Tiểu luận tôi là ai

Những dòng tự sự khá dài của cô bạn Kim Xinh chất chứa đủ mọi cung bậc cảm xúc, vừa khát khao mãnh liệt, vừa e dè sợ sệt. Nhưng cuối cùng, Arena rất mừng vì bạn đã quyết tâm chọn con đường riêng của mình. Chúc bạn thành công và mạnh mẽ tìm được hướng đi phù hợp, nơi bạn sẽ thuộc về.

Thí sinh: Nguyễn Kim Xinh

 Năm sinh: 1994

Tác phẩm: Tôi là ai?

Thể loại: Bài viết

TÔI LÀ AI?

Một câu hỏi trong có vẻ khờ khạo.

Nhưng thật ra, sự trất ẩn nó không hề nhỏ đối với tôi và nhất là đối với giới trẻ cùng lứa tuổi ở hiện tại.

Một con đường đi tìm ước mơ, đam mê và thành công với đam mê ấy.

Và đặc biệt, ước mơ lớn nhất đời mình đó là tự tay thiết kế ngôi nhà, xây dựng ngôi nhà ấy cho Mẹ. Còn gì hạnh phúc hơn nữa chứ.

Ai cũng có ước mơ nhưng có bấy nhiêu người trả lời đúng được ĐAM MÊ của bản thân là gì?

Tôi may mắn thấy được đam mê của mình là hội hoạ ngay từ rất nhỏ. Nhưng dần dần lớn lên lại thấy điều đó là một sự hèn nhát. Hay để tôi kể bạn nghe câu chuyện của đời tôi và cũng để trả lời cho bạn và cho tôi câu hỏi: “Tôi Là Ai?”

Tôi lớn lên ở nông thôn, một nơi nhỏ thôi, một tỉnh lẻ be bé nhưng đó chắc chắn là nơi tôi tìm về khi tôi muốn được yên tĩnh, bình dị và đặc biệt vì nơi ấy tôi gọi là quê hương.

Đồng Tháp, bạn chắc chắn biết và nghe nhiều về nơi nước lũ mỗi năm đều nhắc đến.

Cũng là nơi mà gia đình tôi ở đó. Từ nhỏ, tôi chỉ có Mẹ. Người phụ trách cả hai công việc lẫn trách nhiệm của Mẹ và Ba. Nói thật, tôi chẳng biết gì về Ba tôi vì ông ấy bỏ Mẹ và ba chị em ngay từ lúc tôi vừa ra đời. Không oán trách, không đau lòng và không tủi thân. Vì có một người đã chịu đựng nhiều và đủ lắm rồi thay tôi. Là Mẹ tôi.

Thay vì tôi mơ ước có Ba như bao đứa trẻ khác, tôi muốn bản thân được mạnh mẽ và phải mạnh mẽ để bớt phần nào gánh nặng trên vai Mẹ tôi. Nhưng một đứa con gái, ốm yếu gầy gò có tỏ ra mạnh đến thế nào thì vẫn gọi là phái yếu.

Tôi nhiều ước mơ lắm nhưng đam mê chỉ có một. Chắc cũng vì yếu nhưng nhiều ước mơ nên thành ra có Đam mê là Vẽ.

Suy luận vớ vẩn không các bạn?

Nhưng cuộc đời còn nhiều điều vớ vẩn hơn nhiều các bạn ạ.

Vì đam mê vẽ, có một chút khiếu vẽ và mỗi năm đảm nhiệm đi thi vẽ cho lớp. Mà mãi đến lớp 9 mới đoạt giải nhất. Tranh vẽ thì bạn bè lấy hết và một phần tôi không dám giữ lại quá nhiều vì sợ gia đình thấy. Sung sướng, tự hào không tả nổi mỗi khi thấy tranh mình được yêu thích. Và cũng tiếc nuối, không nỡ những khi đem tranh cho bạn bè. Có giải thưởng cũng chỉ dám khoe bạn bè, chia vui cùng bạn bè Thầy/Cô. Nhà tôi không ai thích tôi vẽ. Hầu như tôi cho ra các tác phẩm của mình đều từ đêm khuya. Nên đôi khi thành thói quen, thành cú đêm cũng từ đó.

Rồi ngưỡng cửa của cuộc đời lại đến như bao người. Thi đại học, chọn trường, chọn ngành. Còn hàng trăm câu hỏi và đều phải làm ngay lúc ấy. Và có lẽ với tôi thì khác đôi chút. Tôi có một bộ hồ sơ dự thi vào trường Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh. Một bộ hồ sơ tôi biết sẽ không bao giờ được gửi đi. Cho dù tôi đã trân trọng và đã gửi hết tâm trí vào nó. Có lẽ, tôi đang cố tỏ ra có trách nhiệm với đam mê của mình, làm một chút gì đó để thể hiện tôi yêu thích và tôi sẽ quyết định đam mê của tôi hay là chọn lựa của gia đình. Thế rồi, tôi chỉ mở tủ và để bộ hồ sơ ấy vào góc tủ.

Tôi sợ, tôi không dám và tôi không đủ dũng cảm cho ước mơ của mình. Hèn nhát và yếu đuối phải không nào?

Sự lựa chọn đôi khi là điều quyết định…!

Lựa chọn lớn nhất đời tôi là đam mê của tôi. Nhưng quyết định thì tôi trao lại cho gia đình. Tôi có lỗi với chính mình và thiếu trách nhiệm với hai từ gọi là Đam Mê.

Yêu da diết, vẽ đủ viễn cảnh về tương lai cho cuộc sống sau này với đam mê.

Nhưng không tự bản thân, không đủ can đảm để đi đến quyết định cho riêng mình.

Bây giờ tôi hối hận lắm các bạn, vì cuộc sống đôi khi bước thêm một bước đã đến đích rồi nhưng tôi lại quay ngược về phía thành công.

Đam mê vẽ, yêu vẽ và mỗi khi đi đâu thấy tranh, thấy ai đó ngồi vẽ là như một thỏi nam châm cực lớn cuốn hút. Mạng xã hội chỉ quan tâm đến nghệ thuật, hiện tại tôi có thể tự do vẽ mà không cần phải giấu gia đình vì được coi là lớn rồi, muốn làm gì thì làm nhưng phải làm đúng…đó là những gì nghe từ gia đình. Buồn cười quá các bạn ạ. Không trách gia đình vì họ không có lỗi. Tôi tự trách bản thân mình thì đúng hơn. Tôi không đủ trưởng thành để quyết định ngay từ lúc tôi phải chọn lựa, tôi đã không để họ thấy tôi đam mê vẽ đến nhường nào và tôi cũng không đủ mạnh mẽ để theo con đường mà tôi luôn ước mơ, luôn hạnh phúc khi cây cọ là sợi dây liên kết giữa tôi với tờ giấy trắng để vẽ nên suy nghĩ, cảm hứng và ĐAM MÊ… cuộc sống thật sự đó là khi tôi được thấy tác phẩm của mình.

Nếu nên nói và trả lời câu hỏi Tôi là ai?

Có lẽ tôi nên trả lời rằng:

Tôi yêu và thương lắm hai từ ĐAM MÊ. Tôi mạnh mẽ và cũng yếu đuối lắm với ĐAM MÊ.

Và tôi, Tôi là người có đam mê nhưng chưa một lần thật sự sống vì nó.

Tôi có lỗi với chính bản thân mình khi quyết định không từ nơi tôi.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe và đọc câu chuyện của tôi.

Hãy một lần lắng nghe bản thân và trả lời với chính mình. Rằng đam mê của bạn là gì? Bạn có can đảm bước ra vùng an toàn để theo đuổi nó ngay từ bây giờ. Cuộc sống như dòng sông, khoảnh khắc như dòng chảy… chỉ một lần thôi các bạn ạ. Không muộn, chẳng bao giờ là muộn khi bạn theo đuổi điều đem lại cho bạn hạnh phúc.

Thành công không phải điều gì quá lớn lao mà bạn nghĩ mình phải đạt được. Thành công là bạn đang sống-hạnh-phúc với đam mê của chính mình. Đừng do dự hay thêm lý do nào nữa cho sự trì hoãn bạn đi đến thành công. Hãy đứng lên và thực hiện nó. Dù nhanh hay chậm, dù sớm hay muộn, dù dễ dàng hay khó khăn thì bạn cũng là người thành công khi sống vì đam mê của mình.

Tôi nhận ra tất cả điều đó khi tôi may mắn được tham gia Ngày hội ARENA PANTONE của Arena Multimedia, thật sự tôi rất may mắn các bạn ạ. Tôi mong mỏi được theo học ở trường Arena Multimedia. Chắc chắn bây giờ ngôi trường là nơi tôi gửi gấm đam mê và tin mình sẽ thành công ở đó.

Khi thấy những gian hàng trình bày qua từng học kì trong trường, Thầy/Cô bạn bè nhiệt huyết với đam mê. Khi ngồi nghe diễn thuyết của các diễn giả. Tôi vừa vui vừa buồn, sâu lắng trong lòng tôi thật sự đang ganh tị với các bạn khi được học ở môi trường năng động và chuyên nghiệp đến vậy. Vui vì tôi có mặt ở đó để hiểu rõ mình còn đam mê thế nào về thiết kế, buồn cũng vì hiểu quá rõ bản thân bấy lâu đã không cố gắng theo đuổi nó. Tôi chợt cay mắt và nghẹn lại khi lắng nghe các bạn nói về ngành học, những ngôn ngữ đầy chất thiết kế mới hiểu rõ. Nếu tôi can đảm quyết định cho mình thì có lẽ bây giờ tôi cũng sẽ được như các bạn ấy rồi.

Nhưng tôi lấy đó làm động lực cho con đường phía trước mà tôi sẽ chọn.

Tôi sẽ làm được, sẽ xây cho Mẹ ngôi nhà do chính tôi thiết kế và bạn cũng làm được thế. Quyết định và đừng từ bỏ điều dẫn bạn đến thành công!

Tôi là Tôi, là người dám theo đuổi đam mê đến cùng.

Cuộc thi CHÚNG TA PHÁ CÁCH: Hãy nói cho cả thế giới biết… BẠN LÀ AI?

Hãy thể hiện bản thân qua bất cứ một sản phẩm nào bằng sáng tạo, sự khéo tay, những kỹ năng trời phú cho riêng bạn. Nó có thể là một bài viết mô tả bản thân, một bức vẽ tự hoạ, một sản phẩm thiết kế, tác phẩm hand-made, bức tượng bằng đất sét, ảnh chụp chân dung bạn, đoạn phim ngắn giới thiệu bản thân… thông qua cuộc thi “CHÚNG TA PHÁ CÁCH” để khẳng định chất riêng và nhận những phần quà vô cùng giá trị.

Mỗi tháng sẽ có 04 Giải Thắng Cuộc cho 4 thể loại khác nhau do BTC lựa chọn & 01 giải Bình Chọn cho tác phẩm có số lượng likes nhiều nhất với những giải thưởng vô cùng hấp dẫn bao gồm:

– Học bổng 15.000.000 VNĐ của Arena Multimedia;

– 1.000.000 VNĐ tiền mặt

– Ba lô Arena đậm chất sáng tạo

► CHI TIẾT CUỘC THI & ĐĂNG KÝ THAM DỰ: www.arena-multimedia.vn/phacach/

Con người vốn mang bản chất ích kỷ. Muốn chiếm hữu và đòi hỏi phần ưu thế cho mình, hầu như đó là bản năng cố hữu của con người, kể từ khi mở mắt chào đời. Tất cả đều vì “cái Tôi”. Suốt đời, chúng ta cứ mưu toan để lo củng cố cho “cái Tôi”  bằng tiền tài, địa vị, kiến thức, sắc đẹp ,v.v… Trên đời có lẽ không có gì gây nên nhiều phiền lụy, đổ vỡ trong giao tế cho bằng “cái Tôi” đầy tính ích kỷ đó, vì ai cũng lo nghĩ đến bản thân của mình trước khi nghĩ đến đồng loại, trừ những bậc đại nhân giác ngộ. Thử cầm một bức ảnh chụp chung với bạn bè trên tay, ai là người mà ta tìm để nhìn trước tiên? Chính là ta chứ không ai khác. Ta luôn xem mình là tâm điểm của mọi tâm điểm, luôn muốn “cái Tôi” của mình được tỏa sáng, dù cái ánh sáng đó có thể che lấp, hoặc thậm chí còn gây đau khổ cho người khác. Điều thảm hại nhất là cái ánh sáng phù phiếm –  mà lắm kẻ luôn huyênh hoang tự mãn đó – nhiều khi lại thứ ánh sáng đi vay mượn. Thường thì đi vay mượn từ kẻ có tiền bạc, thế lực; cao hơn chút nữa thì đi vay mượn từ người có trí tuệ.

Có một câu nói mà ta thường nghe khi một người muốn khẳng định mình với người khác nhằm để gây ấn tượng : “Có biết tôi là ai không?” Đối với người yếu bóng vía thì có thể xem kẻ nói câu đó là loại người có thế lực, có đủ uy quyền để hăm dọa người khác; còn đối với những người sâu sắc có đầu óc khôi hài thì lại xem đó là kẻ mắc  bệnh Alzheimer – căn bệnh gây mất trí nhớ – đến nỗi không còn biết mình là ai. Giống như Âu Dương Phòn trong truyện Kim Dung,  do luyện võ công sai đường nên mất hết trí nhớ, gặp người nào cũng hỏi câu : “Ta là ai?”

  Khi nghe người ta cãi lý, nhất là giữa phái nữ, ta thường xuyên nghe câu này : “Tôi chứ không phải như người khác đâu!”  Ngẫm ra thật khôi hài những cũng thật lý thú. Có nghĩa là ai cũng thấy mình thuộc loại người đặc biệt, luôn vượt trội hơn  tất cả những người còn lại, chứ không thể như bao người khác.

“Cái Tôi” dựng lên muôn ngàn rào chắn che khuất mọi sự cảm thông, và ngăn lấp con đường dẫn đến trí huệ.  Người phương tây thường nói đến “Cái Tôi đáng ghét”. Tôn giáo chân chính nào cũng dùng mọi phương tiện để đưa đến cảnh giới không còn “cái Tôi” đó. Vô ngã! Ta hãy nhớ rằng tình thương yêu cũng như lọ chứa nước. Hễ cái lọ càng chứa ít nước thì nó càng dễ dàng dung nạp được nước từ bên ngoài rót vào. Tình thương yêu cũng vậy. Nước chứa trong bình là quan điểm của ta về “cái Tôi”. Nước từ bên ngoài rót vào là tình yêu người khác dành cho ta, tức khả năng ta dung nạp được người khác. Hễ ta càng ít nghĩ đến bản thân mình, càng ít thấy “cái Tôi” là quan trọng  thì  càng dễ dung nạp người khác, càng được người khác mến yêu. Nếu ta chỉ nghĩ đến mình, chỉ biết có bản thân mình, thì điều đó cũng giống như lọ đã đầy nước, ai còn có thể rót thêm nước vào đó nữa?

Người ta thường dung hình ảnh bong bóng xà phòng bay trong ánh nắng để minh họa. Khi bong bóng đó giữ nguyên trạng thái thì nó chỉ phản chiếu được một mặt trời trong đó. Nhưng nếu nó vỡ ra thành muôn ngàn bong bóng nhỏ thì nó phản chiếu được vô số mặt trời. Chân lý đơn giản là vậy. Nhưng để cho “cái Tôi” đó  “vỡ” ra  như bong bóng là cả một quá trình tu học.

Đặng Chất là người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm Tân Sửu [1661], ông đỗ trạng nguyên và sau đó làm quan được phong tới chức tham tụng [tương đương với tể tướng], kiêm coi cả Bộ Binh và Bộ Hình, khi mất được truy tặng hàm Thiếu bảo. Bình sinh, ông là người hiếu học, luôn nghiêm cẩn tự xét mình và cũng tỏ ra rất thận trọng trong việc xét người. Sách Tang Thương Ngẫu Lục có chép một giai thoại khá độc đáo về ông thời còn là học trò như sau:


Ông Trạng nguyên ở làng Phù Đổng là Đặng Chất; khi chưa đỗ, một mình học ở trong nhà. Một hôm dậy sớm, thấy người đàn bà bên láng giềng phơi cái yếm ở sân. Người ấy đi khỏi thì một người đàn bà khác cùng nhà rút mất. Tối về, hai mụ cãi nhau ầm ĩ, rồi biện xôi gà đem nhau ra thề ở đền Đổng Thiên Vương. Ông tẩn mẩn lấy bút ghi lấy. Sau mấy tháng, người đàn bà ăn trộm vẫn như thường, ông cười mà rằng:

– Quỷ thần mới linh thiêng làm sao!

Nửa đêm, thần đến gõ cửa, bảo:

– Ông Trạng! Ông Trạng! Sau này ông xử sự ở triều đình, sẽ lấy một mạng người đền hai cái yếm phải không?

Ông sợ hãi rợn người, sáng ra đến đền tạ lỗi. Nhưng cũng nhân thế mà từ đó trong lòng lúc nào cũng vui.

[Bản dịch của Trúc Khê, Nxb Hồng Bàng, 2012, tr.153]

Tôi đọc câu chuyện ngắn gọn đó nhiều lần, và lần nào cũng không khỏi giật mình mà thán phục thâm ý của người xưa. Vị thần trong truyện đã có thể đến báo mộng thì hiển nhiên thừa quyền năng bắt người phụ nữ ăn trộm cái yếm kia phải chết, để tỏ rõ uy phong và sự linh ứng. Nhưng thần lại chấp nhận để cho một anh học trò áo vải giễu cợt mình, chỉ vì để cứu một mạng người, dù đó là kẻ gian dối. Người phụ nữ ăn trộm yếm, trong thâm tâm, có thể ngầm cười khẩy vì đã lừa được thần linh, mà không biết rằng bà được tha mạng nhờ lòng bao dung của vị thần mà bà lợi dụng uy linh để bảo đảm cho sự gian dối của mình. Đối với thần Đổng Thiên Vương, danh dự và uy linh đương nhiên phải là chuyện lớn. Nếu thần vật chết người phụ nữ gian dối kia, hẳn sẽ có thêm vô số người phủ phục trước sự linh ứng của thần. Uy linh của thần hẳn sẽ còn tỏa rộng thêm đến khắp nơi. Nhưng thần đã không làm, vì mạng người là điều không thể coi thường, dù đó có thể đó là kẻ chẳng ra gì.
Đến cả thần linh, vì đức khoan dung mà không muốn làm hại một phụ nữ tham lam và chấp nhận bị giễu cợt, dù không một ai hay biết. Còn chúng ta sống trong đời, sao lại thường vì “cái Tôi”, vì chút danh dự hão huyền mà không ngần ngại gây tổn thương đến bao người khác? “Cái Tôi” của ta còn to lớn hơn, còn quan trọng hơn cả uy linh của thần thánh chăng? Câu cuối đọc nghe thật cảm động: “Nhưng cũng nhân thế mà từ đó trong lòng lúc nào cũng vui.” Vui vì ngộ ra được ý nghĩa của lòng vị tha. Quên bớt “cái Tôi” đi để đem phần nào hạnh phúc, niềm vui đến cho người khác. Vị quan nào đã hiểu ra được điều đó chắc chắc là vị quan nhân đức.

Sống trong đời, đôi khi ta phải chịu những nỗi oan khuất mà không sao biện bạch được, vì nói ra có thể làm tổn thương đến bao người khác, mà những người đó có thể đó là người thân. Ta có thể hả hê thỏa mãn khi vạch mặt, chỉ tên “Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư” để biện bạch cho mình. Nhưng rồi được gì sau chút hả hê thỏa mãn đó? Ta có thể được minh oan, danh dự có thể được phục hồi, nhưng rồi để được gì, nếu đàng sau đó có thể là bao nỗi buồn cho người khác? Và nếu như để cho “cái Tôi” lại được khoác thêm một lớp vỏ bọc khô cứng, giết chết mọi sự cảm thông?

Thời bao cấp, tôi phải ăn cơm ở bếp tập thể gần mười năm ròng. Nhiều khi phải ăn toàn cơm nguội, khô cứng. Ban đầu nhai thấy khô xảm khó nuốt, chỉ muốn nhả ra. Nhưng kiên nhẫn nhai một hồi lâu, khi chúng đã nát và hòa tan vào nước bọt thì lại thấy vị ngọt, dễ nuốt hơn. Từ đó, tôi nghiệm ra những nỗi oan vô cớ, cũng như bao nỗi khổ đau trong đời đều giống như thứ cơm nguội khó tiêu kia. Nếu ta có thể ôm lấy những nỗi oan khó bề biện bạch, những nỗi buồn không thể sẻ chia mà lặng lẽ tìm cách chuyển hóa chúng đi, như kiên nhẫn nhai cơm nguội, để người khác được vui thì hẳn ta sẽ thấy tâm bình yên lắm.  

Video liên quan

Chủ Đề