Theo bộ kinh veda người aryan là ai

[HNMCT] - Ấn Độ có kho tàng văn học dân gian, trong đó có văn học dân gian các dân tộc thiểu số vào hàng phong phú, lâu đời nhất thế giới. Nhờ ý thức giữ gìn, bảo tồn, các câu chuyện cổ dân gian Ấn Độ có sức sống bền bỉ, lan tỏa mạnh mẽ và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học kinh điển sau này.

Các câu chuyện thần thoại, sử thi thường xuyên xuất hiện trên phim ảnh Ấn Độ.

Văn học dân gian [VHDG] Ấn Độ nói chung và VHDG các dân tộc thiểu số nói riêng ra đời từ rất sớm, là tiếng nói, tâm hồn và tình cảm của nhiều tầng lớp nhân dân lao động. Giai đoạn đầu của nền văn học Ấn Độ là thời kỳ của những câu chuyện thần thoại, một hình thức sáng tác dân gian truyền miệng của nhiều chủng tộc, nhiều địa phương. Đó là một thế giới kỳ ảo, được giữ trong các tập sách Brahmana, Upanisand, Purana, Phật thoại Buddha... Đến thời kỳ Veda [khoảng 1.500 năm trước Công nguyên], khi người Aryan vào đất Ấn Độ và hòa hợp với các chủng tộc khác thì thần thoại phát triển phong phú, đa dạng và có hệ thống hơn. Ngay từ thời kỳ này, tăng lữ Balamon đã ghi chép lại những chuyện thần thoại rải rác trong các bộ tộc người thiểu số rồi sắp xếp có hệ thống trong bộ kinh Rig Veda [Độc tụng Vệ Đà]. Đó là những câu ca, bài hát ca ngợi các vị thần mà họ tôn thờ, sùng bái.

Bộ tộc người Indo - Aryan là dân tộc đông nhất của Ấn Độ, góp phần tạo nên nền văn minh Vệ Đà. Di cư tới đất nước này từ năm 1600 trước Công nguyên, họ đem theo tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của tự nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần lửa, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những bài ngợi ca các vị thần ấy được tập hợp rất nhiều trong bộ kinh Rig Veda.

Dân tộc lớn thứ hai đóng góp vào nền VHDG Ấn Độ là người Dravidian. Ngày nay, họ chủ yếu cư trú ở miền Nam Ấn Độ. Những tộc người Tây Tạng, Miến Điện cũng góp phần làm phong phú kho tàng VHDG.

Sau giai đoạn văn học thần thoại Veda là giai đoạn sử thi - anh hùng ca, bắt đầu vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên. Sử thi Ấn Độ là bức tranh sinh động phản ánh đời sống và tư tưởng nhân dân Ấn Độ trong một thời đại có nhiều cuộc chiến tranh giữa các vương quốc, chủng tộc. Sử thi cũng là những bài ca ca ngợi chiến công hiển hách, khí phách của những bậc anh hùng. Ấn Độ đóng góp cho nhân loại hai bộ sử thi vĩ đại, đó là Ramayana và Mahabharata, mỗi bộ gồm từ 2 đến 4 vạn khổ thơ. Riêng bộ Ramayana được coi là một trong những thánh kinh của người Ấn Độ, là nền tảng đạo đức của Hindu giáo. 

Để bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng VHDG nói chung và VHDG các dân tộc thiểu số nói riêng, nhiều năm qua, chính phủ Ấn Độ đã triển khai nhiều dự án đầu tư lớn như dựng phim tái hiện thời Veda cổ đại lừng lẫy, lập bảo tàng về các nhân vật lịch sử. Cách giáo dục lịch sử như vậy tuy tốn kém nhưng vô cùng hiệu quả, đầy tính nghệ thuật và có tính thuyết phục cao. Ngoài ra, ngành Văn hóa cho xuất bản các bộ sách kiến thức phổ thông về lịch sử, văn hóa nghệ thuật truyền thống Ấn Độ như 100 người tạo nên văn học Ấn Độ, Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Ấn Độ...

Đáng chú ý, Ấn Độ hiện có một hệ thống đài truyền hình tư nhân gồm các kênh phát thanh bằng tiếng Anh và tiếng dân tộc của từng vùng. Đài nào cũng có một kênh chiếu các bộ phim kinh điển về truyền thống Ấn Độ, kênh dành cho nghệ thuật biểu diễn dân tộc... Những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất Ấn Độ được chuyển thể thành phim, tạo ảnh hưởng vô cùng lớn như bộ phim về sử thi Mahabharata với sự tham gia của 5.000 diễn viên và sử thi Ramayana gồm 98 tập...

Mới đây, trong một hội thảo được tổ chức tại Trường Đại học Sri Krishnadevaraya [SKU] nhằm tìm biện pháp giữ gìn VHDG, các đại biểu đều bày tỏ lo ngại trước xu hướng thờ ơ của một bộ phận giới trẻ đối với những giá trị truyền thống. Ông S.M.Rahmatullah, Phó Hiệu trưởng SKU, cho rằng, VHDG là mẹ của tất cả các hình thức văn học. Do đó, người trẻ nên tìm hiểu và có những sáng kiến để bảo tồn, phát huy giá trị của VHDG.

Theo ý kiến của một số đại biểu, trong thời gian tới, chính quyền các địa phương của Ấn Độ nên in thêm nhiều tài liệu giới thiệu ý nghĩa của các tác phẩm VHDG tiêu biểu; mời sinh viên, học sinh tham gia dàn dựng và có vai diễn trong các vở kịch đường phố dựa trên các tích VHDG. 

Những thành tựu của văn học nghệ thuật Ấn Độ ngày nay là kết tinh của một hệ giá trị “sâu rễ bền gốc”. Nỗ lực bảo tồn VHDG đã giúp gìn giữ sợi dây kết nối truyền thống với hiện đại.

hương của ngơn ngữ tiền Ấn Âu, thậm chí là quê hương của của tất cả các ngôn ngữ và văn minh trên thế giới10. Những bất đồng xung quanh việc xác lập vị trí bản địa của người Aryanchính là hạt mầm cho những xung đột và hoài nghi về nguồn gốc của văn hóa Vedic. Liệu văn hóa Vedic là sản phẩm của cư dân bản địa hay là sản phẩm cónguồn gốc ngoại sinh. Câu trả lời chỉ có được khi vấn đề nguồn gốc bản địa của người Aryan được làm sáng tỏ. Vậy chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như thếnào? Làm sao có thể xác định cư dân nói ngơn ngữ Ấn Âu có phải là cư dân bản địa tại Ấn Độ hay không. Những cố gắng dưới đây của người viết mong tìm đượccâu trả lời cho câu hỏi đó.

3.2. Niên đại về sự hiện diện của người Aryan tại Ấn Độ

Mục đích của việc xác định này nhằm trả lời câu hỏi người Aryan xuất hiện tại Ấn Độ từ bao giờ và vị trí xuất hiện của họ so với những nhóm cộng đồng khác.Ngay từ những thế kỷ trước các học giả Đông phương học Đông và Tây đã có gắng xác định một mốc thời gian cụ thể về sự hiện diện của cư dân nói ngôn ngữẤn Âu trên tiểu lục địa Ấn Độ. Việc xác định niên đại kinh Veda được tiến hành với hi vọng có thể cung cấp một bằng chứng quan trọng về sự xuất hiện của ngườiAryan. Max Muller là một trong những học giả đầu tiên đề cập đề đến niên đại cụthể cho kinh Veda. Trong cuốn History of Ancient Sankrit Literature, Max Mulller đã chia văn chương Sankrit ra làm bốn thời kỳ: Chhandas, Mantra, Brahmana vàSutra. Ông cho rằng các tác phẩm Vedanga, Sutra ra đời ứng với giai đoạn đầu của Phật giáo do vậy chúng có niên đại khoảng 600 – 200 TCN. Thời kỳ Brahmana làthời kỳ trước văn học Sutra đồng thời mất ít nhất khoảng 200 năm cho việc tập hợp và biên soạn Brahmana. Do vậy thời kỳ văn học Bramana có niên đại trong10Ý tưởng của nhà chiêm tinh học David Frawley trong cuốn sách: “ The myth of Aryan Invasion of India”11khoảng 800 – 600 TCN. Vedic Samhita ra sớm hơn cả Bramana do vậy niên đại của nó cũng khoảng xấp xỉ 1000 – 800 TCN. Những bài thánh ca Vedic cũng phảitrải qua ít nhất hai trăm năm để tạo dựng, do vậy kinh Veda đã có niên đại khoảng 1200 TCN.Tuy nhiên lý thuyết của Max Muller thực tế đã không làm thỏa lòng các học giả đặc biệt những nhà nghiên cứu ủng hộ Aryan với tư cách là cư dân bản địa trêntiểu lục địa. Nhiều nhà nghiên cứu như H. H. Wilson, G. Buler, H. Jacobi, B. G. Tilak,… đã thiết lập những lập luận mới với mong muốn xác lập một niên đại mớicho kinh Veda thơng qua đó đem đến cách nhìn nhận mới trong vấn đề nguồn gốc bản địa của người Aryan. Maurice Winterniz đề cập thời điểm bắt đầu của văn họcVedic vào khoảng 2500 – 2000 TCN. Bằng việc xem xét những bằng chứng về thiên văn học trong Rig Veda, Ludwig đã tính toán thời điểm ra đời của các tácphẩm Vedic vào khoảng thế kỷ XI TCN, trong khi cũng với bằng chứng đó Jacobi đã đưa niên đại này lên tới 3000 TCN, và Tilak là 6000 năm cho thời gian ra đờicủa Rig Veda11Vị trí của những người Aryan bản địa đã có thể được củng cố với một niên đại cổ xưa hơn cho kinh Veda. “Nếu Rig Veda có niên đại sớm hơn ít nhất mộtngàn năm so với niên đại chung được chấp nhận hiện nay thì khả năng về việc các ngôn ngữ như Dravidian, Munda hay một ngôn ngữ chưa rõ tên ảnh hưởng lêntiếng Sankrit Vedic là kết quả của những người nói những ngôn ngữ này chịu tác động trên những khu vực nói tiếng Ấn Aryan sau khi các ngơn ngữ khác biến mấthoặc ngược lại”12Tuy nhiên cho đến hiện tại vẫn dường như vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về niên đại ra đời của của kinh Veda. “ Đó là một thực tế, một thực tế11Maurice Winternitz, A History of Vedic Literature, vol 1, University of Calcutta, 1927, p27712Edwin Bryant, The Question for the Origins of Vedic culture: The Indo – Aryan Migration Debate, Oxford University Press, 2003, p 238.12đáng buồn khi phải thừa nhận rằng quan điểm của những học giả ưu tú nhất cũng rất khác nhau, nó khơng chỉ mở rộng vài thế kỷ mà còn mở rộng tới vài ngàn nămvới việc xác định niên đại Rig Veda.”13. Những hồi nghi đó khiến cho bằng chứng về việc xác định niên đại kinh Veda với tư cách là căn cứ chứng minh vị trí bản địacủa người Aryan trở nên lỏng lẻo thiếu vững chắc. 3.3. Vị trí bản địa của người Aryan nhìn nhận từ một số khía cạnh văn hóa vậtchất và bằng chứng khảo cổ học.Vậy nên nhìn nhận như thế nào về vị trí người Aryan. Họ có thực sự là những cư dân bản địa tại Ấn Độ. Vấn đề này chỉ có thể được làm sáng tỏ dưới gócnhìn đa diện. Cụ thể trong phần này người viết xin được đề cập vấn đề này dưới khía góc độ phân tích một số yếu tố văn hóa vật chất cũng như khảo cổ học.3.3.1. Ngôn ngữ Ngôn ngữ là một nhân tố cơ bản trong nghiên cứu văn hóa một tộc ngườibởi ngơn ngữ trở phản ánh tư duy cũng như kinh nghiệm tích lũy trong quá trình con người lao động, sản xuất ra của cải vật chất cũng như sáng tạo ra văn hóa tinhthần. Ngôn ngữ gắn với cư dân Aryan tại Ấn Độ chính là tiếng Sankrit mà cụ thể là tiếng Sankrit ngôn ngữ gắn liền với kinh Veda. Vậy ngôn ngữ của người Aryan tạiẤn Độ nói gì về nguồn gốc của họ. Nghiên cứu của các học giả về vấn đề này tập trung ở hai phương diện. Mộtlà những so sánh đối chiếu tiếng Sankrit với các ngôn ngữ trong nội vi tiểu lục địa Ấn Độ mà đại điện tiêu biểu là các ngôn ngữ Dravidian nhằm đi tìm lời giải đápcho cơ tầng ngơn ngữ bản địa. Sankrit hay Dravidian là ngôn ngữ đầu tiên xuất hiện tại miền Bắc Ấn Độ. Khuynh hướng thứ hai mà các học giả tập trung nghiêncứu đó là những so sánh đối chiếu với ngơn ngữ ngồi Ấn Độ đặc biệt là ngôn13Edwin Bryant, The Question for the Origins of Vedic culture: The Indo – Aryan Migration Debate, Oxford University Press, 2003, p 243.13ngữ thuộc ngữ hệ Ấn Âu với hy vọng tìm ra mối liên kết người Ấn Aryan với khu vực xung quanh.Bishop Caldwell đã thống kê danh sách một loạt các từ mà tiếng Sankrit đã mượn từ tiếng Dravidian. Caldwell nhận thấy rằng những từ được mượn từ tiếngDravidian khơng chỉ bao gồm hồn tồn là từ vựng mà bao gồm cả những gốc từ ví dụ như các gốc động từ, danh từ,… Từ đó Caldwell tranh luận rằng Dravidian làngơn ngữ có trước, ngơn ngữ bản địa đã tồn tại ở miền Bắc Ấn trước khi có sự xuất hiện của người Aryan tại đây. Một danh sách các từ mượn từ tiếng Dravidiantrong tiếng Sankrit cũng đã được thống kê bởi các học giả như Gundert 1869, Kittel 1894 càng củng cố thêm giả thuyết của Caldwell. Rõ ràng trong một khuvực địa lý tồn tại nhiều nhóm ngơn ngữ, sự cộng kết hay ảnh hưởng giữa các nhóm ngơn ngữ là một điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên sự vay mượn cả ở gốc từ là mộttrường hợp chúng ta phải suy ngẫm. Giả thuyết về một cơ tầng ngôn ngữ tồn tại trước ngôn ngữ Aryan tại miền Bắc Ấn là giả thuyết hồn tồn có khả năng xẩy ra.Nó dường như ủng hộ giả thuyết người Aryan là những người đến sau hay chí ít cũng khơng phải cư dân tồn tại ngay trên miền Bắc Ấn Độ thủa ban đầu.Những nghiên cứu ngơn ngữ ngồi lục địa Ấn Độ cũng cho thấy mối liên kết ngôn ngữ đặc biệt giữa tiếng Sankrit và ngơn ngữ được nói trên cao nguyên Iran.Bằng chứng tiêu biểu hơn cả là những đặc điểm tương tự cả về ngơn ngữ và văn hóa được tìm thấy giữa kinh Avesta của Iran và Veda của Ấn Độ. Trong cả hai bộkinh có thể tìm thấy những điểm đó như, hệ thống và tên gọi các thần: IndaraIndra, MitrasilMitra, NasatiannaNasatya, UruvanassVaruna14.Ngôn ngữ Sankrit đồng thời đã được chứng minh có sự gắn kết với rất nhiều ngôn ngữ ẤnÂu khác tại Cận Đông, châu Âu. Sự lan rộng của ngơn ngữ Ấn Âu liệu có đồng nhất với sự mở rộng của cư dân nói ngơn ngữ này. Liệu ngơn ngữ Sankrit có phảichính là một sản phẩm của q trình lan tỏa đó. Người Aryan có phải thực sự là cư14 Romila Thapar, Early India from the Origins to AD 1300, Penguin books, 2002, p107 14dân bản địa tại Ấn Độ hay là những người đến từ miền đất khác như giả thuyết của nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập. Câu hỏi đó bản thân những nghiên cứu về ngơnngữ khơng thể trả lời được mà cần có sự kiểm chứng từ khảo cổ học. Nếu quả thực người Aryan đã có một hành trình từ vùng đất xa xơi đến Ấn Độ thì dấu tích, bằngchứng của q trình đó hiện giờ ở đâu. 3.3.2. Bằng chứng khảo cổ họcKhơng ít nhà nghiên cứu đã cố gắng đi tìm những dấu tích về q trình người Aryan đến lãnh thổ Ấn Độ nhưng đã không thành công. Một số dấu vết củaquá trình chuyển cư đã đã được tìm thấy tại một số nơi nhưng không đủ để khẳng định sự tồn tại một cuộc di cư trên quy mô lớn hay “xâm lăng” như trong giảthuyết nhiều học giả phương Tây thế kỷ XIX, XX. Viễn cảnh những đợt di cư thành nhóm nhỏ được nhiều học giả đề cập và ủng hộ. “Có thể vào thời kỳ nàynhững người nói ngơn ngữ Aryan đã vào vùng Tây Bắc Ấn Độ từ biên giới Indo – Aryan. Họ đã di cư thành những nhóm nhỏ thơng qua vùng núi phía Tây Bắc vàođịnh cư tại miền Bắc Ấn Độ”15Một số bằng chứng khảo cổ học khác cũng được rất nhiều học giả quan tâm đó là bằng chứng về về lồi ngựa. Vậy lồi ngựa có liên quan gì đến những ngườiAryan. Theo Sharma 1995 con ngựa có ý nghĩa thiêng liêng đối với thế giới Vedic cũng như cuộc sống của cư dân nói ngơn ngữ Ấn Âu – Aryan. Theo tínhtốn của ơng, con ngựa được được nhắc đến khỏng 215 lần trong Rig Veda với nhiều dạng thức khác nhau. Thậm chí trong Rig Veda có những bài thánh ca chỉdành riêng để ngợi ca những chú ngựa. Vai trò và tầm quan trọng của lồi ngựa trong cuộc sống cư dân Vedic hoàn toàn phù hợp với giả thuyết về nền kinh tế dumục của người Aryan. Với một vai trò quan trọng như vậy chắc hẳn sự hiện diện của loài ngựa khá quen thuộc với cư dân Aryan.15 Romila Thapar, Early India from the Origins to AD 1300, Penguin books, 2002, p10615Tuy nhiên những khai quật khảo cổ học lại không chứng tỏ được bất cứ sự hiện diện của loài ngựa bản địa. Nếu người Aryan là cư dân bản địa tại Ấn Độ tạisao họ lại có thể tơn sùng, gắn bó với một lồi vật khơng hề tồn tại ở q hương mình. Những văn bản ghi lại thời kỳ Gupta đã có sự trao đổi, mua bán ngựa củacác nhà cầm quyền. Những khai quật khảo cổ học vùng Baluchistan đã chứng minh có sự tồn tại của một giống ngựa hoang tại đây. Tuy nhiên những khai quậttìm được còn khá là ít ỏi. Kết quả đó đã đặt lý thuyết người Aryan bản địa trước những thách thức nghiêm trọng.3.3.3. Mối liên hệ với nền văn hóa Harappa Trước khi nền văn hóa Harappa được phát hiện, mọi nghiên cứu văn hóaVedic chủ yếu dựa trên kinh Veda cũng như những bằng chứng khảo cổ học trên cơ sở những gì được viết trong kinh Veda. Sự phát hiện các thành phố bên lưu vựcsông Ấn cách đây nhiều ngàn năm đã thách thức vào cái gọi “nền văn minh cổ xưa và lâu đời nhất Vedic”. Tuy nhiên nguồn gốc ra đời của nền văn minh này đến nayvẫn còn là một dấu hỏi lớn. Hiện tại có ba giả thuyết chính để giải thích nguồn gốc của nền văn minhThung lũng Indus và làm thế nào nó liên quan đến Ấn Độ giáo. Đầu tiên là nó là một nền văn minh của người Aryan. Thứ hai văn minh Harappa được coi là nềnvăn hóa nguyên thủy gắn liền với người Dravidian ngày nay vẫn còn tồn tại tại tiểu lục địa Ấn Độ. Và kịch bản cuối cùng cho rằng nền văn minh này khơng cóbất cứ mối liên hệ với văn hóa của người Aryan hay Dravidian. Tuy nhiên khi mà chữ viết Harappa chưa được giải mã thì cả ba giả thuyết này vẫn còn tồn tại nhiềuvấn đề cần bàn luận Kịch bản đầu tiên văn minh Harappa là sản phẩm của người Arya. Lý thuyếtnày được xây dựng trên cơ sở việc phát hiện ra con dấu có hình người được cho là16đang trong tư thế thiền Yoga. Marshall cho rằng con dấu này mơ phỏng tín ngưỡng thờ cúng một vị thần được cho là tiền Shiva.Tuy nhiên, lý thuyết Aryan, nhanhchóng trở thành từ chối bởi vì nền văn hóa Indus khơng cho thấy bất cứ dấu hiệu nào có liên quan đến văn hóa vật chất của người Aryan như: xe ngựa, ngựa, sắt,nghi lễ thờ lửa, hay nhiều đặc trưng văn hóa khác của người Aryan được mô tả trong kinh Vệ đà. Mặt khác nền tảng của lý thuyết này chủ yếu dựa trên những mơtả của Marshall. Liệu đó có đúng là tư thế thiền Yoga? Nếu đó là tín ngưỡng thật sự của người Harappan chắc chắn những con dấu như vậy phải phổ biến. Tuynhiên khảo cổ học thực tế đã không ủng hộ giả thuyết như vậy. Lý thuyết thứ hai là các lý thuyết ủng hộ nguồn gốc gắn với Dravidian pháttriển trong thời gian cuối những năm 1960 và 1970 bởi các học giả người Nga và các nhà nghiên cứu Phần Lan. Họ đã cố gắng để chứng minh rằng các biểu tượngcó thể được bắt nguồn từ các nhóm ngơn ngữ Dravidian. Nhóm ngơn ngữ này được tìm thấy ở miền nam Ấn Độ,và một phần của nó nằm rải rác trên khắp lãnhthổ Ấn Độ, đặc biệt là ở miền bắc Pakistan. Tuy nhiên, giả thuyết này cho đến nay vẫn cần sự kiểm chứng từ khảo cổ họcMột trong những chứng cứ quan trọng nhất được các họ giả sử dụng để hiển thị mối liên quan giữa người Aryan hoặc Dravidian với nền văn minh này chính làmột số hình ảnh trên các con dấu Indus: Những hình ảnh của con bò, hình ảnh nữ thần mẹ và con dấu tiền Shiva. Tuy nhiên cả hai biểu tượng của con bò và nữ thầnmẹ được phổ biến trên khắp thế giới cổ đại và cái gọi là con dấu tiền Shiva cho thấy một người chéo chân ngồi giữa động vật hiện tại đang bị thử thách.Và lý thuyết cuối cùng đó là khơng có bất cứ mối liên hệ nào giữa văn hóa Harappa và nền văn hóa của người Aryan hay Dravidian. Thực tế đây là một giảthuyết đáng lưu tâm bởi lẽ: “Chúng ta không hề biết về ngôn ngữ mà người Harappan đã sử dụng, cũng như việc những bằng chứng về chữ viết chưa được giải17mã, thật khó khăn để kết nối khu vực Harappan với ngôn ngữ, văn hóa của những nhóm người được biết đến thơng qua sách vở.”16Việc nghiên cứu một số khía cạnh văn hóa vật chất cũng như khảo cổ học trên thực tế chưa đủ sức thuyết phục để ủng hộ hay hoàn tồn bác bỏ vị trí bản địacủa người Aryan. Hiện tại, cuộc tranh luận này vẫn đang được tiếp tục16 Upinder Singh, A History of Ancient and Early Medieval India: From the Stone Age to the 12thcentury, Pearson Education, 2008, p254.18Kết luậnQuá khứ không hiện ra trước mắt chúng ta như thể trong nó chứa một sự thật lịch sử duy nhất; và ngay cả khi các sử gia cùng sử dụng cùng một tư liệu lịchsử cũng khó có được tiếng nói chung. Cũng bởi vậy, khơng có một lịch sử giản đơn, cuối cùng hay hoàn hảo… Lịch sử bao gồm việc đưa ra những câu hỏi mới vàkiếm tìm những lời giải đáp mới thay thế những câu trả lời cũ. Câu chuyện về văn hóa Vedic thực tế cũng khơng nắm ngồi quy luật đóVậy văn hóa Vedic có nguồn gốc từ đâu? Câu hỏi đó cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thực sự thích đáng. Việc nghiên cứu một số khía cạnh văn hóa vậtchất cũng như khảo cổ học trên thực tế chưa đủ sức thuyết phục để ủng hộ hay hồn tồn bác bỏ vị trí bản địa của người Aryan hay hồn tồn cơng nhận mộtnguồn gốc bên ngồi Ấn Độ cho nhóm người này. Việc đánh giá, nhìn nhận về nguồn gốc văn hóa Vedic trên thực tế khơng chỉ là vấn đề lịch sử mà còn phụ thuộclớn vào nhận thức và định kiến mỗi cá nhân19Tài liệu tham khảo1.Edwin Bryant, The Question for the Origins of Vedic culture: The Indo – Aryan Migration Debate, Oxford University Press, 20032.Gamkrelidze.Thomas V và Vjaceslav V. Ivanov, The Ancient Near East and the Indo-European Problem: Temporal and Territorial Characteristics af Proto-Indo-European Based on Linguistic and Historico-Cultural Data, Russian Studies in History, 1983.3.J. Nehru, “ What is the culture”, The time of India, 10 19884.Maurice Winternitz, A History of Vedic Literature, vol 1, University of Calcutta, 19275.Mausica. C, The Indo – Aryan Language, Cambridge University Press, Cambridge6.Romila Thapar, Early India from the Origins to AD 1300, Penguin books, 20027.Upinder Singh, A History of Ancient and Early Medieval India: From the Stone Age to the 12thcentury, Pearson Education, 20088.www.publishyourarticles.orgknowledge-hubhistorywhen-and-how- aryans-invaded-india.html9.en.wikipedia.orgwikiIndigenous_Aryans10.en.wikipedia.orgwikiProto-Indo-European_language20

Video liên quan

Chủ Đề