Tiêm covid sau bao lâu được uống rượu

BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Là người hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đầu tiên, tôi phải khuyến cáo rằng, uống rượu bia nên hạn chế trong mọi hoàn cảnh. Uống rượu bia sau khi tiêm vaccine N-COVY, không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh ra miễn dịch của cơ thể. Nhưng nếu uống quá nhiều rượu bia và ăn những món ăn lạ thì lại là một câu chuyện khác. Nếu bản thân dị ứng với một trong số những món ăn đó, có thể khiến cơ thể phản ứng bằng việc nổi mề đay. Hoặc nếu uống quá nhiều rượu bia khiến bạn say và choáng vàng. Hai tình trạng này khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là một phản ứng phụ của việc tiêm phòng vaccine N-COVY. Nên nếu uống rượu bia một cách có kiểm soát sau khi tiêm vaccine thì hoàn toàn không có vấn đề gì cả.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Cảm ơn bạn.

Nghiên cứu của Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế Nhật Bản cho thấy uống rượu có thể làm giảm lượng kháng thể trung hòa sản sinh sau khi tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba.

Đây là công trình quy mô lớn đầu tiên của Nhật Bản tìm hiểu về tác động của rượu bia đối với hiệu quả vaccine. Theo nghiên cứu do phó giáo sư Retsu Fujita và các đồng nghiệp thực hiện, mức độ kháng thể của người uống rượu sau tiêm vaccine thấp hơn 15% so với người không uống rượu.

Công trình bắt đầu từ tháng 11/2021, gồm 1.000 tình nguyện viên tại Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế Nhật Bản. Cuộc khảo sát mới nhất gồm 187 người từ 21 đến 77 tuổi. Họ đã tiêm hai liều vaccine Covid-19 từ tháng 3 đến tháng 5 năm ngoái và tiêm liều Pfizer nhắc lại vào tháng 12/2021. 102 tình nguyện viên uống rượu sau tiêm, 83 người không uống rượu và hai người không trả lời khảo sát.

Các nhà khoa học xem xét sự hiện diện kháng thể trong máu họ, trong đó có nồng độ kháng thể trung hòa đặc hiệu ngăn ngừa virus. Kết quả, mức độ kháng thể giữa nam và nữ không có sự chênh lệch. Những người hút thuốc cũng có lượng kháng thể thấp hơn so với người không hút thuốc. Nhưng tác động của thuốc lá nhỏ hơn so với việc uống rượu.

Nhìn chung, rượu bia được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tăng cường miễn dịch sau tiêm vaccine.

Người dân xếp hàng chờ tiêm liều tăng cường tại một trung tâm tiêm chủng đại trà tại Osaka, ngày 6/2. Ảnh: Kyodo

Fujita cho biết: "Với những người tiêm chủng Covid-19, thói quen uống rượu dường như hạn chế khả năng gia tăng kháng thể bởi nó làm giảm chức năng gan, tạo gánh nặng cho đường ruột, nơi tập trung đến 70% tế bào miễn dịch".

Mức độ kháng thể của 187 người trong khảo sát tăng trung bình khoảng 34 lần sau khi tiêm nhắc lại. Các chuyên gia cũng phát hiện kháng thể ở người trẻ tuổi cao hơn so với người già.

Ông Fujita nhận định: "Hiệu quả kháng thể ở người cao tuổi thấp hơn so với người trẻ dù đã tiêm chủng, nhưng sẽ tăng đến ngưỡng an toàn khi tiêm nhắc lại".

Hiện Nhật Bản đang đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 cao chưa từng thấy, chủ yếu do sự lây lan của biến chủng Omicron. Tiến độ tiêm liều tăng cường của nước này khá chậm. Vào tháng 1, hai tháng sau khi triển khai, khoảng 30% người đủ điều kiện được tiêm liều thứ ba.

Còn nhiều điều các nhà khoa học chưa rõ về ảnh hưởng của Omicron lên nồng độ kháng thể sau tiêm, song họ cho rằng liều thứ ba hiệu quả ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng do mắc Covid-19.

Thục Linh [Theo Japan Times]

Nhảy đến nội dung

Uống rượu sau khi tiêm vaccine COVID-19 có làm sao không?

Thứ Tư, 06:16, 09/02/2022

Nghiên cứu do Phó giáo sư Retsu Fujita tại Đại học Y tế và Phúc lợi quốc tế Nhật Bản dẫn đầu cho thấy mức độ kháng thể trung bình sau khi tiêm mũi nhắc lại ở người uống rượu thấp hơn 15% so với những người không uống rượu.

Được biết, đây là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên của Nhật Bản về tác động của việc tiêu thụ rượu đối với hiệu quả của việc tiêm vaccine liều tăng cường.

Người dân Nhật Bản chờ tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường tại một trung tâm tiêm chủng ở Osaka. Ảnh: KYODO

Nhóm chuyên gia bắt đầu nghiên cứu này vào tháng 11/2021, bao gồm khoảng 1.000 người tại trường đại học này.

Cuộc khảo sát mới nhất được thực hiện đối với 187 người trong độ tuổi từ 21 - 77 đã được tiêm 2 liều vaccine COVID-19 từ tháng 3 - 5/2021 và tiêm mũi nhắc lại của Pfizer vào tháng 12/2021. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lượng kháng thể trong máu của những người tham gia, bao gồm cả mức độ của các kháng thể trung hòa ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong cuộc khảo sát, 102 người thừa nhận họ có uống rượu, 83 người không uống và 2 người không trả lời. Khảo sát không hỏi về lượng rượu họ tiêu thụ.

Theo kết quả nghiên cứu, không có sự khác biệt về mức độ kháng thể giữa nam và nữ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết, những người hút thuốc có xu hướng có lượng kháng thể thấp hơn những người không hút, song tác động của việc hút thuốc đối với các kháng thể vẫn nhỏ hơn so với việc uống rượu.

Nhìn chung, uống rượu có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tăng cường miễn dịch của vaccine.

Dẫn lời Phó giáo sư Fujita: “Trong trường hợp tiêm chủng ngừa COVID-19, thói quen uống rượu dường như hạn chế sự gia tăng kháng thể bằng cách làm giảm chức năng gan và gây áp lực cho đường ruột, nơi tập trung khoảng 70% tế bào miễn dịch”.

Mức độ kháng thể của 187 người trong cuộc khảo sát đã tăng trung bình khoảng 34 lần sau khi tiêm nhắc lại. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mức độ kháng thể ở những người trẻ tuổi cao hơn so với người lớn tuổi.

Theo ông Fujita, mức kháng thể của người cao tuổi có thể thấp hơn so với những người trẻ tuổi ngay cả sau khi tiêm chủng, nhưng kháng thể của họ sẽ tăng đến mức cần thiết khi tiêm mũi nhắc lại. Hiện mối quan hệ giữa biến thể Omicron và mức độ kháng thể chưa được xác định, nhưng mũi tiêm thứ 3 được kỳ vọng sẽ có hiệu quả trong ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng./.

CTV Lương Trâm/VOV.VN
Theo The Japan Times

VOV.VN - Vào thời điểm mùa hè, một ly rượu có thể làm mất nước nhưng một cốc bia lạnh sẽ mang lại cảm giác rất sảng khoái. Tuy nhiên, đối với bất kỳ loại nước giải khát nào cũng vậy, uống quá nhiều đều không có lợi cho sức khỏe.

VOV.VN - Vào thời điểm mùa hè, một ly rượu có thể làm mất nước nhưng một cốc bia lạnh sẽ mang lại cảm giác rất sảng khoái. Tuy nhiên, đối với bất kỳ loại nước giải khát nào cũng vậy, uống quá nhiều đều không có lợi cho sức khỏe.

VOV.VN - Một thanh niên 29 tuổi [ở tỉnh Hưng Yên] nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hóa, suy thận, tiêu cơ vân nặng do ngộ độc rượu. Dù được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã tử vong.

VOV.VN - Một thanh niên 29 tuổi [ở tỉnh Hưng Yên] nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hóa, suy thận, tiêu cơ vân nặng do ngộ độc rượu. Dù được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã tử vong.

VOV.VN - Có rất nhiều người lầm tưởng các triệu chứng thông thường như đau bụng, đi ngoài là rối loạn tiêu hóa thông thường, nhưng đây chính là những biểu hiện của những bệnh đường ruột, nếu không điều trị dứt điểm sẽ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

VOV.VN - Có rất nhiều người lầm tưởng các triệu chứng thông thường như đau bụng, đi ngoài là rối loạn tiêu hóa thông thường, nhưng đây chính là những biểu hiện của những bệnh đường ruột, nếu không điều trị dứt điểm sẽ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

VOV.VN - Số lượng người Việt Nam mắc bệnh đại tràng mạn tính đã lên tới 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu.

VOV.VN - Số lượng người Việt Nam mắc bệnh đại tràng mạn tính đã lên tới 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu.

VOV.VN - Rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại trực tràng…

VOV.VN - Rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại trực tràng…

VOV.VN - Đau bụng, trướng bụng, muốn đi ngoài là những triệu chứng mà những người thường xuyên uống rượu bia gặp phải. 

VOV.VN - Đau bụng, trướng bụng, muốn đi ngoài là những triệu chứng mà những người thường xuyên uống rượu bia gặp phải. 

VOV.VN - Rối loạn tiêu hóa sau uống rượu bia chính là mầm mống khởi phát các bệnh đường ruột nguy hiểm. 

VOV.VN - Rối loạn tiêu hóa sau uống rượu bia chính là mầm mống khởi phát các bệnh đường ruột nguy hiểm. 

Video liên quan

Chủ Đề