Thiên Bồng nghĩa là gì

Trư Bát Giới [Phồn thể:豬八戒, Giản thể:猪八戒, Bính âm:Zhū Bājiè] hay Trư Ngộ Năng là đồ đệ thứ hai đã phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong tiểu thuyết Tây du ký.

Trư Bát Giới
豬八戒Xuất hiện lần đầuSáng tạo bởiThông tinBiệt danhGiống loàiGiới tínhVũ khíTôn giáo\Tín ngưỡng
Nhân vật trong Tây du ký
Hồi 19, Tây du ký
Ngô Thừa Ân
Trư Cương Liệp, Trư Ngộ Năng, Thiên Bồng nguyên soái
Lợn
Đực
Cửu xỉ đinh ba
Phật giáo
Tên tiếng TrungPhồnthểGiảnthểZhu WunengPhồnthểGiảnthểTên tiếng ViệtTiếng ViệtTên tiếng TháiTiếng TháiHệ thống Chuyển tự Tiếng Thái Hoàng giaTên tiếng Triều TiênHangulTên tiếng NhậtHiragana
Trư Bát Giới
豬八戒
猪八戒
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWadeGilesTiếng CámLa tinh hóaTiếng Quảng ChâuViệt bính
Zhū Bājiè
Chu1 Pa1-chieh4
Chu Pa̍t Kāi
Zyu1 Baat3 Gaai3
豬悟能
猪悟能
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWadeGilesTiếng Quảng ChâuViệt bính
Zhū Wùnéng
Chu1 Wu4-neng2
Zyu1 Ng6 Nang4
Trư Bát Giới
ตือโป๊ยก่าย
Tue Poikai [từ cách phát âm Phúc Kiến của "Zhu Bajie"]
저팔계
Phiên âmRomaja quốc ngữ
Jeo Palgye
ちょ はっかい
Chuyển tựRōmaji
Cho Hakkai

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Tính cách
  • 3 Phép thuật và bảo bối
  • 4 Tình tiết truyện
  • 5 Hình ảnh tượng trưng
  • 6 Chú thích
  • 7 Xem thêm
  • 8 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

  • Ngộ Năng: do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho, nghĩa là: "con lợn [tái sinh] nhận ra, ngộ ra khả năng của mình" để ám chỉ việc Bát Giới luôn tự đánh giá mình quá cao mà quên mất mình mang một hình hài kinh khủng.
  • Bát Giới: do Tam Tạng đặt tên với ý nghĩa là "Tám ranh giới bị kiềm chế" [không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không nằm ngồi giường quá rộng, ăn chay[1]] để nhắc nhở Bát Giới phải luôn biết tu sửa mình. Cái tên Bát Giới cũng là một trong những giáo lý Phật giáo dạy, tuy nhiên cũng có những tài liệu cho rằng thực tế có tới 10 chứ không phải 8 giới. Ngoài ra, còn có tài liệu cho rằng Tam Tạng đặt tên là Bát Giới do Ngộ Năng đã theo giới hạnh của Quan Thế Âm, kiêng "ngũ huân, tam yến" [ngũ huân gồm: hành, tỏi, tiêu, ớt, rau thơm; tam yến gồm: chim nhạn, chó, cá chim], nên Tam Tạng cộng gộp lại, gọi là Bát Giới.
  • Tịnh Đàn [Đàng] Sứ Giả Bồ Tát [2]:  Hồi 100, khi Tam Tạng tâu với Lý Thế Dân đã nêu rõ chức phẩm được phong của từng đồ đệ. Như vậy, Bát Giới được phong Tịnh Đàn Sứ Giả Bồ Tát là đã tu thành chính quả. Trích lời của Đức Như Lai trả lời Bát Giới: Nhà ngươi ăn khỏe tính lười, dạ dày to lắm. Mà khắp bốn đại bộ châu trong thiên hạ, những nơi ngưỡng mộ đạo ta rất nhiều, phàm các việc Phật, ta giao cho nhà ngươi làm tịnh đàn, cũng là một chức phẩm có được ăn uống, sao lại không tốt?.     Có nghĩa rằng, Như Lai đã luận rõ công tội [trong hành trình thỉnh kinh, Bát Giới phạm nhiều lỗi] cũng như tùy người mà giao việc nên mới phong chức phẩm tịnh đàn; nhưng không thể nói là không công nhận thành quả của Bát Giới.


Tính cáchSửa đổi

Trong tiểu thuyết, Trư Bát Giới là nhân vật mang tính cách phát triển và phức tạp. Bát Giới có hình hài như một quái vật gớm ghiếc, "nửa lợn, nửa người":

Bèo cám bê bết quanh mồm Tai như chiếc quạt, mắt tròn vàng hoe Răng nanh nhọn hoắt gớm ghê! Mõm dài há ngoác đỏ khè đến kinh Mũ kim khôi ánh lung linh Áo giáp lấp lánh, quanh mình thắt dây Đinh ba chín mũi cầm tay Bên vai lủng lẳng một cây cung dài. Oai như Thái tuế trên trời Hiên ngang dữ tợn thần, người dám đương?[3]

Bát Giới cũng luôn đẩy những người đồng hành vào rắc rối bởi sự lười biếng, thói háu ăn và bản tính háo sắc trước những cô gái đẹp của mình. Bát Giới luôn tỏ ra ghen tị với Tôn Ngộ Không và lúc nào cũng tìm cách hạ bệ Ngộ Không. Tại hồi thứ 27, khi Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Bát Giới đã bảo rằng Tôn Hành Giả đã ác ý giết chết ba người lương thiện mà thưa dối với Ðường Tăng là ba con quỷ. Ðường Tăng quyết định đuổi Tôn Hành Giả về Hoa Quả sơn.

Phép thuật và bảo bốiSửa đổi

Vũ khí chính của Trư Bát Giới là một cây bồ cào.

Trư Bát Giới đã học được 36 phép thiên cang trong 108 phép thiên cương địa sát của Đạo giáo. Tuy số lượng chỉ bằng một nửa 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không nhưng uy lực chỉ có hơn chứ không kém. Mặc dù vậy, do năng lực hạn chế nên trong Tây du ký, phép thuật của Trư Bát Giới tỏ ra thua kém rõ rệt so với Tôn Ngộ Không và nhiều yêu quái khác.

36 phép thiên cang bao gồm:

1. Oát Toàn Tạo Hóa: Pháp thuật có thể tạo ra thế giới ảo, như trong cõi mộng mà không ai biết mình đang lạc trong đó.

2. Điên Đảo Âm Dương: Thuật pháp này có thể đảo lộn đất trời, thay đổi những lẽ thường của tự nhiên, thay đổi thực tại.

3. Di Tinh Hoán Đẩu: Có thể hoán đổi vạn vật trong vũ trụ cho nhau, từ Thần thánh, con người cho đến các loài thú vật hay quỷ quái, yêu ma.

4. Hồi Thiên Phản Nhật: Đêm tối sẽ lập tức biến thành ban ngày nhờ có phép thuật này.

5. Hoán Vũ Hô Phong: Chỉ cần thích mưa là có, mà thích gió cũng lại có luôn.

6. Chấn Sơn Hám Địa: Bất cứ lúc nào cần cũng có thể dễ dàng tạo ra những cơn địa chấn.

7. Giá Vụ Đằng Vân: Đi mây về gió dễ như trở bàn tay.

8. Hoạch Giang Thành Lục: Có thể biến một khu vườn hay một dòng sông thành bãi đất trống chỉ trong một tích tắc.

9. Tung Địa Kim Quang: Di chuyển xa vạn dặm chỉ sau một cái chớp mắt.

10. Phiên Giang Giảo Hải: Có thể tạo ra những con sóng lớn khiến Long Cung [Thủy Cung] chao đảo, chính vì vậy, thuật pháp này là nỗi khiếp đảm của tất cả các Long Vương và đám thuộc hạ lâu nhâu.

11. Chỉ Địa Thành Cương: Chỉ sau một cái chỉ tay, mọi thứ sẽ lập tức hóa đá.

12. Ngũ Hành Đại Độn: Có thể tự do xáo trộn năm yếu tố trong ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

13. Lục Giáp Kì Môn: Đây là một chiêu thức thần bí khiến cho người sử dụng có sức mạnh phi thường trong quá trình chiến đấu.

14. Nghịch Tri Vị Lai: Có thể dự đoán trước được những điều sắp xảy ra trong tương lai.

15. Tiên Sơn Dịch Thạch: Khi biết sử dụng thuật pháp này thì việc di chuyển những khối đá to lớn trước mặt chỉ là chuyện nhỏ.

16. Khởi Tử Hồi Sinh: Thuật pháp này để cứu sống những người đang cận kề cái chết hoặc vừa mới chết.

17. Phi Thân Thác Tích: Trong tình thế hiểm nguy có thể dễ dàng thoát thân ra bên ngoài và ngụy trang không ai phát hiện ra được.

18. Cửu Tức Phục Khí: Tập hợp linh khí của đất trời để điều trị các vết thương và nhanh chóng khôi phục lại trạng thái ban đầu.

19. Đạo Xuất Nguyên Dương: Phát hết nội công ra cùng lúc.

20. Hàng Long Phục Hổ: Với thuật pháp này, thật quá dễ dàng để đánh bại và hàng phục các loại dã thú hay mãnh thú.

21. Bổ Thiên Dục Nhật: Phép giúp người dùng... gặp may.

22. Thôi Sơn Điền Hải: Người thành thạo thuật pháp này có thể dễ dàng lên núi cao, xuống biển sâu.

23. Chỉ Thạch Thành Kim: Thuật pháp này có thể biến giấy thành tiền, biến sỏi đá thành vàng bạc châu báu.

24. Chính Lập Vô Ảnh: Người luyện được thuật pháp này có thể khống chế hơi thở và ẩn giấu cái bóng của mình dưới ánh mặt trời, khiến cho đối phương không thể phát hiện ra ngay cả khi đang đứng bên cạnh.

25. Thai Hóa Dị Hình: Có thể biến một người lớn thành một đứa trẻ, trong vòng bảy ngày, đứa trẻ đó sẽ lớn lên, nhưng hình dáng bên ngoài không nhất định quay trở về trạng thái ban đầu.

26. Đại Tiểu Như Ý: Biến người hoặc vật từ lớn thành bé, từ bé thành to chỉ trong vòng một nốt nhạc.

27. Hoa Khai Khoảnh Khắc: Thuật pháp này có lẽ rất có ích trong việc tán gái, khi có thể điều khiển vô số cánh hoa rơi dồn hết về phía mình theo mong muốn, tạo ra một khung cảnh lãng mạn như trong tranh.

28. Du Thần Ngự Khí: Một thuật pháp cầu gọi thần linh.

29. Cách Viên Động Kiến: Thuật pháp này có thể giúp nhìn xuyên thấu mọi vật.

30. Hồi Phong Phản Hỏa: Tạo ra sức mạnh nhờ gió và lửa.

31. Chưởng Ác Ngũ Lôi: Thuật Ngũ Lôi có nguồn gốc sâu xa và vô cùng phức tạp, là một đòn tấn công có sức công phá cực lớn và không thể cản lại.

32. Tiềm Uyên Súc Địa: Thuật pháp này giúp cho việc di chuyển trong nước trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, ngoài ra còn có thể giúp thu hẹp khoảng cách ngàn dặm để kéo những vật ở nơi xa xôi về bên mình.

33. Phi Sa Tẩu Thạch: Có thể vận dụng thủ pháp này để điều khiển gió, cát và sỏi đá làm vũ khí công kích đối phương ồ ạt.

34. Hiệp Sơn Siêu Hải: Thuật pháp này sẽ giúp người dùng có thể nhẹ nhàng băng qua những ngọn núi cao ngất hay bay qua những đại dương mênh mông.

35. Tát Đậu Thành Binh: Chỉ cần ném một nhúm những hạt đậu bé xíu xuống đất, một đội quân cứu viện hùng hậu sẽ lập tức hiện ra.

36. Đinh Đầu Thất Tiễn: Giống như một lời nguyền, người dùng chỉ cần niệm chú để thu nạp ba hồn bảy vía của đối phương là có thể dễ dàng tước đoạt sinh mệnh của hắn.

Tình tiết truyệnSửa đổi

Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái [天蓬元帥] ở Thiên Đình, là người chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Trong bữa tiệc lớn ở Thiên Đường, hội tụ đủ các chức sắc, Trư Bát Giới đã bị hút hồn khi lần đầu tiên nhìn thấy Hằng Nga. Cùng với men say của rượu, Bát Giới đã tán tỉnh Hằng Nga và bị nàng tâu với Ngọc Hoàng. Vì lý do này, Bát Giới bị đày xuống hạ giới.

Trong những hồi đầu của tiểu thuyết, thầy trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đến trang trại gia đình họ Cao thì được biết con gái lớn của họ đã bị bắt cóc. Và tên bắt cóc còn để lại lời nhắn cầu hôn. Sau khi điều tra, Ngộ Không đã tìm được kẻ đứng sau vụ này chính là Bát Giới. Ngộ Không và Bát Giới đánh nhau. Nhưng đến cuối, Bát Giới lại phát hiện ra rằng đây là đồ đệ của Tam Tạng, người mà Quan Thế Âm đã chỉ định để Bát Giới đi theo phò tá, chuộc lại lỗi lầm đã gây ra.

Bát Giới, giống như các đồ đệ còn lại của Đường Tăng, cũng có các phép thuật siêu nhiên. Bát Giới có tổng cộng 36 phép biến hóa thần thông. So với Ngộ Không, Bát Giới và Sa Ngộ Tịnh giỏi chiến đấu ở dưới nước hơn.

Đến cuối tiểu thuyết, tất cả các nhân vật chính, bạn đồng hành của Bát Giới đều đạt đến mục đích cuối cùng của mình, tức là trở thành Phật hoặc La Hán. Chỉ riêng mình Bát Giới là không, bởi dù đã có nhiều cải biến, Bát Giới vẫn còn quá nhiều ham muốn. Vì vậy, Bát Giới được phong là "Tịnh đàn sứ giả" với phần thưởng là công việc: "Lau dọn bàn thờ", nơi mà Lão Trư có thể ăn thỏa thích những hoa quả thừa trên bàn thờ:

Tại nhà ngươi ăn khỏe tính lười, dạ dày to lắm. Mà khắp bốn đại bộ châu trong thiên hạ, những nơi ngưỡng mộ đạo ta rất nhiều, phàm các việc Phật, ta giao cho nhà ngươi làm tịnh đàn, cũng là một chức phẩm có được ăn uống, sao lại không tốt?[4]

Về vũ khí, Trư Bát Giới có một cái bồ cào 9 răng bằng sắt [cửu xỉ], được luyện ở Thiên Đình, nặng khoảng 5.048kg.[5]

Hình ảnh tượng trưngSửa đổi

Năm thầy trò Đường Tăng khi kết hợp lại là đại diện cho 1 người, trong đó Trư Bát Giới đại diện cho chữ Tình. Chữ Tình đại diện cho dục vọng, ham muốn của con người. Có thể thấy, trong con người Bát Giới sở hữu đầy đủ những tính cách thể hiện ham muốn của người như ham sắc, ham ăn, ham ngủ, lười biếng,... đến cái vũ khí của hắn cũng là cái bồ cào, cái vật dùng để gạt mọi thứ về phía mình, càng thể hiện rõ cái sự tham lam của Bát Giới. Và những ham muốn này cũng góp phần không nhỏ khiến cho con người ta sa ngã, đối nghịch với cái Tâm [Ngộ Không] hướng đến điều tốt đẹp. Cũng bởi vậy nên Ngộ Không với Bát Giới cãi nhau rất thường xuyên, và mỗi khi Đường Tăng nghe Bát Giới mà không nghe Ngộ Không, thì lại gặp yêu ma quỷ quái, yêu ma quỷ quái ở đây cũng đại diện cho sự sa ngã. Đặc biệt phải kể tới lần đánh Bạch Cốt Tinh, cũng tại Bát Giới khích đểu Ngộ Không, khiến cho Tam Tạng đuổi Ngộ Không, tức là con người mất đi cái Tâm và bị cái Tình chiếm đi lý chí, rồi lại bị yêu quái bắt.

Bát Giới thường được coi là trò cưng của Tam Tạng, tức là cái Thân luôn quý cái Tình. Tuy nhiên, trong những hồi cuối cùng của truyện, khi đã gần đến Linh Sơn, Tam Tạng đã nhiều lần mắng chửi, thậm chí là muốn đánh Bát Giới, không còn coi là "trò cưng" nữa, chi tiết này cũng rất được nhấn mạnh. Từ đó có thể cho thấy, muốn tu hành thành công thì phải dứt được cái Tình.

Cái Tình không được chú trọng ở Phật Giáo [tình ở đây không phải nói về tình cảm nhân hậu, điều này nhà Phật rất coi trọng, đây là chỉ những cái ham muốn ở trên], do đó đến cuối cùng, Trư Ngộ Năng chỉ được xét công phò giá Đường Tăng, không được phong tước Phật, chỉ được làm Sứ Giả.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.10
  2. ^ Những hiểu nhầm nghiêm trọng về Bát Giới trong 'Tây du ký'.
  3. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.158
  4. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập II, 2007, tr.946
  5. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập II, 2007, tr.738

Xem thêmSửa đổi

  • Tây du ký
  • Đường Tăng
  • Tôn Ngộ Không
  • Sa Tăng

Liên kết ngoàiSửa đổi

Chủ Đề