Tại sao thượng tướng chu văn tấn bị bắt

Thượng tướng Chu Văn Tấn!
[fb Hoang Nguyen Hong, 29-9-2017]

Đang nghĩ gì ư ?
Mình nghĩ về tháng 9, con số 9 và Thượng tướng Chu Văn Tấn. Về bi kịch một con người!
Tháng 9 năm 1940 ngày 22, một thanh niên dân tộc Nùng có học [đã là Thầy giáo] được ý tưởng của Kỹ sư Hoàng Văn Thụ thu hút, khơi dậy lòng yêu nước và ý thức làm người Việt, nhân cơ hội giặc Nhật tấn công quân đội Pháp đồn trú ở Lạng Sơn, bỏ đồn chạy về Bắc Sơn. Anh thanh niên có học này, đã cùng bạn hữu có cùng chí hướng, phục đón ở Đèo Tam Canh [xã Long Đống] chặn tàn quân Pháp, tước vũ khí súng đạn và trang bị cho lực lượng thanh niên dân tộc Nùng, Tày, Dao… do anh chỉ huy làm nên Khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27 [tháng 9 năm 1940]. Người thanh niên dân tộc Nùng có học, đã tự cầm súng và quy tụ thanh niên các dân tộc thiểu số, lập nên Cứu Quốc quân…một trong những lực lượng tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này. Đó là Tân Hồng-Chu Văn Tấn; người sau đó, vào tháng 2 năm 1941 dẫn đường cho ông Đặng Xuân Khu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh và hai đại diện Xứ ủy Trung kỳ và Nam kỳ….vượt biên giới, đi vòng sang đất Trung Hoa Dân Quốc [Tĩnh Tây, Quảng Tây] do Tưởng Giới Thạch quản lý, rồi mới quay về Pắc Bó, gặp cụ Nguyễn Ái Quốc làm nên sự kiện Hội nghị Trung ương 8 năm 1941 và ra đời Mặt trận Việt Minh. Trên chặng đường đi, ông Hoàng Quốc Việt do đau chân không theo kịp đoàn, ông Chu Văn Tấn phải quay lại đón và cõng Hoàng Quốc Việt trên lưng, chạy theo đoàn.
Tại Hội nghị Quốc dân Tân Trào [tháng 8 năm 1945] ông Chu Văn Tấn được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do cụ Hồ Chí Minh đứng đầu. Người thanh niên dân tộc Nùng có học này, trong kháng chiến chống Pháp năm 1948 được phong Thiếu tướng cùng 8 người khác [cùng Thiếu tướng] và Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, năm 1959 được phong Thượng tướng, đó là ông Chu Văn Tấn [bí danh Tân Hồng].
Thượng tướng Chu Văn Tấn trong chống Pháp đã từng giữ chức Chánh án Tòa án Quân sự Cấp cao, là Bí thư Liên Khu ủy, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Liên khu I; trong chống Mỹ là Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc, Chính ủy kiêm Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Quân khu Việt Bắc và khi nước Việt Nam thống nhất [1975-1976] là Phó Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thượng tướng Chu Văn Tấn sinh 1910, vào Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1936. Cả đời vì đất nước, vì dân tộc Việt Nam, vang danh “Hổ xám núi rừng Việt Bắc” một thời đánh Pháp; là niềm tự hào, là tấm gương yêu nước và ý thức tự trọng dân tộc, ý chí và khí tiết ngay thẳng, bình đẳng vươn lên, lòng quả cảm và kiên trinh…cho các thế hệ thanh niệm các dân tộc thiểu số Việt Bắc nói theo và tự nguyện tham gia Mặt trận Việt Minh, tham gia chống Pháp và đánh Mỹ, thống nhất đất nước.
Thượng tướng Chu Văn Tấn một con người suốt đời sống ngay thẳng, chân thành và trung thực lại bị tai họa bất ngờ giáng xuống, bởi chính từ đồng chí mình, một con chưa thành người rất nham hiểm,  đọc ác, nhân danh tổ chức và lạm dụng quyền lực, đã cho công an ngấm ngầm theo dõi từ tháng 9 năm 1976 và buộc Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thống nhất Chu Văn Tấn phải âm thầm lặng lẽ chịu đựng sự khống chế, quản thúc, tra xét, thẩm vấn của hai đồng chí và đồng loại mình suốt năm năm, từ ngày 14 tháng 7 năm 1979 [bắt trong Bệnh viện] đến ngày 22 tháng 04 năm 1984 [chết nơi giam giữ]. Trước đây, do đi theo Cụ Hồ và hoạt động Việt Minh, nên bố đẻ ông Chu Văn Tấn đã bị thực dân Pháp bắt bỏ tù và chết trong Nhà tù Chợ Chu [Định Hóa, Thái Nguyên]; nay đất nước thống nhất đường đường là một Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội lại bị chính đồng chí mình bày ra mưu ma, chước quỷ, vu khống ám hại về chính trị, tinh thần và thể xác, buộc Thượng tướng Chu Văn Tấn [Phó Chủ tịch Quốc hội] tuy thể xác còn sống, nhưng mất hết quyền tự nhiên của con người và quyền công dân, đã âm thầm chịu đựng và lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng lúc nào không ai hay, trong căn phòng lạnh lẽo, không vợ con, không người thân thích lúc lâm trung, để lại thân xác nơi giam giữ và thoát trí khôn về nơi Tiên tổ họ Chu, rừng hồi, núi đá, đồng ruộng quê hương ở Đình Cả-Võ Nhai [Thái Nguyên].
Theo kể lại của người ghi chép trong các lần gặp của hai nhân vật [Th, Đ], ông Chu Văn Tấn đã khảng khái nói thẳng với hai con người là kẻ khốn nạn và lừa dối; ông rất minh mẫn phản bác những ý đồ đen tối, lừa phỉnh lường gạt của hai con người Th và Đ. Mỗi lần gặp như thế, thần sắc ông Chu Văn Tấn đều toát lên ý chí của một vị tướng, giữ trọn niềm tin vào cụ Hồ Chí Minh và khẳng định việc làm đại nghĩa của mình là vì dân tộc, vì đất nước và chủ quyền quốc gia. Nhưng hai nhân vật kia không mảy may động lòng và báo cáo với trung thực với Trung ương, nên tiếp tục giam cầm, không điều tra, đưa ra tòa xét xử ông Chu Văn Tấn cho đến chết [22 tháng 4 năm 1984].
Thế là “Hổ xám núi rừng Việt Bắc” một thời đánh Pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người sáng lập và Chỉ huy Lực lượng Cứu Quốc quân năm xưa, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, khởi nguồn làm cách mạng từ một thanh niên dân tộc Nùng với tên cúng cơm là Chu Văn Tấn, bí danh hoạt động bí mật là Tân Hồng [ánh sáng mới] chân đất năm xưa, cầm súng đánh giặc ngoại xâm, nay sạch bóng quân thù [Pháp, Mỹ], sống giữa trời của ta, đất của ta và giang sơn liền một dải, các dân tộc miền thượng và miền xuôi đoàn tụ, sống yên vui và bình đẳng, lại rơi tõm xuống bẫy đồng chí, đồng loại và không sao thoát ra được, đành ôm hận nhưng ngẩng cao đầu và giữ vững khí tiết làm người, thân hình tuy bị còm cõi, nhưng tâm hồn trong sáng và trí tuệ minh mẫn, nhẹ bước về với Đất Tổ quê hương, nơi các anh linh chiến sỹ Cứu Quốc quân hy sinh và yên nghỉ một thời Khởi nghĩa Bắc Sơn 1940. Đúng là “Cái Tôi hoàn lại Đất Trời; trả Tôi mắt mũi thủa thời chưa sinh” như câu thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khắc trên Đại Hồng Chung, treo trong Gác chuông ở Núi Rồng Vũng Chùa-Đảo Yến [xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình] nơi linh thánh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng linh thần Đất Nước “Trấn giữ” chủ quyền và sự bình yên biển đảo, vùng trời và đất liền khúc ruột miền Trung.
Con số 9 thật ấn tượng, mầu nhiệm và diệu kỳ. Tháng 9 năm 1940 ngày 22, ông Chu Văn Tấn chặn tàn quân Pháp, tước súng giặc ở Đèo Tam Canh, ngày 27 Chu Văn Tấn cầm súng khởi nghĩa Bắc Sơn [Lạng Sơn]. Tháng 9 năm 1945, ngày mùng 2, cụ Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, Khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 9 năm 1969, cũng đúng ngày mùng 2, lúc trên dưới 9 giờ [đầu cuối giờ Thìn] cụ Hồ Chí Minh, âm thầm và lặng lẽ quay về với Tiên tổ họ Nguyễn-họ Hồ và dân tộc Tiên Rồng!
Suy ngẫm nhiều về con số 9 định mệnh và diệu kỳ là thế. Xin tạm nêu đôi điều. Mong muôn người, cùng suy ngẫm!

Tây Hồ, sáng 29-9-2017, giữa giờ Thìn.
Ls Hoàng Nguyên Hồng

Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát tin này trên sóng, có nhà báo phương Tây đã đặt câu hỏi:

"Việc phong tướng được đặt ra theo tiêu chuẩn nào?". Cụ Hồ đã trả lời thật giản dị:

"Đánh thắng đại tá thì phong đại tá. Đánh thắng thiếu tướng, phong thiếu tướng. Đánh thắng trung tướng, phong trung tướng. Thắng đại tướng, phong đại tướng!".

Tết Nguyên đán năm 1930, Bí thư Phạm Văn Phu  cùng chi bộ với 6 đảng viên đã lãnh đạo 5000 phu cao su làm chủ đồn điền Phú Riềng trong gần tuần lễ. Sau đó, ông bị bắt, bị đưa ra Tòa đại hình Sài Gòn và bị đày ra Côn Đảo.

Nhờ phong trào Bình Dân ở Pháp mà các tù nhân chính trị ở các nước thuộc địa được giảm án, tha bổng. Ông được trả về đất liền và bị đưa về quản thúc ở Bình Lục, Hà Nam. Không chùn bước, tiếp tục hoạt động, ông đảm đương các nhiệm vụ bí thư chi bộ, Bí thư Huyện ủy Bình Lục, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam rồi được cử vào Xứ ủy Bắc kỳ. 

Ngày 27/9/1940, Khởi nghĩa Bắc Sơn. Ở dưới xuôi, Xứ ủy giao nhiệm vụ các tỉnh tổ chức hoạt động hưởng ứng. Bí thư lên kế hoạch: chuẩn bị lực lượng quần chúng, chuẩn bị vũ khí; đến ngày X sẽ cắt đứt đường giao thông từ Hà Nội về và từ Nam Định lên; dùng nội gián cùng lực lượng quần chúng bên ngoài đánh chiếm tỉnh lỵ… 

Nhưng đến ngày 28/10 năm ấy, quân Pháp quay trở lại đàn áp đẫm máu. Du kích Bắc Sơn phải rút vào rừng sâu. Hà Nam được lệnh dừng bạo động. Cũng từ đó, Phạm Văn Phu mến phục đồng chí họ Chu, người dân tộc Nùng, đầy khí phách, dám đứng lên vũ trang chống giặc.

Cuối năm 1943, khi đang là bí thư Liên C [phụ trách Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình] anh Phu bị bắt ở trên đường đi về cơ sở ở Thái Bình. Bị tống giam nhưng từng cắt song sắt trốn tù khi nằm ở bệnh viện Phủ Lý. Vụ việc không thành, ông bị đẩy về xử án ở Ninh Bình rồi bị tống giam vào nhà pha Hỏa Lò.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, 9/3/1945, lợi dụng sự quản lí lỏng lẻo của lính Nhật, Phạm Văn Phu đã tham gia tổ chức cho tử tù Trần Đăng Ninh [nguyên bí thư Xứ ủy] và hơn 100 anh em tù chính trị vượt ngục theo đường vượt tường rào [thăng thiên] và chui cống ngầm [độn thổ], trở về với phong trào. Đây là lực lượng cán bộ đáng quý bổ sung cho Tổng khởi nghĩa.

Từ ngày này, Phạm Văn Phu đổi tên là Trần Tử Bình [với nghĩa: sống lãng tử, phong trần, sẵn sàng chết vì bình đẳng, bác ái] và được giao về phụ trách chiến khu Hòa Ninh Thanh.

Tại Hội nghị Quân sự Bắc kỳ ngày 15/4/1945, đồng chí Chu Văn Tấn nhận nhiệm vụ xây dựng An toàn khu [ATK] ở Việt Bắc, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Sau khi bàn giao lại cho đồng chí Văn Tiến Dũng, ông Bình về trực cơ quan Xứ ủy tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Đầu tháng 8/1945, các đồng chí trong Trung ương và Xứ ủy lên đường đi Việt Bắc. Thường vụ Xứ ủy còn lại 2 người: Nguyễn Khang phụ trách Hà Nội và và Trần Tử Bình trực cơ quan Xứ và phụ trách 10 tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Khi thấy tình thế cách mạng đã thay đổi có lợi cho ta, trong hội nghị Xứ ủy ngày 14 và 15/8/1945, 2 thường vụ Xứ ủy quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội do ông Nguyễn Khang là chủ tịch cùng các ủy viên: Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long.

Chiều 17/8/1945, Việt Minh Hoàng Diệu phá thành công mit-tinh của công chức chính phủ bù nhìn, biến nó thành cuộc tuần hành thị uy lớn chưa từng có ở Hà Nội. Thấy thời cơ đã chín muồi, 2 ông quyết định cho Hà Nội khởi nghĩa vào 19/8/1945. Dù chưa hề nhận lệnh của Trung ương nhưng biết vận dụng sáng tạo chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" mà Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội chỉ diễn ra trong một ngày đã giành thắng lợi hoàn toàn, không hề đổ một giọt máu.

Ngày 28/8/1945, cụ Hồ ra mắt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, có 15 thành viên mà đồng chí Chu Văn Tấn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 

Sau đó là những ngày cùng sống trên chiến khu Việt Bắc và cùng công tác trong Bộ Tổng tư lệnh. Từ sự mến phục tài năng, đức độ của nhau mà 2 ông trở thành bạn hữu thân thiết. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947, cả 2 ông Chu Văn Tấn và Trần Tử Bình cùng được cụ Hồ phong hàm Thiếu tướng. 

Hai con trai đầu của 2 vị tướng — Trần Kháng Chiến và Chu Thành trở thành "bạn nối khố" của nhau từ 1949, 1950. Sau này, 2 anh cùng học vỡ lòng, lớp 1 ở Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn, Quế Lâm [Trung Quốc]. Cũng thời gian này, 2 vị tướng Lê Thiết Hùng và Trần Tử Bình nhận nhiệm vụ đưa Trường Lục quân sang Trung Quốc đào tạo. Các ông đã thay mặt cha mẹ chăm lo cho các cháu con đồng đội, trong đó có Chu Thành.

Hai thiếu tướng còn có một kỉ niệm quý: cùng tham gia xét xử vụ tham nhũng lớn đầu tiên trong quân đội —Vụ án tham nhũng của Trần Dụ Châu năm 1950.

Vốn Trần Dụ Châu là đại tá, cục trưởng Cục Quân nhu [Tổng cục Cung cấp, nay là Tổng cục Hậu cần]. Vì nắm nhiều tiền bạc, cơ sở vật chất mà Châu đã bị tha hóa. Hắn ta tạo dựng bè cánh, ăn cắp, tham nhũng nhiều tiền bạc công quỹ. Vì thế bộ đội thiếu ăn, thiếu mặc, thương binh không có thuốc men, bông băng… 

Sự sa đọa của Châu, qua nhà thơ Đoàn Phú Tứ [đại biểu Quốc hội khóa 1], đã đến tai cụ Hồ. Bác chỉ thị cho Tổng Thanh tra quân đội vào cuộc. Các ông Lê Thiết Hùng, Trần Tử Bình cùng Cục trưởng Phạm Trịnh Cán và cán bộ thanh tra vào cuộc. Sự thật được phơi bày và báo cáo lên Bác. 

Bác đau đớn lắm nhưng quyết định phải xử làm gương, nhất là khi toàn quân toàn dân ta đang chuyển từ thời kì Phòng ngự sang Tổng phản công. Trong vụ án này, chính 2 ông bạn — Chu Văn Tấn, Trần Tử Bình — đã đảm trách xử án: Chánh án Chu Văn Tấn, Công cáo ủy viên Trần Tử Bình [thay mặt Chính phủ kháng chiến]. Trần Dụ Châu chịu án tử hình.

Hòa bình lập lại, tới năm 1959, ông Chu Văn Tấn được phong hàm thượng tướng, còn ông Trần Tử Bình nhận nhiệm vụ đi sứ ở Trung Quốc. Tuy xa cách nhưng 2 ông vẫn giữ liên lạc. 

Vừa nhận nhiệm vụ xây dựng Quân khu Việt Bắc [nay là Quân khu 1], tướng Chu Văn Tấn còn nhận nhiệm vụ động viên, tổ chức cho đồng bào các dân tộc miền núi xây dựng con đường mang tên Hạnh Phúc, dài 20 km, vượt dốc đá tai mèo, nối liền thị xã Hà Giang với Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. 

Hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc thuộc 8 tỉnh miền Bắc đã làm quần quật trong 6 năm ròng [1959-1965], với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Và 14 thanh niên xung phong đã bỏ mình tại đây.

Là đại sứ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, có quan hệ với các đồng chí trong Đảng cộng sản Nhật, ông Trần Tử Bình đã nhờ bạn mua cho chiếc đài Sony dùng 3 pin đại, để nghe tin tức. Về nhà, biết bạn mình thường xuyên phải đi công tác xa nhà, xa cơ quan, không có điện, không có phương tiện nghe tin tức. Vậy là ông Bình đưa chiếc đài quý của mình cho bạn dùng. 

Chỉ  là chiếc radio 3 băng [sóng trung, sóng ngắn và FM] nhưng ngày đó giá trị như một chiếc xe Honda bây giờ. Vậy mà họ sẵn sàng chia sẻ, nhường nhịn nhau không hề toan tính.

Ông Trần Tử Bình là đại sứ ở Bắc Kinh 8 năm [1959-1967]. Trong lần về nước họp Trung ương đầu năm 1967, ông bị ốm rồi mất ở Bệnh viện Hữu nghị Việt — Xô, thọ 60 tuổi [1907 — 1967].

Ông Chu Văn Tấn được Quốc hội bầu là Phó chủ tịch Quốc hội năm 1976. Đến năm 1984, ông mất vì tuổi già, bệnh tật. Nay, an nghỉ ở quê nhà: xã Phú Thượng,  huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Các tướng lĩnh đầu tiên của quân đội oai phong, lẫm liệt, quyết đoán khi ra trận nhưng rất hiền lành, giản dị trong cuộc sống đời thường. Họ kính trọng nhân dân, không quên ơn những người đã đùm bọc trong thời gian bí mật, gian khó; yêu thương vợ con, gia đình, dòng tộc; tận tâm với đồng chí, hết lòng đồng đội…

11 vị tướng "khai quốc công thần" của nước Việt Nam mới đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cuộc đời của họ xứng đáng để thế hệ con cháu hôm nay và mai sau học tập, noi theo!  

Video liên quan

Chủ Đề