Tiền đúc bằng kim loại kém giá là gì

Chế độ lưu thông tiền kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Tài chính tiền tệ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Chế độ lưu thông tiền kim loại

  • Chế độ đơn bản vị
  • Chế độ song bản vị
  • Chế độ bản vị vàng

Chế độ đơn bản vị

Đây là chế độ tiền tệ chỉ sử dụng một kim loại làm vật ngang giá chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các kim loại được chọn làm bản vị cũng thay từ kim loại kém giá đến kim loại quý.

Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên ở La Mã và suốt thời kỳ chế độ phong kiến, đồng được chọn làm bản vị cho chế độ tiền tệ nhiều nước; bạc được chọn phổ biến từ trong thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản đến nửa sau thế kỷ 19; vàng được áp dụng lần đầu tiên ở Anh từ cuối thế kỷ 18.

Chế độ song bản vị

Là chế độ tiền tệ trong đó hai thứ kim loại quý là vàng và bạc đều được chọn làm vật ngang giá chung. Khi chủ nghĩa tư bản mới phát triển, khối lượng sản xuất tăng nhanh mặc dù bạc đang được sử dụng phổ biến trong lưu thông với vai trò tiền tệ nhưng giờ đây những giao dịch lớn người ta có xu hướng sử dụng kim loại quý hơn, vàng dần dần đã chiếm được vị trí tiền tệ.

Sự tồn tại cả vàng và bạc trong giao dịch đã áp dụng phổ biến trong những năm đầu thế kỷ 19 tại Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Mỹ, Ý. Sự tồn tại cả vàng và bạc trong lưu thông dẫn đến tình trạng tồn tại hai hệ thống giá cả và nhà nước phải ấn định một tỷ lệ giữa vàng và bạc làm cơ sở cho các giao dịch. Ví dụ: Thời kỳ đế quốc La Mã tỷ lệ chuyển đổi giữa vàng và bạc là trong biên độ 1/14 -> 1/16. Tại Mỹ vào cuối thế kỷ 18 tỷ giá vàng/bạc là 1/15.

Việc quy định tỷ giá pháp định giữa vàng và bạc được nhà nước cố định trong một khoảng thời gian nhưng trên thị trường thì quan hệ tỷ lệ giữa vàng và bạc do quy luật giá trị phân phối vì vậy luôn có sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường. Sự chênh lệch này làm xuất hiện hiện tượng đổi chác để tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường khác nhau.

Điều này dẫn đến trong lưu thông chỉ xuất hiện những kim loại được luật pháp định giá cao hơn giá trị của nó trên thị trường còn những kim loại được luật pháp định giá thấp hơn giá trị của nó trên thị trường sẽ bị rút khỏi lưu thông để cất trữ. Đây gọi là hiện tượng “đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt”. Đây là quy luật của Gresham, nội dung của nó như sau: Khi trong nền kinh tế có hai đồng tiền cùng lưu thông có cạnh tranh với nhau thì một đồng tiền vì lý do nào đó được ưa chuộng hơn đồng tiền kia dẫn đến xu hướng biến ra khỏi lưu thông, còn đồng tiền kém được ưa chuộng gọi là đồng tiền xấu dẫn đến vẫn tiếp tục một mình các trao đổi.

Hiện tượng Gresham cho thấy một khi nhà nước không có khả năng chống lại tác động tự phát của quy luật giá trị thì chế độ song bản vị không thể tồn tại, để cuối cùng bị phá vỡ nhường chỗ cho chế độ bản vị vàng.

Chế độ bản vị vàng

Đây là chế độ tiền tệ trong đó vàng được chọn làm kim loại tiền tệ. Chế độ bản vị vàng được xem là hình thái cổ điển của chế độ tiền đúc bằng vàng. Chế độ bản vị vàng có ba đặc điểm:

- Tiền vàng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước quy định. Điều này có tác dụng điều tiết tự phát khối lượng tiền trong lưu thông phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Các loại dấu hiệu giá trị lưu hành song song với vàng được phép tự do chuyển đổi ra tiền vàng theo giá trị danh nghĩa. Điều này làm cho dấu hiệu giá trị không bị mất giá trong quan hệ với vàng đồng thời hạn chế khả năng lạm phát tiền dấu hiệu.

- Vàng được tự do lưu thông giữa các nước, nghĩa là nhà nước không thực hiện chế độ quản chế vàng và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ ngoại thương, dịch vụ quốc tế và xuất khẩu tư bản phát triển mạnh mẽ.

Có thể nói chế độ bản vị vàng được coi là chế độ tiền tệ đặc trưng của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh do vàng là kim loại có giá trị cao. Mặt khác, chế độ tiền tệ này đem đến sự ổn định cao cho lưu thông tiền tệ. Góp phần không nhỏ cho sự phát triển vượt bậc của các nước tư bản trên các phương diện sản xuất – lưu thông hàng hóa, tài chính - tín dụng, ngoại thương và quan hệ hợp tác quốc tế khác.

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản đã đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng phần lớn thị trường này nằm trong các nước tư bản như Anh, Nga, Pháp…Vì vậy, khi mâu thuẫn giữa các nước này nảy sinh, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh, chính phủ các nước đã vay tiền từ các ngân hàng trên cơ sở đảm bảo giả là kỳ phiếu ngân sách, làm cho tính chất ổn định của tiền dấu hiệu bị giảm sút. Từ nhiều nguyên nhân, chế độ bản vị vàng lúc này bị sụp đổ do các đặc điểm của chế độ tiền tệ này lần lượt bị xóa bỏ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chế độ lưu thông tiền kim loại về đặc điểm của chế độ đơn bản vị, chế độ song bản vị và chế độ bản vị vàng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Chế độ lưu thông tiền kim loại. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc nhiều ngành nghề khác của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

1.2. CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ

1.2.1. Khái niệm chế độ lưu thông tiền tệ


Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tổng giá trị tiền tệ so với tổng giá cả hàng hoá trong từng kỳ. Chế độ lưu thông tiền tệ là tổng hợp các quy định mang tính pháp luật có liên quan đến hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của mỗi nước nhằm đưa các nhân tố khác nhau của lưu thông tiền tệ đạt đến sự thống nhất.

Sự phát triển của chế độ lưu thông tiền tệ không những tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn được quyết định bởi trình độ tổ chức của Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chế độ lưu thông tiền tệ mà Nhà nước ban hành không phải là vấn đề đơn thuần về mặt luật pháp hay xuất phát từ ý thức chủ quan của Nhà nước, mà để phát huy tác dụng tích cực của chế độ tiền tệ trong đời sống kinh tế xã hội. Vì thế, khi xây dựng chế độ tiền tệ phải bắt nguồn từ sự tồn tại các quan hệ kinh tế.


1.2.2. Các chế độ lưu thông tiền tệ


1.2.2.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại

a. Chế độ đơn bản vị

Đơn bản vị là chế độ tiền tệ lấy 1 thứ kim loại làm vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung là vật liệu đúc tiền có thể là đồng, kẽm, bạc hoặc vàng.

- Nếu chế độ đơn bản vị với kẽm hoặc đồng làm bản vị và trở thành tiền đúc, gọi là chế độ lưu thông tiền kém giá. Nó phản ánh đặc trưng của nền kinh tế hàng hoá kém phát triển.

- Nếu chế độ đơn bản vị với vật ngang giá là bạc hoặc vàng và sự xuất hiện của tiền đúc bằng bạc hoặc vàng người ta gọi là chế độ lưu thông tiền đủ giá.



b. Chế độ song bản vị

Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là tiền tệ. Vàng và bạc đều là vật ngang giá, đều thực hiện chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông với quyền lực ngang nhau.

Trong chế độ song bản vị có phân biệt 2 loại bản vị:

- Bản vị song song: là bản vị mà theo đó tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo giá trị thực tế của nó, nhà nước không can thiệp. Từ đó xuất hiện 2 thước đo giá trị và trong 1 nước có 2 hệ thống giá cả: hệ thống giá cả theo vàng và hệ thống giá cả theo bạc. Hai hệ thống này luôn thay đổi.

- Bản vị kép: là song bản vị nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo tỷ giá được nhà nước quy định [tỷ giá pháp định]. Việc quy định tỷ giá nhằm khắc phục những rối loạn của chế độ bản vị song song. Tuy nhiên, chính tỷ giá pháp định lại sinh ra một rối loạn khác trong lưu thông tiền tệ: hiện tượng tiền xấu đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông. Vì vậy, tiền vàng biến khỏi lưu thông và trở thành thước đo giá trị, còn tiền bạc thì tràn đầy trong lưu thông. Đến giai đoạn này, chế độ song bản vị không còn tồn tại nữa mà chuyển sang chế độ bản vị vàng.

c. Chế độ bản vị vàng

Là chế độ tiền tệ điển hình của chủ nghĩa tư bản. Trong chế độ này, 1 lượng vàng nhất định được Nhà nước quy định làm tiêu chuẩn giá cả.

Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm:

- Tiền vàng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà Nhà nước quy định và được thanh toán không hạn chế.

- Tiền giấy được tự do đổi lấy tiền vàng theo giá trị danh nghĩa của tiền giấy nghĩa là đổi ngang giá. Từ đó sức mua của tiền giấy sẽ ổn định, đây là điều kiện quan trọng hàng đầu để ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, mọi người được tự do xuất nhập khẩu vàng.

Với những đặc điểm trên, cho thấy bản vị vàng là chế độ tiền tệ ổn định không những là chế độ tiền tệ quốc gia mà còn là chế độ tiền tệ quốc tế thống nhất.

1.2.2.2. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu

Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu [tiền giấy] là đặc trưng cơ bản của lưu thông tiền tệ trong giai đoạn phát triển sau này của CNTB. Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, tiền giấy đã xuất hiện sớm ở Trung Quốc [TK VII].

Trong thời kỳ phong kiến, tiền giấy ra đời nhằm tạo ra thu nhập do việc in tiền và phát hành tiền cho các Nhà nước phong kiến, ngoài ra do các đế chế cần tập trung kim loại để chế tạo súng, đạn. khí giới…đó cũng là nguyên nhân khiến tiền giấy ra đời.

Đến giai đoạn phát triển của CNTB, lực lượng sản xuất phát triển nhanh nên làm nảy sinh sự khan hiếm tiền kim loại, mặt khác việc sử dụng tiền đúc trong lưu thông cũng có nhiều trở ngại vì nó bị hao mòn, bị biến chất. Và khi hệ thống ngân hàng phát triển thì càng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng.

Vậy nguyên nhân ra đời của tiền dấu hiệu là xuất phát từ những đòi hỏi thực tế về lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ dưới tác động của hệ thống ngân hàng.

Sử dụng tiền dấu hiệu trong chế độ lưu thông tiền tệ có 2 tác dụng lớn:

- Giải quyết được tình trạng thiếu phương tiện trao đổi phát sinh từ chế độ lưu thông tiền kim loại.

- Tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội.

Tóm lại, tiền dấu hiệu là những phương tiện có thể thay thế được cho vàng trong chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.

Có 2 chế độ lưu thông tiền giấy:

- Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán: Đây là loại tiền giấy được chuyển đổi ra vàng 1 cách tự do và không hạn chế số lượng.

- Chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán: Là tiền giấy không chuyển đổi được ra vàng.


1.3. QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ

1.3.1. Tính chất của quy luật


Quy luật lưu thông tiền tệ do K.Marx nghiên cứu và phát hiện, làm nền tảng lý luận trong nghiên cứu tiền tệ ngày nay và trong điều hành chính sách tiền tệ. Theo ông, trong lưu thông, sự vận động của hàng hoá và sự vận động của tiền tệ giữ những vai trò khác nhau hoàn toàn.

Hàng hoá vận động để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội và con người. Sự vận động đó là tương đối bất biến từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng. Còn tiền tệ vận động là để phục vụ cho sự vận động của sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Vì vậy, nó luôn luôn vận động và tồn tại mãi trong lưu thông để phục vụ cho sự luân chuyển của sản phẩm xã hội.

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật kinh tế phổ biến, hoạt động trong bất kỳ một nền kinh tế, xã hội nào nếu ở đó còn tồn tại kinh tế hàng hoá, tồn tại tiền tệ và lưu thông tiền tệ.


Каталог: upLoads -> file -> Giaotrinh
file -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
Giaotrinh -> LỜi giới thiệU


tải về 0.96 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề