Thềm nhà 1 bậc cao bao nhiêu

Có nên xây thềm nhà 2 bậc không? Nếu xây thì làm thế nào để không phạm phong thủy? Chiều cao bậc thềm bao nhiêu là vừa? Các câu hỏi liên quan sẽ được giải đáp trong bài viết ngắn gọn này của Phong Thủy Nhà Xinh.

Chiều cao bậc thềm lý tưởng?

Khi tính kích thước bậc thềm nhà thường phải căn cứ theo công thức cụ thể để đảm bảo kỹ thuật và yếu tố thẩm mỹ. Thông thường như sau:

+ Chiều cao bậc thềm lý tưởng khoảng từ: 15cm – 18cm
+ Chiều rộng mặt bậc thềm lý tưởng khoảng từ: 26cm – 30cm

Xác định chiều cao và chiều rộng của bậc thềm

Tuy nhiên, đó là kích thước chuẩn trên lý thuyết, thực tế còn tùy thuộc vào khoảng cách từ mặt sân lên sảnh để phân chia kích thước xây bậc tam cấp theo phong thủy cho phù hợp.

Có nên xây thềm nhà 2 bậc không?

Khi làm bậc thềm nhà chúng ta thường nghĩ ngay tới việc làm bậc tam cấp [3 bậc]. Đây cũng là số bậc thềm được làm phổ biến và được cho là lý tưởng nhất do thể hiện được sự hợp nhất mối quan hệ Tam tài trong vũ trụ: Thiên – Địa – Nhân. Tuy nhiên, tùy vào khoảng cách từ mặt sân lên sảnh chính mà chia số bậc và kích thước bậc hợp lý nhất có thể. Do đó, không phải lúc nào thềm nhà cũng có thể chia được 3 bậc như mong muốn.

Xét về mặt phong thủy và nhân trắc học, nếu làm thềm nhà 2 bậc thì bậc thứ 2 rơi vào cung “Lão” [Sinh – Lão – Bệnh – Tử] hoặc “Bệnh” [Sinh – Bệnh – Lão – Tử]. Mà theo quan niệm dân gian, điều này không tốt, phạm vào kiêng kỵ.

Dân gian thường kiêng kỵ xây thềm nhà 2 bậc [Ảnh: P.A.B]

Cách xử lý khi chia bậc thềm nhà 1 dở, 2 ương

Nếu khoảng cách từ mặt sân lên sảnh chính có kích thước dở dang kiểu làm 1 bậc thì cao mà làm 2 bậc thì sợ phạm phong thủy thì gia chủ có thể tham khảo 1 trong 2 phương án giải quyết Phong Thủy Nhà Xinh gợi ý dưới đây.

Phương án 1: Chọn xây thềm nhà 1 bậc để rơi vào cung “Sinh” => Tuy nhiên bậc lại quá cao, rất khó đi lại cho người già và trẻ nhỏ.

Phương án 2: Phân chia đều thành 3 bậc để hợp nhất quan hệ Thiên – Địa – Nhân.

Nếu theo Phương án 2 thì sẽ chia thành 3 bậc. Nếu chiều cao bậc nằm trong kích thước lý tưởng như đã nêu ở trên hoặc vừa với bước chân người lên xuống thì quá tốt. Còn nếu chiều cao bậc hơi thấp so với tiêu chuẩn nhưng không gây cản trở cho việc đi lại thì vẫn chấp nhận được. Trong trường hợp này, cần xây mặt bậc rộng ra một chút để bước chân người đi lại được dễ dàng hơn, đồng thời đẹp về mặt thẩm mỹ.

Mặt bậc quá hẹp gây khó khăn cho đi lại và thiếu tính thẩm mỹ [Ảnh: P.A.B]

Lưu ý:

Phong Thủy Nhà Xinh khuyên bạn dù bất cứ trường hợp nào cũng nên xây kích thước các bậc đều nhau, không nên xây bậc giả kiểu như thế này [ảnh bên dưới], làm giảm sự sang trọng của căn nhà. Hơn nữa, đây cũng chỉ là biện pháp tâm lý mà thôi.

Không nên xây bậc giả vì thực chất nó chưa đủ điều kiện để gọi là bậc

Kết luận

Có nên xây thềm nhà 2 bậc không? Xây thềm nhà bao nhiêu bậc thì vừa? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thực tế, tức là khoảng cách từ mặt sân lên sảnh chính [hiên nhà] chứ không có bí kíp chung cho tất cả các tình huống. Tùy vào khoảng cách đó mà chia 1, 3, 5, 7, hay 9 bậc… Nếu rơi vào trường hợp dở dang kiểu xây 1 bậc thì cao, xây 2 bậc thì sợ phạm phong thủy, xây 3 bậc thì sợ thấp, bạn có thể xử lý đơn giản như cách Phong thủy nhà xinh đã gợi ý ở trên. Chúc bạn có ngôi nhà như ý.

Vào thời gian trước, Bậc tam cấp là một trong những yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc của mỗi ngôi nhà. Khi mà quá trình đô thị hóa chưa xuất hiện, những ngôi nhà thường được xây cất trên một khoảng đất tương đối rộng lớn. Trước nhà nào cũng sẽ có một khoảng sân, được ngăn cách bởi hiên và Bậc tam cấp…

Trong thời đại hiện nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy Bậc tam cấp thường xuyên nhưng lại không quá thông dụng. Bởi chỉ những ngôi nhà được xây trên diện tích đất đủ rộng mới có thể thiết kế thêm Bậc tam cấp. Vậy Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé…..

Bậc tam cấp là gì?

Khi nói đến Tam cấp, ai ai trong chúng ta cũng sẽ hình dung ra hình dạng sơ khai của nó, tức là ba bậc thềm. Ý tứ này không hề sai, tuy nhiên chưa đủ. Bởi sâu xa hơn, khi thiết kế ra Bậc tam cấp là người xưa đã phải vận dụng mọi kiến thức để tính ra được bậc thềm nhà theo phong thủy sao cho thật hài hòa và đúng đắn. Vấn đề phong thủy xong việc thiết kế nhà ở từ xưa đến nay đều rất được coi trọng.

Cụ thể, “Tam cấp” trong Bậc tam cấp không đơn thuần mang ý nghĩa “3 bậc” như hầu hết mọi người vẫn nghĩ. “Tam cấp” ở đây tuân theo 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng. Theo lẽ đó, mọi sự trên đời cần có sự bố trí hợp lý, cần nhất nhất phối hợp để tạo nên sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Cách tính Bậc tam cấp cũng vì thế mà sở hữu những chuẩn mực nhất thiết phải tuân theo..

  • Xem thêm : Cách chia bậc cầu thang khi làm nhà chuẩn thước Lỗ Ban

Cách tính Bậc tam cấp

Có thể khi nhìn thấy 3 bậc thềm nhà bất kỳ, người ta sẽ đều gọi chúng là Bậc tam cấp. Song để thiết kế và xây dựng ra bậc thềm nhà theo phong thủy, để Bậc tam cấp thực sự trọn vẹn với tên gọi của chúng thì lại là cả một vấn đề không đơn giản…

Khi suy xét tới cách tính bậc thềm nhà, chúng ta cần quan tâm đến 2 yếu tố chính. Đó là kích thước và chiều cao. Vậy kích thước Bậc tam cấp như thế nào? Và chiều cao Bậc tam cấp ra sao thì hợp lý?

Khi thiết kế Bậc tam cấp, người ta thường không quá cầu kỳ về mặt kích thước. Vấn đề này có thể linh động với từng trường hợp cụ thể sao cho thuận tiện với gia chủ nhất. Ví dụ như Bậc tam cấp ở các công trình y tế như Bệnh viện thì sẽ có chiều cao thấp hơn so với mặt bằng chung các công trình khác. Hay Bậc tam cấp ở các công trình dân dụng thì sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với kiến trúc riêng của từng ngôi nhà. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xin chia sẻ một bộ kích thước tiêu chuẩn như sau:

Kích thước bậc tam cấp

Chiều cao bậc tam cấp Chiều rộng bậc tam cấp Chiều dài bậc tam cấp

15cm – 18cm

20cm – 30cm

Phụ thuộc vào chiều dài của thềm nhà

Bậc tam cấp không nhất thiết phải có 3 bậc, chúng có thể chỉ có 1 bậc, hay thậm chí là nhiều hơn 3 bậc [như 5, 7, 9 bậc]. Tuy nhiên, nếu như bạn để ý một chút thì có thể phát hiện ra rằng, số bậc trong Bậc tam cấp luôn luôn là số lẻ. Bởi theo quan niệm dân gian khi dựa vào thuyết âm dương, thì số lẻ là số dành cho người sống. Và ngược lại, số chẵn dành cho người âm. Chính vì thế, Bậc tam cấp có số bậc chẵn được coi là đại kỵ.

Cách tính Bậc tam cấp cho Nhà ở

Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng Bậc tam cấp chính là một chiếc cầu thang nhưng chỉ có 3 bậc. Nhiệm vụ của  nó là giúp chủ nhà thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển. Mặt khác, chúng làm tăng vẻ thẩm mỹ cũng như sự sang trọng của ngôi nhà. 

Trên thực tế, trong quá trình tính toán và thiết kế Bậc tam cấp cho Nhà ở, rất nhiều người trong chúng ta đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa cũng như kết cấu của chúng. Trước khi tính đến chuyện Bậc tam cấp của gia đình mình có hợp phong thủy hay không? Có đem lại  vượng khí hay may mắn về cho gia chủ hay không? Thì trước hết, chúng ta cần đảm bảo được những yêu cầu tối thiểu.

Cụ thể như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi 2 trường hợp dưới đây để rút ra kinh nghiệm cho bản  thân nhé:

  • Trường hợp 1: Sân và bậc 1 của Bậc tam cấp ngang nhau.
    Trường hợp này là vô cùng  hy hữu vì nó chỉ có thể xảy ra khi khoảng sân bị đào lõm sâu xuống so với Nhà. Và lúc này sẽ chỉ có 2, thay vì 3 bậc thềm được nối ở giữa. 
  • Trường hợp 2. Nhà và bậc 3 của Bậc tam cấp ngang nhau
    Đây là trường hợp xuất hiện thường xuyên trong các công trình Nhà ở nhưng rất ít khi bị phát hiện.
    Khi Nhà và bậc 3 của Bậc tam cấp ngang nhau, chúng ta không  thể tính bậc đó là một bậc như bình thường được nữa. Và lúc này, Bậc tam cấp sẽ chỉ còn 2.

Qua các trường hợp lỗi kể trên, chúng ta đã có thể tự tin khi rút ra được kết luận rằng: “Bậc tam cấp sẽ chỉ thực sự là Bậc tam cấp khi chúng được thiết kế sao cho bậc 1 cao hơn sân và bậc 3 thấp hơn Nhà”.

Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử

Thông thường, chúng ta thường tìm hiểu về cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử mà không biết rằng, cách tính Bậc tam cấp cũng rất cần phải tuân theo nguyên tắc trên thì mới phù hợp với phong thủy..

Theo quan điểm chính thống thì Sân là nơi giàu sinh khí, là vị trí mà mọi người nhất định phải đi qua nếu như muốn vào Nhà. Chính vì thế, đặt Sinh ở Sân là hợp lý nhất. Tiếp đó, ta có thể dễ dàng tính được Tam cấp bậc 1 là Lão, Tam cấp bậc 2 là Bệnh, và cuối cùng, Tam cấp bậc 3 sẽ là Tử.

Bậc tam cấp được coi là một nét thẩm mỹ độc đáo của mỗi ngôi nhà sở hữu chúng. Chính vì thế, người ta thường khá tỉ mỉ khi lựa chọn gạch lát Bậc tam cấp. Chi tiết này không chỉ mang ý nghĩa che phủ và bảo vệ Bậc tam cấp, mà còn phải đảm bảo hài hòa khi xét trên 1 thể thống nhất với Nhà ở. Chúng tôi muốn lưu ý với các bạn một vài vấn đề nhỏ như sau:

  • Nên lựa chọn loại gạch có độ bền và độ cứng cao.
  • Nên xem xét cả về những yếu tố phụ. Như vân gạch, màu sắc của gạch.
  • Đảm bảo độ bóng và độ sáng của Bậc tam cấp sau khi thi công: Bậc tam cấp là chi tiết ở ngoài Nhà, chính vì thế chúng sẽ liên tục phải tiếp xúc với bụi và các tác nhân khác. Để duy trì tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà, chúng ta cần đảm bảo lựa chọn được loại gạch có khả năng sáng bóng khi lau chùi.

Bắt theo xu hướng hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn chất liệu gạch, gỗ, hay bê tông để cấu tạo nên Bậc tam cấp, và sau cùng mới đến lớp gạch lát hay đá ốp. Nhìn chung, tùy thuộc vào sở thích và yêu cầu, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn nguyên vật liệu để cấu thành Bậc tam cấp. Điều kiện cần chính là đảm bảo được độ cứng, và độ bền cao.

Nói tóm lại, cách tính Bậc tam cấp

không quá cầu kỳ nhưng để hoàn thiện nó một cách trọn vẹn thì đòi hỏi người thực hiện phải có cả sự tỉ mỉ lẫn tinh tế. Nếu gia đình bạn chuẩn bị xây nhà và mong muốn sở hữu Bậc tam cấp đẹp, sang, hợp phong thủy thì hãy tìm hiểu thật kỹ. Bởi với những công trình có tuổi thọ lâu dài như Nhà ở, chúng ta cần đảm bảo hoàn thành một cách thật hoàn hảo mọi chi tiết dù là nhỏ nhất. Bài viết tham khảo:

//congtythietkenhadep.vn/project/mau-nha-hien-dai-3-tang-chu-l-mai-thai-bt1740/


//congtythietkenhadep.vn/thiet-ke-nha-pho-3-tang-mat-tien-7m

//congtythietkenhadep.vn/kim-lau-la-gi

Video liên quan

Chủ Đề