Thuốc trị mụn trứng cá tuổi dậy thì

Ở giai đoạn dậy thì, trẻ thường có nhiều mụn. Vì thế, bạn hãy hướng dẫn con cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì để trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.

Những thông tin tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn biết được cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.

Các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì. Một số bé sẽ gặp phải tình trạng mụn trứng cá ồ ạt xuất hiện khiến gương mặt không còn láng mịn như trước. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ, khiến con bạn mất tư tin khi giao tiếp cũng như tiếp xúc với mọi người. Lúc này, bạn hãy giúp con chăm sóc da khi bị mụn trứng cá bằng những cách trị mụn cho tuổi dậy thì cũng như dạy cho con các cách ngăn ngừa mụn tuổi dậy thì.

Các loại mụn trứng cá phổ biến ở tuổi dậy thì

Trước khi biết cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, cùng tìm hiểu các loại mụn trứng cá phổ biến trong độ tuổi này. Mụn trứng cá tuổi dậy thì có thể xuất hiện dưới các dạng như:

  • Mụn đầu trắng: Do lỗ chân lông bị tác động bởi dầu và da được bao phủ bởi các lớp da.
  • Mụn đầu đen: Mụn đầu đen tuổi dậy thì bị tác động qua lỗ chân lông, trong đó các chất bẩn và chất nhờn được đẩy ra ngoài qua các nang. Màu đen không phải là màu do bụi bẩn hình thành. Nó có thể là từ vi khuẩn, tế bào da chết và vật chất phản ứng với oxy.
  • Sẩn, mụn mủ hoặc nốt sần: Các tổn thương nghiêm trọng hơn xuất hiện màu đỏ và sưng do viêm hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh các nang bị tắc, thường đau và cảm thấy cứng.
  • U nang: Mụn nhọt sâu, có mủ.

Vậy, cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là gì?

Chi tiết cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Cách trị mụn cho tuổi dậy thì là gì? Chu trình dưỡng da tốt có thể không bảo vệ trẻ hoàn toàn khỏi bị mụn tuổi dậy thì tấn công. Khi thấy da bé đột ngột nổi lên vài nốt mụn, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách trị mụn ở tuổi dậy thì nữ và nam đơn giản tại nhà sau:

  • Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Lấy khăn ấm và chườm lên nốt mụn trong 10 phút để giúp mụn lên đầu
  • Sử dụng tăm bông ấn nhẹ nhằm giúp cồi mụn trồi ra hoặc dùng miếng dán có tác dụng hút mụn và để yên trong vòng 30 phút cho sản phẩm phát huy tác dụng, khi thấy miếng dán bị mờ dần, có nghĩa là nhân mụn đã được hút ra
  • Sau đó lại dùng miếng dán mụn để bảo vệ vùng da vừa bị tổn thương
  • Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Không được sử dụng tay nặn mụn vì sẽ khiến nhiều vi khuẩn lây lan trên da.

Trong những cách trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì, cần lưu ý tránh những điều có thể làm cho mụn trứng cá tồi tệ hơn, bao gồm:

  • Chà xát mạnh vùng mụn
  • Nặn hoặc chèn ép vết thâm
  • Áp lực và ma sát từ mũ bảo hiểm xe đạp, ba lô hoặc cổ áo chật
  • Thay đổi nồng độ hormone ở trẻ gái vị thành niên và phụ nữ trưởng thành từ hai đến bảy ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt

Tìm hiểu thêm: 8 thói quen xấu là nguyên nhân gây mụn mà bạn không ngờ tới!

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Làm sao để không có mụn ở tuổi dậy thì?

Ngoài những cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đã đề cập ở trên, bạn nên tham khảo những cách phòng ngừa mụn trứng cá tuổi dậy thì. Dưới đây là những lời khuyên có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả nhất:

  • Không rửa quá nhiều hoặc sử dụng những miếng rửa mặt có độ ma sát. Mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên thông thường không phải do bụi bẩn nên chỉ cần hai lần rửa nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt mỗi ngày là đủ. Làm sạch quá nhiều có thể khiến da bị kích thích và khô, kích hoạt các tuyến tiết ra nhiều dầu hơn, làm tăng khả năng nổi mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm không chứa dầu hoặc dược mỹ phẩm [những sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông] trên khuôn mặt.
  • Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đồng thời cũng là cách phòng ngừa mụn trứng cá tuổi dậy thì: Đừng bóp hoặc nặn mụn. Việc này có thể đẩy vi khuẩn mụn sâu hơn vào da dẫn đến viêm nhiều hơn và gây sẹo mụn vĩnh viễn.

Mẹo dưỡng da trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cho nam và nữ

Không chỉ nên áp dụng cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì ở trên, trẻ bị mụn trứng cá tuổi dậy thì cần có một chu trình dưỡng da phù hợp. Bạn có thể hướng dẫn con các bước dưỡng da trị mụn trứng cá tuổi dậy thì sau để giúp tình trạng mụn được cải thiện và bảo vệ sức khỏe của làn da:

1. Làm sạch da

Việc đầu tiên và căn bản nhất trong chu trình dưỡng da là làm sạch da. Đây cũng là một cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì. Khi lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ, mụn hoặc các vấn đề khác sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Hãy hướng dẫn con rửa mặt bằng nước ấm cùng sữa rửa mặt chứa 2% benzoyl peroxide với kích cỡ của một hạt đậu, rửa 2 lần/ngày hoặc 3 lần nếu con vận động nhiều.

Một điều quan trọng cần nhớ khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là gội đầu mỗi ngày nếu tóc trẻ thuộc loại tóc dầu. Khi chất bẩn có trong dầu thừa của tóc dính lên da mặt, trẻ sẽ bị nổi mụn. Do đó, hãy khuyến khích trẻ siêng năng làm sạch da đầu và tóc.

2. Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Sử dụng thuốc đặc trị

Sử dụng là cách trị mụn ở tuổi dậy thì nam, nữ đơn giản. Thuốc đặc trị sẽ giúp triệt tiêu nốt mụn hoặc ổ mụn nhanh hơn. Bạn nên mua cho con sản phẩm đặc trị mụn có chứa 2% axit salicylic [BHA] để chấm lên các nốt mụn bọc. Không thoa kem lên toàn mặt vì da trẻ sẽ bị khô căng.

3. Kem dưỡng ẩm

Da mụn không có nghĩa là không cần dưỡng ẩm mà ngược lại, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm thích hợp sẽ giúp kết cấu của làn da được phục hồi nhanh hơn cũng như hỗ trợ thuốc đặc trị đạt kết quả tốt nhất. Do đó, kem dưỡng ẩm là điều không thể thiếu trong các cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.

Bạn hãy chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu lỏng, thấm nhanh và không gây nhờn rít da. Các sản phẩm có chữ như: “oil-free”, “non-comedogenic”, “nonacnegenic”.

Ngoài ra, trẻ cũng cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước khi ra đường vào buổi sáng. Có thể gợi ý con sử dụng giấy thấm dầu để giảm bớt lượng dầu thừa trên da mặt, hạn chế gây ra mụn.

4. Uống thật nhiều nước

Trà sữa và nước ngọt chứa rất nhiều đường, một trong những tác nhân chính gây ra mụn ở tuổi dậy thì, nhất là mụn trứng cá tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trà sữa, nước ngọt lại là thức uống yêu thích của nhiều trẻ ở độ tuổi dậy thì.

Nếu con không thể từ bỏ những thức uống này, bạn có thể khuyến khích con uống thật nhiều nước lọc trong ngày hoặc nước ép trái cây tươi để thanh lọc cơ thể và hạn chế lượng đường hấp thụ.

Bạn nên để ý đến tình trạng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì của trẻ để có thể đưa ra các cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hợp lý. Nếu con của bạn gặp khó khăn trong việc điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì, hãy đưa trẻ đến phòng khám hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể và điều trị mụn tuổi dậy thì triệt để hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Những nguyên nhân gây ra trứng cá ở tuổi dậy thì?

  • Sự gia tăng nồng độ hormon androgen vào tuổi dậy thì làm tăng sản xuất tế bào tiết bã nhờn, tăng kích thước tuyến bã và kích thích các tuyến này tăng tiết nhờn.
  • Sự tăng kết dính tế bào chết trong nang lông.
  • Sự gia tăng nồng độ vi khuẩn P.acnes tại nang lông bít tắc.
  • Sự tăng viêm tại vùng nang lông bị tổn thương.

Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây trứng cá [ở bất kỳ độ tuổi nào], như lithium, cortisone, hormones, iodides, một số thuốc điều trị động kinh, isoniazid.

2. Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?

Trứng cá là bệnh mạn tính, tự giới hạn và thường khởi phát vào tuổi dậy thì. Do đó cụm từ “mụn dậy thì” không hoàn toàn chính xác. Dậy thì là một giai đoạn trong tiến triển tự nhiên của bệnh trứng cá.Trứng cá thường xuất hiện lần đầu tiên vào tuổi tiền dậy thì và dậy thì, sau đó kéo dài và đa số giảm dần khi bước vào tuổi trưởng thành. Ở một số người, trứng cá có thể kéo dài đến tuổi 30 hoặc lâu hơn nữa.  

3. Trẻ cần thực hiện các bước chăm sóc da như thế nào để trị trứng cá ở tuổi dậy thì hiệu quả?

Đa số các trường hợp trứng cá ở tuổi dậy thì là nhẹ và chỉ cần bôi thuốc trị mụn là đủ. Những thuốc bôi này chủ yếu làm giảm viêm và ngăn ngừa mụn mới hình thành. Hiệu quả của thuốc không đến ngay lập tức mà phải sau 2-3 tháng điều trị. Sau 3 tháng, nếu mụn trứng cá không cải thiện, trẻ có thể sẽ cần được kê thêm thuốc uống.

Những trường hợp nặng hơn, nhiều sang thương mụn mủ, mụn viêm, nang sâu có nguy cơ để lại sẹo thường sẽ được điều trị ngay từ đầu bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi. Đây là những thuốc cần được kê đơn và nên được thăm khám, theo dõi điều trị bởi bác sĩ.

4. Với làn da còn non, trẻ nên sử dụng những mỹ phẩm nào an toàn để chăm sóc da?

Mỹ phẩm an toàn trước tiên phải rõ nguồn gốc, có thể dễ dàng truy xuất thành phần. Phù hợp với mục đích sử dụng. Nên tối giản số sản phẩm sử dụng: sửa rửa mặt hoặc sữa tắm dịu nhẹ, kem dưỡng ẩm nếu da có dấu hiệu khô, kem chống nắng. Đối với những em có bệnh về da: hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Da của em rất nhờn và càng lúc càng tiết ra nhiều chất nhờn, lỗ chân lông 2 bên má vì thế cứ nở to ra. Bác sĩ cho em hỏi là bên cạnh việc dùng nước hoa hồng, em có thể dùng những gì để làm giảm chất nhờn, se lỗ chân lông được không?

Những yếu tố gây to lỗ chân lông:

  • Sự gia tăng tiết nhờn [do gen hoặc môi trường]
  • Lỗ chân lông có kích thước lớn [do gen quy định]
  • Một số loại mỹ phẩm có khả năng tạo cồi.
  • Da mất đàn hồi [do lão hóa].
  • Sự tác động kéo dài của ánh nắng.
  • Mụn viêm trong bệnh trứng cá có thể cũng làm to lỗ chân lông do sự giãn nở của tuyến bã và chân lông trong quá trình viêm, những cấu trúc này cũng có xu hướng dễ bít tắc hơn kể cả khi vùng da đó đã lành.

Vì tình trạng to lỗ chân lông có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm yếu tố bệnh lý, gen, môi trường và lão hóa, nên các phương pháp điều trị và phòng ngừa cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Giảm cân [tăng cân có liên quan đến việc tăng tiết bã nhờn]
  • Sử dụng các phương pháp lột da hóa học.
  • Nicotinamide dạng bôi.
  • Một số hợp chất chứa copper cholorophylline nguồn gốc thực vật
  • Retinoids dạng bôi.
  • Laser
  • Lăn kim.

6. Em bị mụn và vì chăm không kĩ nên sau khi đi nắng về là để lại thâm. Em muốn biết là sau khoảng bao lâu thì những vết thâm trên mặt sẽ mờ đi, làm cách nào để đẩy nhanh quá trình này?

Thâm sau mụn có bản chất là sự tăng sắc tố sau một quá trình viêm. Không chỉ trứng cá mà các bệnh da viêm khác cũng có hiện tượng này. Những người có da ngăm hoặc tối màu hơn sẽ dễ bị tình trạng này hơn những người da trắng. Tăng sắc tố sau viêm xuất hiện khi melanin [một loại sắc tố tự nhiên của da] tăng sản xuất sau quá trình viêm. Tăng sắc tố sau viêm có thể xảy ra ở lớp biểu bì [lớp nông nhất của da] và lớp bì [lớp sâu hơn]. Tăng sắc tố sau viêm lớp biểu bì có thể kéo dài 6-12 tháng, ở lớp bì có thể mất đến hằng năm mới có thể phục hồi.

Nếu tăng sắc tố sau viêm xảy ra ở vùng phơi bày ánh sáng [như mặt, tay, chân], tránh nắng là thiết yếu. Một số phương pháp điều trị có thể cải thiện tăng sắc tố sau viêm:

  • Hydroquinone
  • Azelaic acid
  • Cysteamin cream
  • Vitamin C dạng bôi
  • Tretinoin dạng bôi
  • Glycolic acid
  • Một số chất khác: kojic acid, arbutin, licorice extracts, mequinol, niacinamide,…

Phương pháp khác:

Đáp ứng điều trị đối với tăng sắc tố sau viêm lớp bì thường kém hơn nhiều so với tăng sắc tố vùng thượng bì.

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Video liên quan

Chủ Đề