng thẻ chip mọi người nên chú ý không làm con chíp bị biến dạng hay trầy xước. 

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thẻ ATM báo lỗi chip hiện nay là:

  • Thẻ bị virus tấn công.
  • Thẻ ATM bị ướt khi đang thực hiện giao dịch.
  • Thẻ ATM bị gãy, không còn nguyên vẹn.
  • Từ ngân hàng phát hành có hệ thống thẻ chip bị lỗi.
  • Con chip trên thẻ bị trầy, xước nặng, hoặc bị cong, bị thay đổi hình dạng so với ban đầu.
Chip cần được giữ nguyên, tránh trầy xước

2. Cách xử lý khi thẻ ATM bị lỗi chip

Với từng vấn đề mà thẻ ATM gặp phải, ta sẽ có những cách xử lý khác nhau:

  • Một trong những cách xử lý phổ biến nhất khi thấy thẻ ATM báo lỗi chip, không thể thực hiện được giao dịch là phải đến ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ hoặc yêu cầu làm thẻ mới.
  • Nếu khi đang giao dịch tại POS hay ATM và thẻ gặp vấn đề, không thể thực hiện thành công giao dịch hoặc không thể lấy thẻ ra thì phải gọi ngay đến hotline của ngân hàng phụ trách để được hỗ trợ kịp thời.
  • Nếu thẻ không thể thực hiện giao dịch được thì bạn có thể dùng dịch vụ Internet Banking hoặc Ipay để chuyển số tiền cần thực hiện giao dịch sang tài khoản, thẻ khác, để tiện thực hiện các giao dịch tiếp theo trong khi vẫn đợi được cấp thẻ mới hoặc sửa thẻ cũ.
Không được để thẻ bị cong, biến dạng

3. Một số lưu ý khi dùng thẻ ATM gắn chip

  • Với thẻ ATM từ thì các thông tin như số thẻ, tên chủ thẻ, ngày làm thẻ, ngày hết hạn… sẽ được thể hiện lên trên bề mặt thẻ. Còn với thẻ ATM gắn chip, thông tin sẽ được lưu giữ trong chip, cách này giúp bảo mật được thông tin thẻ tốt hơn.
  • Thẻ ATM gắn chip còn có thể xóa thông tin, lưu lại nhiều lần, còn thẻ từ thì chỉ ghi được một thông tin cố định vào thẻ. Điều này sẽ giúp ngân hàng và khách hàng giảm được chi phí mua thẻ trắng mới khi có nhu cầu đổi thẻ.
  • Khi thanh toán hay rút tiền, với thẻ ATM gắn chip không cần phải rút thẻ ra mà chỉ cần để mặt thẻ gắn chip tiếp xúc với máy ATM là được.
  • Với một số loại thẻ gắn chip, chỉ cần chạm hoặc đưa thẻ đến gần thiết bị chấp nhận thẻ [POS] nhất có thể là đã có thể thanh toán thành công được rồi. Vì vậy, dù cho các thông tin trên thẻ được mã hoá, bảo mật hết rồi thì khi người lạ, kẻ gian sở hữu thẻ của bạn, họ vẫn có thể sẽ lấy được tiền của bạn.
  • Thẻ nên được bảo quản, tránh trầy xước, va đập hay làm ảnh hưởng đến bề mặt chip. Vì khi đó, khả năng cao là máy sẽ không thể quét được thẻ, báo lỗi.
  • Nên có sẵn ứng dụng ngân hàng điện tử [Internet Banking hoặc Ipay] để kịp thời theo dõi và kiểm soát số tiền có trong thẻ nếu chẳng may xảy ra bất trắc.
  • Nên thường xuyên ra ATM để kiểm tra thông tin tài khoản và lịch sử giao dịch của mình đề phòng thẻ bị đánh tráo, hoặc dùng để thanh toán mà bạn không biết.
  • Nên đổi mã pin thẻ ATM định kỳ để tránh việc để lộ thông tin.
  • Không tuỳ tiện đưa thẻ cho người khác sử dụng nếu không phải chính chủ thẻ.
  • Nếu làm mất thẻ hay bị khóa thẻ thì phải lập tức liên hệ đến ngân hàng phát hành thẻ để được cấp thẻ mới và bảo vệ số tiền trong thẻ cũ.
  • Hiện nay, nhà nước đã có thông tư về việc dừng sử dụng thẻ ATM từ, thay vào đó là sử dụng thẻ ATM gắn chip. Hãy cập nhật thông tin liên tục từ ngân hàng bạn đang dùng để có thể được đổi sang thẻ ATM gắn chip sớm nhất có thể nhé!
  • Tuỳ vào ngân hàng mà bạn đang dùng, mức phí đổi từ thẻ ATM từ sang ATM gắn chip sẽ dao động, nhưng sẽ trong khoảng từ 0 – 50.000 đồng.
  • Từ ngày 31/12/2021, tất cả các thẻ ATM đang hoạt động tại Việt Nam bắt buộc phải là dạng thẻ chip. Các loại thẻ từ sẽ không còn được chấp nhận tại các cây ATM hay các thiết bị thanh toán nữa.
Con chip bên trên thẻ ATM cần được giữ gìn cẩn thận

Qua bài viết trên, VinID hy vọng đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin, kiến thức cần thiết nếu gặp tình trạng thẻ ATM bị lỗi chip. Tham khảo thêm các thông tin mới & nhiều kinh nghiệm hay khác tại //vinid.net/blogs/ nhé!

>>> Cách kích hoạt thẻ ATM gắn chip 

Chủ Đề