Thành tựu lớn nhất của cuộc cải cách ruộng đất 1954 1960 là

Thành tựu lớn của cải cách ruộng đất 1954 - 1956 là :

15/09/2020 173

Câu hỏi Đáp án và lời giải Ôn tập lý thuyết

Câu Hỏi:

Thành tựu lớn của cải cách ruộng đất 1954 - 1956 là :

A. Đã giải quyết được 81 vạn héc-ta ruộng đất cho các hộ nông dân.

B. Hơn 2,5 triệu hộ gia đình nông dân Việt Nam được cấp ruộng đất.

C. Thủ tiêu hoàn toàn thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ trong nông thôn Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 12 bài 21 : Việt Nam từ 1954 đến 1965

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Thành tựu lớn của cải cách ruộng đất 1954 - 1956 là đã giải quyết được 81 vạn héc-ta ruộng đất cho các hộ nông dân, hơn 2,5 triệu hộ gia đình nông dân Việt Nam được cấp ruộng đất và thủ tiêu hoàn toàn thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ trong nông thôn Việt Nam

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Ôn tập lý thuyết

Báo đáp án sai Facebook twitter

Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất [1954-1960]

II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất [1954-1960]

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh [1954-1957]

a] Hoàn thành cải cách ruộng đất

* Hoàn cảnh

- Do thực tế ở miền bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận thống nhất.

-Ủy ban cảicách ruộng đất Trung ương ra nghị quyết: “Đẩy mạnh phát động quần chúngthực hiện cải cách ruộng đất”.

* Thành tựu

-Trong hơn 2 năm [1954 - 1956], qua 5 đợt cải cách ruộng đất [kể cảđợt 1 tiến hành trong kháng chiến], miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao động. Khẩu hiệu“Người cày có ruộng”đã trở thành hiện thực.

Nhân dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất

*Hạn chế:

+ Đấu tố tràn lan cả những địa chủ kháng chiến có công với cách mạng.

+ Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.

*Ý nghĩa:

Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957. Nên đã hạn chế được hậu quả của những sai lầm trên. Và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to lớn, khối liên minh công – nông được củng cố.

b] Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh [giảm tải]

Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I [từ ngày 20 đến ngày 16-3-1955] đã quyết nghị: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa”.

Công cuộc khôi phục kinh tế được toàn dân tích cực hưởng ứng và triển khai trong tất cả các ngành.

* Trongnông nghiệp:

- Nông dân hăng hái khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, bảo đảm cày cấy hết ruộng đất vắng chủ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ.

- Nhiều đập nước được sửa chữa. Nhiều công trình thủy nông mới được xây dựng, có tác dụng mở rộng diện tích tưới và tiêu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy nông Bắc-Hưng-Hải [1958]

- Cuối năm 1957, sản lượng lương thực đạt gần 4 triệu tấn, tăng hơn 1,5 triệu tấn so với năm 1939. Nạn đói kinh niên ở miền Bắc căn bản được giải quyết.

* Trong công nghiệp:

- Nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới như: cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất,...

- Đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do Nhà nước quản lí.

* Các ngành thủ công nghiệp:

- Nhanh chóng được khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân và giải quyết phần nào việc làm cho người lao động.

- Ngoại thương dần dần tập trung vào Nhà nước. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 17 nước.

* Trong giao thông vận tải:đã khôi phục 700 kilômét đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn kilômét đường ô tô, xây dựng lại và mở rộng thêm nhiều bến cảng như: Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy, Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

* Về văn hóa, giáo dục, y tế:được đẩy mạnh.

- Hệ thống giáo dục phổ thông theo chương trình 10 năm đã được khẳng định; một số trường đại học được thành lập; hơn 1 triệu người được xóa mù chữ.

Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan [1957]

- Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được Nhà nước quan tâm xây dựng. Nếp sống lành mạnh giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.

- Đảng và Nhà nước còn có nhiều chủ trương, biện pháp để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất và quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.

2. Cải tạo sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội [1958 - 1960] [giảm tải]

- Trong ba năm [1958-1960], miền Bắc lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm: cải tạo đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.

- Thực hiện chủ trương trên, khắp nơi trên miền Bắc sôi nổi phong trào vận động xây dựng hợp tác xã.

- Kết quả:

+ Đến cuối năm 1960, miền Bắc có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp, hơn 8% số thợ thủ công và 45% số người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã. Một bộ phận thương nhân được chuyển sang sản xuất hoặc chuyển thành mậu dịch viên.

+ Đối với tư sản dân tộc, Đảng và Nhà nước chủ trương cải tạo bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực của họ phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Đến cuối năm 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công ty hợp doanh.

- Hạn chế:

+ Trong cải tạo, chúng ta mắc một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể; thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi; do đó, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của xã viên trong sản xuât.

+ Đồng thời cải tạo là nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1960, đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.

- Ý nghĩa:Những tiến bộ về mặt kinh tế đã tạo điều kiện cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục y tế phát triển.

ND chính

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh [1954-1957]

- Cải tạo sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội [1958 - 1960]

Sơ đồ tư duy Cải cách ruộng đất

Loigiaihay.com

  • Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng khởi" [1954-1960]

    Tóm tắt mục III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng khởi" [1954-1960]

  • Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội [1961-1965] - Lịch sử 12

    Tóm tắt mục IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội [1961-1965]

  • Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ [1961-1965]

    Tóm tắt mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ [1961-1965]

  • Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 158 SGK Lịch sử 12

  • Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 162 SGK Lịch sử 12

  • Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 12

  • Hãy lập bảng tóm tắt về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch sử 12

  • Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ Cách mạng giải quyết như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa

    Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa. 2

  • Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 12

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử và mục đích
  • 2 Chính sách
  • 3 Ban lãnh đạo
  • 4 Thi hành
    • 4.1 1. Huấn luyện cán bộ
    • 4.2 2. Chiến dịch Giảm tô
    • 4.3 3. Thực hiện ở các địa phương
    • 4.4 4. Chiến dịch sửa sai
  • 5 Các đợt cải cách
  • 6 Những thành tích và sai phạm
    • 6.1 Thành tích
    • 6.2 Sai phạm
      • 6.2.1 Nguyên nhân
      • 6.2.2 Số người bị xử lý
    • 6.3 Chính phủ tiến hành sửa sai
  • 7 Kế hoạch sửa chữa sai lầm trong cuộc cải cách
    • 7.1 Bước 1: từ 15 đến 20 ngày
    • 7.2 Bước 2: khoảng 1 tháng
    • 7.3 Bước 3
  • 8 Giải quyết những trường hợp bị oan sai
  • 9 Triển lãm
  • 10 Ý kiến và nhận định
  • 11 Tham khảo
  • 12 Xem thêm
  • 13 Ghi chú
  • 14 Liên kết ngoài

Bối cảnh lịch sử và mục đíchSửa đổi

Theo thống kê phân bố ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.[6] Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo [không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất] chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất[7]. Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả nông dân Việt Nam như sau: "Ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn. Làm nhiều, được ít, thuế nặng... Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân thế giới..."[8].

Nạn đói năm Ất Dậu làm 2 triệu người chết, tỷ lệ chết đói cao nhất là những hộ nông dân không có đất canh tác. Việc phân phối ruộng đất bất bình đẳng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các nạn đói mới hoặc bạo động có thể xảy ra trong tương lai. Trong báo cáo của Hồ Chí Minh tại khóa họp Quốc hội lần thứ III, ông khẳng định "Chỉ có thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến, mới có thể chấm dứt tình trạng bần cùng và lạc hậu của nông dân, mới có thể phát động mạnh mẽ lực lượng to lớn của nông dân để phát triển sản xuất và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Mục đích của cải cách ruộng đất là: Tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến[9]".

Chương trình cải cách ruộng đất là một bước trong tiến trình giải quyết mâu thuẫn xã hội từ thời Pháp thuộc, đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao động Việt Nam tổ chức và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám:

  1. Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian [những người Việt theo Pháp] bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh
  2. Phân chia đất canh tác cho tá điền
  3. Cắt giảm địa tô
  4. Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng
  5. Phục vụ cho nhiệm vụ tối cao của dân tộc lúc đó là đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn[10]

Theo các tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được Đảng và Chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng [bắt đầu tại Thái Nguyên].[11]

Tại kì họp thứ ba của Quốc hội Việt Nam, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ".[12]

Trước đó, thông tư liên bộ năm 1949 đã đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này được tịch thu từ địa chủ của người Pháp, hoặc từ địa chủ người Việt thông đồng với Pháp. Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV [5/1948] đề ra chính sách: Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian [đưa ra toà án tuyên bố rõ ràng], ruộng đất thì chia cho dân cày cấy, còn tài sản thì tuỳ từng trường hợp cấp cho dân cày; những đồn điền tịch thu của Pháp thì giao cho Chính phủ tạm thời quản lý; thành lập ở mỗi đồn điền một Ban quản trị có trách nhiệm phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy…[13]

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết quả của công cuộc cải cách ruộng đất [1954 - 1956] ở miền Bắc Việt Nam?

A. 81 vạn héc-ta ruộng đất được tịch thu, trưng thu, trưng mua.

B. Hơn 2 triệu hộ gia đình nông dân nghèo được cấp ruộng đất.

C. Thủ tiêu hoàn toàn thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ trong nông thôn Việt Nam.

D. Bộ mặt nông thôn miền Bắc chưa có sự thay đổi đáng kể.

Đáp án chính xác

Xem lời giải

Video liên quan

Chủ Đề